Tỷ lệ nhận thức (Hiể u Biết) của học sinh trung học phổ thông thành phố

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng về rố

3.2.1. Tỷ lệ nhận thức (Hiể u Biết) của học sinh trung học phổ thông thành phố

Nẵng về rối loạn lo âu

3.2.1. Tỷ lệ nhận thức (Hiểu - Biết) của học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng về rối loạn lo âu phố Đà Nẵng về rối loạn lo âu

3.2.1.1. Tỷ lệ Biết về rối loạn lo âu của học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng theo khái niệm, tình huống

Trong câu hỏi đánh giá về nhận thức (Biết) của học sinh đối với khái niệm RLLA, chúng tôi đưa ra 3 khái niệm: a – khái niệm sai, b - khái niệm đúng, c - khái niệm chưa chính xác (có 1 phần đúng, 1 phần sai) về RLLA, học sinh chỉ lựa chọn 1 đáp án mà các em cho là đúng nhất về RLLA. Chúng tôi thu được kết quả nhận biết về khái niệm RLLA của học sinh thể hiện ở biểu đồ 3.5.

Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ nhận thức (Biết) về RLLA theo khái niệm

10,1% 6,2%

83,7%

a. Khái niệm sai b. Khái niêm đúng c. Khái niệm chưa chính xác

Đa số học sinh nhận biết chưa chính xác về RLLA với 83.7%. Tỷ lệ học sinh nhận biết sai về khái niệm RLLA chiếm 10.1%, chỉ có 6.2% học sinh nhận biết đúng về khái niệm RLLA.

Điều này có thể lý giải đa số học sinh ít tiếp cận với các chương trình giáo dục về sức khỏe tâm thần. Các chương trình, chủ đề tâm lý tại các trường được triển khai nhưng ít thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Có thể nhận thấy số lượng học sinh tham gia và có thể ghi nhớ được các chuyên đề là rất ít, điều này được thể hiện trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi (xem mục 3.3.4).

Tỷ lệ nhận biết về RLLA thơng qua tình huống được thể hiện ở biểu đồ 3.6.

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhận thức (mức độ Biết) về RLLA của học sinh THPT theo tình huống

Đa số học sinh đều chọn đáp án b - rối loạn tâm lý với tỷ lệ 50.3%. Có 16.1% học sinh nhận biết tình huống này là RLLA, 15.7% học sinh chọn “căng thẳng tâm lý/ stress”, 4.1% học sinh chọn “trầm cảm”. Chủ yếu các em đều nhận ra rằng với những vấn đề bạn học sinh gặp phải trong tình huống mơ tả có liên quan tới tâm lý, tuy nhiên các em chưa xác định được rõ đó là vấn đề tâm lý gì. Tỷ lệ này cho thấy đa số học sinh còn nhận biết chưa nhiều về RLLA.

3.2.1.2. Tỷ lệ, Mức độ Hiểu Biết của học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng về rối loạn lo âu

Để đánh giá mức độ Hiểu Biết của học sinh THPT về RLLA chúng tôi đánh giá dựa trên tổng hợp ĐTBC về khái niệm và tình huống. Với câu hỏi khảo sát mức độ hiểu về RLLA của học sinh, chúng tôi đưa nội hàm của khái niệm RLLA, các triệu chứng (biểu hiện) của RLLA, nguyên nhân, ảnh hưởng của RLLA tới chất lượng cuộc sống vào bảng câu hỏi với 3 mục: biểu hiện - ngun nhân - ảnh hưởng. Chúng tơi tính ĐTBC của tất cả các tiểu mục. Học sinh có ĐTBC càng cao thì mức độ hiểu của học sinh đó về RLLA càng cao và ngược lại. Chúng tôi thu được ĐTBC về mức độ Hiểu Biết về RLLA của học sinh THPT được thể hiện ở bảng 3.5.

13,8%

50,3% 16,1%

4,1%

15,7% a. Lo lắng quá mức

b. Rối loạn tâm lý c. Rối loạn lo âu d. Trầm cảm

Bảng 3.5. Điểm trung bình chung Hiểu Biết của học sinh THPT Đà Nẵng về RLLA

ĐTBC SD

ĐTBC Biết về RLLA 1.92 0.721

ĐTBC Hiểu về RLLA 17.32 2.264

Bảng 3.6. Mức độ Biết của học sinh THPT về RLLA

Mức độ Biết về RLLA Số lượng Phần trăm

Mức độ Biết về RLLA thấp 127 24.6

Mức độ Biết về RLLA trung bình 299 57.9

Mức độ Biết về RLLA cao 90 17.4

Tổng 516 100

Theo bảng 3.6 chúng tôi thấy rằng đa số học sinh Biết về RLLA ở mức thấp (24.6%) và mức trung bình (57.9%), nhận thức cao chiếm tỷ lệ ít nhất với 17.4%. Tỷ lệ này khá tương đồng với 1 vài nghiên cứu về mức độ Biết về RLLA của học sinh THPT trước đó. Tỉ lệ học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang biết về RLLA ở mức rất ít chiếm 73,5% [11, tr.50,51]. Ngồi ra chúng tơi chưa tìm hiểu thêm được nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu mức độ nhận thức (Biết) về RLLA của học sinh THPT ở nước ta. Đây là một đề tài cần được nghiên cứu sâu hơn nữa. Bởi như chúng ta biết nhận thức ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của một người. Nếu học sinh hiểu biết nhiều hơn về RLLA thì các em sẽ có thể tìm kiếm và lựa chọn được những chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề phù hợp cho tình trạng sức khỏe tâm lý của chính mình một cách tích cực nhất, từ đó giúp phịng ngừa và tránh các rối loạn liên quan tới sức khỏe tâm thần trong đó có RLLA.

Những học sinh có ĐTBC Hiểu < 17.32 được coi là có vấn đề về nhận thức ở mức Hiểu. Chúng tôi thu được kết quả nhận thức hiểu của học sinh THPT thành phố Đà Nẵng theo bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7. Mức độ Hiểu của học sinh THPT về RLLA

Mức độ nhận thức (Hiểu) về RLLA Số lượng Phần trăm Mức độ nhận thức (Hiểu) về RLLA thấp 270 52.3 Mức độ nhận thức (Hiểu) về RLLA trung bình 160 31

Mức độ nhận thức (Hiểu) về RLLA cao 86 16.7

Tổng 516 100

Theo bảng 3.7 chúng tơi nhận thấy có 52.3% (270 học sinh) ở mức nhận thức thấp về RLLA. Mức nhận thức trung bình chiếm 31% và mức nhận thức cao về RLLA chiếm 16.7%.

Như vậy có thể nhận thấy đa số học sinh có mức nhận thức thấp và trung bình về RLLA. Mức độ này phù hợp với những tìm hiểu của chúng tơi vì đa số các em học

sinh chưa tích cực tham gia vào các chương trình giáo dục về sức khỏe tâm thần, các trường học tổ chức những chuyên đề này cũng khá hạn chế. Đây cũng là một điểm mới trong đề tài của chúng tôi, khác biệt với các đề tài nghiên cứu trước đó - đa phần mới chỉ dừng lại ở tỷ lệ, mức độ biết của học sinh về RLLA và dừng ở mức có biết - biết nhiều hay ít về RLLA, chứ chưa có đề tài nào ở Việt Nam đi sâu nghiên cứu về mức độ Hiểu (nhận thức) của học sinh một cách chi tiết, cụ thể như trong nghiên cứu này của chúng tôi.

Tỷ lệ, mức độ Hiểu của học sinh THPT về RLLA tại thành phố Đà Nẵng tương đối ít và cịn ở mức thấp. Đây là một số liệu cho thấy rất cần thiết tăng cường hơn nữa các chương trình giáo dục về sức khỏe tâm thần học đường cho học sinh tại thành phố

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)