Kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 63)

7. Cấu trúc của đề tài

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các

2.5.1. Kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung

- Nhận thức về công tác XHHGD:

Nhận thức của xã hội nói chung, của lãnh đạo các cấp, các ngành ở địa phương về vai trò của giáo dục và xã hội hố giáo dục đã có những chuyển biến cơ bản, đó là : Giáo dục được coi là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, nhất thiết phải đặt giáo dục lên vị trí quốc sách hàng đầu; muốn phát triển giáo dục phải huy động sự tham gia của toàn xã hội dưới sự tổ chức và quản lý của nhà nước; cùng với trường công lập vẫn tạo điều kiện cho phát triển các loại hình trường ngồi cơng lập.

Hầu hết cán bộ trong tổ chức Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, quần chúng nhân dân, cán bộ QLGD, giáo viên tồn ngành nói chung và THCS nói riêng nhận thức ngày càng đúng đắn về công tác XHHGD, coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện khơng thể thiếu để phát triển có chất lượng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục,

tạo nên sự tồn tại và phát triển giáo dục, tạo động lực thúc đẩy phát triển giáo dục cũng chính là phát triển KT-XH của địa phương.

- Huy động các nguồn lực cho giáo dục:

Trong những năm qua, nhờ công tác XHHGD mà giáo dục THCS thành phố Pleiku tiếp tục ổn định và phát triển rõ rệt. Các lực lượng xã hội, các mạnh thường qn đã nhiệt tình đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường lớp, tăng cường trang thiết bị giáo dục cho nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh con em các gia đình có hồn cảnh khó khăn, khuyến khích khen thưởng học sinh giỏi, phát hiện và bồi dưỡng tài năng, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên.

Hoạt động của Hội CMHS, các tổ chức xã hội khác đã phối hợp chặt chẽ, ngày càng khẳng định được vai trò đắc lực cùng nhà trường phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành và địa phương đề ra.

- Về công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS

Hầu hết Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Pleiku đã thực hiện đầy đủ chức năng của người cán bộ quản lý giáo dục; tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tích cực và chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chủ trì việc liên kết các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, đã biết vận dụng khá linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa bàn khác nhau. Do vậy, chủ trương XHHGD đã dần đi vào cuộc sống và có hiệu quả ngày càng cao.

- Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh:

Hội CMHS thực sự là cầu nối giữa nhà trường và gia đình, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tạo nên mơi trường giáo dục lành mạnh, phịng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

Bên cạnh đó, bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc, Hội cũng đã tích cực vận động, huy động các nguồn lực để tăng cường CSVC, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, ... góp phần làm cho nhà trường càng phát triển mạnh mẽ và chất lượng hơn.

- Xây dựng môi trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh:

Đến nay 100% các trường THCS thành phố Pleiku được kiên cố hóa, các thiết bị trường học được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng đổi mới nội dung và phương pháp cho học sinh. Khuôn viên trường học khang trang, xanh - sạch - đẹp, môi trường giáo dục đảm bảo. Công tác phổ cập giáo dục THCS đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các trường THCS thành phố Pleiku được quan tâm, đảm bảo chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm, đến nay cơ bản cân đối, đạt chuẩn nghề nghiệp, đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Chất lượng giáo dục học sinh tiếp tục được khẳng định trong các nhà trường.., các nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã được hoàn thành tốt. Ý thức trong học tập và thi cử của học sinh có chuyển biến tốt. Phần lớn các em học sinh đã chấp hành tốt nội quy, quy chế của trường, có thái độ tích cực trong học tập và thi cử.

2.5.2. Những hạn chế trong cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở thành phố Pleiku

Bên cạnh những kết quả trên, trong công tác XHHGD, các trường THCS thành phố Pleiku vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể:

- Nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên và nhân dân về XHHGD chưa đầy đủ. Có 65,2% ý kiến đồng ý lợi ích của XHHGD giảm được ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục.

- Chưa thấy hết tầm quan trọng và tính chiến lược lâu dài của công tác này, chưa hiểu XHHGD là một chủ trương đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, chưa thấy hết trách nhiệm cộng đồng, vai trò của tổ chức Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Từ đó, có biểu hiện lúng túng trong việc chỉ đạo, lãnh đạo của vận động XHHGD, làm cho XHHGD không đi vào thực chất hoặc tự phát.

- Vai trò tham mưu của ngành GD&ĐT thành phố Pleiku và của một số trường vẫn còn thiếu chủ động, thiếu chặt chẽ, chưa thực sự có sự phối kết hợp với các cấp, các ngành; một bộ phận cán bộ QLGD năng lực yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng GD&ĐT.

- Việc quản lý sử dụng nguồn tài chính huy động được cịn lỏng lẻo, khơng tn theo nguyên tắc công khai, dân chủ và không nêu rõ hiệu quả cụ thể của từng khoản chi tiêu. Do đó, đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín nhà trường cũng như công tác XHHGD, gây bất bình cho quần chúng nhân dân vì sự tốn kém mà khơng thấy lợi ích của sự nghiệp.

- Chưa có chính sách khuyến khích, động viên tích cực để thu hút, kêu gọi sự đầu tư phát triển giáo dục.

Từ những tồn tại trên, cho thấy công tác triển khai, quán triệt chủ trương XHHGD của Đảng ở một số xã, phường và trường học chưa đầy đủ và sâu sắc. Việc tuyên truyền giáo dục, vận động về XHHGD chưa được đẩy mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu còn nghèo nàn, đơn điệu và thiếu tính sắc bén và chưa có giải pháp phù hợp phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, của nhân dân, gia đình trong việc thực hiện trách nhiệm.

2.5.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác Xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai Xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

* Nguyên nhân của những kết quả đạt được.

- Việc quán triệt và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của địa phương, ngành GD & ĐT thành phố Pleiku đã có những chuyển biến tích cực, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục

nhằm phát triển giáo dục lên tầm cao mới phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT-XH địa phương. Các trường THCS đã nhận thức được vai trị chủ đạo, tham mưu tích cực cho các cấp ủy Đảng và chính quyền, thể hiện đầy đủ tính chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được trong việc tổ chức thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục.

- Đã tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm những việc làm được, chưa làm được trong q trình thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường

THCS trên địa bàn thành phố.

* Nguyên nhân của những hạn chế.

- Ở một số địa phương, việc triển khai, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước của cấp ủy Đảng và chính quyền chưa kịp thời, khơng có chiều sâu.

- Sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh cịn hạn chế; sự ủng hộ của các tổ chức xã hội có lúc, có nơi chưa nhiệt tình, thường xun cịn có hiện tượng phó mặc cho nhà trường; Một bộ phận giáo viên chưa thực sự nỗ lực, cố gắng trong công tác nên hiệu quả thấp, chưa thực sự tạo niềm tin của nhân dân; sự quan tâm của các cấp bộ Đảng, chính quyền chưa thực sự thường xuyên liên tục mà chủ yếu theo từng chủ điểm, hoặc từng thời kỳ trọng điểm nhất định.

- Công tác quản lí xã hội hố giáo dục cịn có bất cập. Quản lý cơng tác xã hội hố giáo dục chủ yếu là sự quản lí, tham mưu của lãnh đạo các trường THCS. Các cấp quản lí nhà nước chưa có chính sách cụ thể kịp thời đáp ứng địi hỏi cơng tác xã hội hoá giáo dục trong từng thời điểm. Chất lượng giáo dục đại trà còn hạn chế và như vậy chưa thực sự thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể chung vai đấu sức cùng ngành giáo dục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết của một số địa phương và một vài trường THCS thiếu thường xuyên.

Tiểu kết Chương 2

Trong những năm qua, tình hình GD&ĐT nói chung, giáo dục THCS nói riêng ở thành phố Pleiku đã có bước phát triển vượt bậc, mạng lưới trường lớp ngày càng hoàn thiện. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được củng cố, phát triển ổn định và bền vững; kỷ cương nề nếp được duy trì.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực sự, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Trình độ đào tạo, tay nghề khá cao, đáp ứng với nhu cầu phát triển giáo dục đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế.

Có thể nhận định là tiềm năng các nguồn lực của các nhà trường, của thành phố là rất lớn. Hiện nay thành phố Pleiku đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai. Để làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội, đòi hỏi các nhà trường cần phát huy nhiều hơn nữa nguồn lực nội sinh trên cơ sở thu hút các nguồn lực ngoại sinh về với nhà trường nhằm thúc đẩy sự phát triển đi lên của nhà trường.

Việc huy động nguồn lực xã hội ở các trường, các bậc học diễn ra chưa đồng đều, và vẫn cịn nhiều bất cập khó khăn. Người chun làm cơng tác XHHGD khơng có, hầu hết cha mẹ học sinh làm tự nguyện, không được trang bị kiến thức nhất định về công tác XHHGD để giới thiệu tuyên truyền. Nhiều cán bộ quản lý và giáo viên khả năng tuyên truyền vận động còn hạn chế. Nhiều người hiểu về XHHGD cịn rất mơ hồ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đồn thể, cịn đùn đẩy, né tránh. Do đó cần tăng cường nhận thức, quan tâm chỉ đạo tồn diện, nhân rộng các điển hình về cơng tác xã hội hóa giáo dục..

Những đơn vị làm tốt việc huy động các nguồn lực và phát huy tốt nguồn nội lực nhà trường nên đã trở thành những điển hình về cơng tác xã hội hóa giáo dục và trở thành điểm sáng của giáo dục của thành phố.

Qua đây, ta thấy cần triển khai thí điểm nhân rộng điển hình, làm tốt cơng tác tun truyền, vận động, xây dựng kế hoạch khoa học, hợp lý, phát huy tích cực các nguồn nội lực và ngoại lực để thúc đẩy sự phát triển giáo dục, của nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận, nghiên cứu nguồn lực xã hội trong và ngồi nhà trường, tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý XHHGD tại các trường THCS, qua tìm hiểu và học hỏi về cách làm XHHGD của một số gương mặt quản lý ở trong và ngồi tỉnh, đồng thời tìm hiểu cách làm XHHGD của một số nước trên thế giới, là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai..

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI

3.1. Các nguyên tắc xác lập biện pháp

Công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở thành phố Pleiku nói riêng có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội trong tình hình hiện nay. Muốn thực hiện tốt công tác này điều quan trọng trước hết là thực hiện nhiệm vụ quản lý của các cấp quản lý nhà nước và quản lý giáo dục. Chính vì lẽ đó cơng tác quản lý đóng vai trị then chốt trong thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở thành phố Pleiku. Để đề xuất biện pháp quản lý xã hội hóa giáo dục Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai chúng tôi dựa trên các căn cứ sau:

3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu phát triển Giáo dục Trung học cơ sở

Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, sự cần thiết là phải đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT bao gồm:

Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; CSVC, nguồn lực, điều kiện để đảm bảo nhiệm vụ dạy và học trong toàn hệ thống các cấp học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Mục tiêu giáo dục THCS thành phố Pleiku đến năm 2025 nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển THCS những kết quả của giáo dục; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học , trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- 100% cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn về chuyên mơn, nghiệp vụ trở lên, trong đó có 30% đạt trình độ trên chuẩn;

80% số trường đạt chuẩn Quốc gia; tiếp tục củng cố, giữ vững phổ cập giáo dục THCS; phối hợp hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi.

Xã hội hóa giáo dục THCS phải góp phần mở rộng mạng lưới các trường lớp, phát triển mạnh mẽ các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)