7. Cấu trúc của đề tài
3.1. Các nguyên tắc xác lập biện pháp
Cơng tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở thành phố Pleiku nói riêng có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội trong tình hình hiện nay. Muốn thực hiện tốt công tác này điều quan trọng trước hết là thực hiện nhiệm vụ quản lý của các cấp quản lý nhà nước và quản lý giáo dục. Chính vì lẽ đó cơng tác quản lý đóng vai trị then chốt trong thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở thành phố Pleiku. Để đề xuất biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai chúng tôi dựa trên các căn cứ sau:
3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu phát triển Giáo dục Trung học cơ sở
Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, sự cần thiết là phải đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT bao gồm:
Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; CSVC, nguồn lực, điều kiện để đảm bảo nhiệm vụ dạy và học trong toàn hệ thống các cấp học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Mục tiêu giáo dục THCS thành phố Pleiku đến năm 2025 nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển THCS những kết quả của giáo dục; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học , trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- 100% cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ trở lên, trong đó có 30% đạt trình độ trên chuẩn;
80% số trường đạt chuẩn Quốc gia; tiếp tục củng cố, giữ vững phổ cập giáo dục THCS; phối hợp hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi.
Xã hội hóa giáo dục THCS phải góp phần mở rộng mạng lưới các trường lớp, phát triển mạnh mẽ các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện nội dung giáo dục trong chương trình và trong sách giáo khoa, về phương pháp giáo dục với tinh thần lấy học sinh là trung tâm, những nội dung trong cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nhiều nội dung khác.
Nếu chúng ta không quán triệt đầy đủ nguyên tắc này thì tác hại sẽ rất lớn, làm mất đi ý nghĩa, vai trò của Xã hội hóa giáo dục THCS. Đảm bảo tính mục tiêu của GDTHCS sẽ giúp cho cuộc vận động Xã hội hóa giáo dục THCS đi đúng quỹ đạo, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
3.1.2. Bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia Xã hội hóa Giáo dục Giáo dục
Thực hiện công cuộc XHHGD, phải khơi dậy được truyền thống hiếu học, đề cao giá trị học vấn của cha ông và đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia XHH Giáo dục. Đây là động lực chính đảm bảo hoạt động cho mỗi bên.
Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia XHH Giáo dục làm cho cả hai quá trình “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục” được đảm bảo.
Nếu như trường dạy học có chất lượng, đào tạo thế hệ học sinh có trình độ, kỹ thuật, có nhân cách tốt, thương hiệu của trường được khẳng định thì nhất định Hội Cha mẹ học sinh, các đoàn thể, ban ngành sẽ luôn ủng hộ. Ngược lại khi đầu tư cho giáo dục thì các tổ chức phối hợp đều mong muốn hiệu quả giáo dục sẽ đem lại uy tín, lợi ích trước mắt hoặc lâu dài cho mình.
Nhà trường vì lợi ích của người học, nâng cao chất lượng giáo dục mà tiến hành XHHGD, thúc đẩy sự phát triển KTXH địa phương đồng thời nâng cao vị thế của nhà trường.
3.1.3. Bảo đảm sự tự nguyện của mọi người tham gia Xã hội hóa Giáo dục
Khi ngân sách nhà nước cịn hạn chế, thì việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết.
Việc huy động và tiếp nhận các khoản đóng góp của xã hội cho các trường phải quán triệt nguyên tắc tự nguyện giữa hai bên. Nhà trường khơng được coi bất kỳ hình thức đóng góp nào như là một điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không được qui định mức đóng góp cụ thể để ép buộc đối với các đối tượng tham gia đóng góp. Đồng thời, bên đóng góp cũng khơng được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích
kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường. Các trường khi tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích các nguồn thu đã huy động.
3.1.4. Bảo đảm tính pháp lý
Nguyên tắc pháp lý bảo đảm tính cơng khai, minh bạch và chuẩn mực phù hợp các quy tắc xã hội được mọi người công nhận. Trong công tác XHHGD ở các trường THCS, ngoài việc bảo đảm hoạt động theo đúng quy định của Luật Giáo dục, còn phải quan tâm đến, Luật Hành chính (trong tổ chức hoạt động)… và các bộ luật có liên quan.
3.1.5. Bảo đảm tính hệ thống, kế thừa
Luật Giáo dục (2005) đã xác định rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và cơng dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
Nội dung của cơ chế thể hiện ở chỗ: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển giáo dục; Giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng ln giữ vai trị chủ động trong việc phối hợp với các lực lượng xã hội, với gia đình thực hiện phát triển giáo dục về các mặt: qui mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Sự kết hợp ba yếu tố: “Nhà nước - Xã hội - Giáo dục” trong mọi hoạt động của sự nghiệp giáo dục đã được thể chế hóa ở Luật Giáo dục, trở thành một quy định pháp lý mang tính động lực, chỉ đạo hành động “liên kết đồng bộ” ba yếu tố đó, tạo nên tác động tổng hợp cho sự phát triển giáo dục và cho việc giải quyết các mâu thuẫn của giáo dục.
Việc đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp XHH GDTHCS phải đảm bảo
ngun tắc có tính hệ thống nêu trên đồng thời phải kế thừa và phát huy những thành
quả đã đạt được trong XHH GDTHCS trên địa bàn thành phố Pleiku, dựa vào hiện trạng để điều chỉnh việc phát triển sao cho phù hợp với các chiến lược, quy hoạch của tỉnh và kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH ở địa phương.
3.2. Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai