7. Cấu trúc của đề tài
3.2. Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ
3.2.3. Tổ chức huy động các lực lượng tham gia Xã hội hóa giáo dục
a. Ý nghĩa của biện pháp
Điều quan trọng của công tác XHHGD là huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục THCS, giáo dục trở thành nhiệm vụ của mọi ngành, mọi người. Các lực lượng xã hội đóng góp cơng sức, trí tuệ, tiền của để phát triển giáo dục. Biện pháp quản lý quan trọng là tập trung tìm biện pháp huy động được các lực lượng tham gia giáo dục.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Giáo dục là sự nghiệp của tồn Đảng, tồn dân. Xã hội hố giáo dục là cách làm giáo dục cần thiết và có hiệu quả để giáo dục phát triển ngang tầm với vị trí, vai trị của nó trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Để thuận lợi cho quản lý chúng tơi xếp thành hai nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất là các cơ quan, ban ngành thuộc hệ thống quản lý nhà nước. Nhóm thứ hai là các tổ chức đồn thể, các tầng lớp nhân dân, các cá nhân có quan tâm tới sự phát triển của giáo dục ở thành phố Pleiku.
Ở nội dung huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hố giáo dục vai trị của nhà trường là nòng cốt. Dưới sự chỉ đạo của thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các trường THCS tham mưu xây dựng kế hoạch, nội dung huy động cụ thể.
Với nhóm đối tượng thứ nhất cần quan tâm đến các ban ngành có liên quan trực tiếp đến giáo dục THCS như Y tế, Tài chính, Văn hố thơng tin, Tài nguyên môi trường...
Ngành y tế chăm lo sức khoẻ giáo viên và học sinh, kiểm tra, hỗ trợ xây dựng môi trường theo chuẩn y tế quy định cho trường học. Ngành tài chính, kế hoạch đầu tư
căn cứ nhu cầu của các trường THCS tham mưu cho chính quyền cấp ngân sách, lập các đề án, dự án hỗ trợ giáo dục phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước. Ngành tài nguyên môi trường tham mưu UBND các cấp cấp đất cho các nhà trường theo đúng tiêu chuẩn, cấp đất cho giáo viên có nhu cầu, tạo điều kiện tốt về nơi ăn, chốn ở cho giáo viên để họ yên tâm công tác. Ngành văn hố, thơng tin tun truyền vận động mọi người tham gia công tác XHHGD theo đúng chức năng của mình.
Thuận lợi cơ bản của việc huy động các ban ngành này là với các chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực được phân cơng, thực hiện các chế độ chính sách nhà nước, các cơ quan này có trách nhiệm tạo ra các điều kiện phục vụ cho giáo dục.
Ở nhóm thứ hai cần tập trung vào các đoàn thể xã hội như mặt trận tổ quốc, cơng đồn, đồn thanh niên, các gia đình, các tổ chức xã hội các nhà hảo tâm. Đối tượng đặc biệt quan trọng ở nhóm này chính là cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh đóng vai trị rất lớn vào phát triển sự nghiệp giáo dục. Ngồi việc đóng góp xây dựng và học phí theo quy định cha mẹ học sinh tham gia vào hầu hết các hoạt động giáo dục tại các trường THCS và đóng góp sức người, sức của thúc đẩy giáo dục phát triển. Thông qua hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường tạo nên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình. Gia đình cùng nhà trường xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh. Cần làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của nhà trường trong tồn cấp học để họ có thể đóng góp cơng sức, trí tuệ nhiều hơn nữa tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em mình. Các tổ chức đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm đóng góp cho giáo dục theo khả năng của mình. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức để thực hiện một mảng nhiệm vụ nhất định. Các tổ chức này thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động rất có hiệu quả vì có điều kiện phổ biến tới từng thành viên tổ chức của mình, tới từng người dân. Bản thân mỗi tổ chức đồn thể đó đóng góp cơng sức của mình vào phát triển giáo dục như góp ý cho chương trình, mục tiêu, phương pháp giáo dục, các biện pháp khắc phục khó khăn cho các nhà trường, xây dựng các quỹ khuyến học, khuyến dạy động viên thầy, cô giáo và học sinh trong giảng dạy và học tập. Trong thực tế xác định được đối tượng, thấy rõ vai trò, tác dụng, tiềm năng của từng đối tượng là vấn đề quan trọng nhưng đặc biệt quan trọng hơn là phải biết tổ chức, thu hút sự tham gia của các đối tượng đó vào cơng tác XHHGD một cách có hiệu quả nhất.
Trong công tác xây dựng kế hoạch phải thực sự lôi cuốn các lực lượng xã hội tham gia, đặc biệt với nhóm đối tượng thứ nhất vì như vậy đảm bảo các điều kiện cơ bản cho sự thành cơng của kế hoạch. Phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mình và các điều kiện khách quan khác xây dựng kế hoạch ưu tiên trên hết sự tham gia của nhóm đối tượng thứ nhất nếu khơng sẽ gặp khó khăn trong thực hiện. Nhóm đối tượng thứ hai tham gia xác định rõ các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể để hoàn thành kế hoạch.
Kế hoạch phải có sự phân cơng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, hợp lý cho mỗi tập thể, cá nhân. Sự phân công này được dựa trên cơ sở là chức năng của từng tổ chức, khả năng của từng người, với từng công việc cụ thể để có thể đánh giá, kiểm tra được. Từ đó các ngành, các tổ chức đồn thể phát huy tính chủ động, sức sáng tạo để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Ngành giáo dục phải được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tiếp thu ý kiến, tham mưu chính quyền xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân công nhiệm vụ, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, cần phải xây dựng một cơ chế, chính sách phù hợp, tạo ra động lực cho sự tham gia tích cực, chủ động, tự giác của các lực lượng tham gia.
Ngoài việc tham gia thực hiện các lực lượng xã hội tham gia công tác XHHGD phải vào cuộc và tham gia vào các khâu giám sát, kiểm tra, đánh giá, công khai kết quả thực hiện. Thực hiện được vấn đề này chính là thực hiện dân chủ hoá trong giáo dục và đào tạo. Đại diện các ban ngành, tổ chức, đồn thể trực tiếp tham gia q trình kiểm tra, đánh giá. Các lực lượng xã hội đánh giá việc thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể ở từng thời điểm. Đảm bảo cho tất cả công dân, các tổ chức đoàn thể được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến xây dựng sự nghiệp giáo dục.
3.2.4. Thường xuyên giám sát, chỉ đạo cơng tác xã hội hóa giáo dục
a. Ý nghĩa của biện pháp
Trong quy trình thực hiện các chức năng quản lý, công tác giám sát được thực hiện thường xuyên sẽ góp phần giúp nhà quản lý giáo dục hoặc hiệu trưởng có được những phân tích chính sách tiến độ hoạt động, kết quả tổ chức thực hiện XHHGD.
Giám sát được xem là tai mắt của hoạt động chỉ đạo, thể hiện năng lực, tầm nhìn sâu sát, nắm bắt được sự hoạt động của hoạt động thực tiễn. Công tác chỉ đạo là một trong những bước quan trọng để cụ thể hóa các kế hoạch, phân cơng nhiệm vụ, dự kiến những tình huống có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý...
Giám sát, chỉ đạo công tác XHHGD là hoạt động rất cần thiết, giúp cho nhà trường quản lý nắm bắt được tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tham gia. Hiệu trưởng cần quan tâm sâu sát, chỉ đạo triệt để nhằm tăng hiệu lực quản lý, thu thập thông tin đầy đầy đủ, làm tiền đề để cho việc đánh giá tồn diện về hoạt động này. Vì vậy, đây là một trong những biện pháp quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm tra công tác XHHGD được tốt hơn.
Thực hiện công tác giám sát công tác XHHGD nhằm kịp thời dõi tiến độ, kết quả thực hiện, kịp thời động viên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp. thể hiện rõ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cũng như vai trò tham mưu của BGH nhà trường trong công tác XHHGD.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Các cấp ủy Đảng và chính quyền kịp thời có sự chỉ đạo đồng bộ và nhất quán đối với trong công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn tăng cường giám sát
việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả; nhất là vai trò giám sát của HĐND cấp và xã, phường.
BGH các trường kịp thời tham mưu với lãnh đạo địa phương tiến hành sơ kết, tổng kết công tác XHHGD theo định kỳ. Mặc khác, cần có những hình thức động viên khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào; tổ chức học hỏi kinh nghiệm giữa các trường và các xã, trong cũng như ở các đơn vị bạn.
Theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện, kịp thời động viên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
3.2.5. Kiểm tra, đánh giá cơng tác xã hội hóa giáo dục
a. Ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra là một trong những kỹ năng quản lý cần thiết của người Hiệu trưởng và đó cũng là chức năng quan trọng của công tác quản lý gắn liền với chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo. XHHGD là huy động các nguồn lực của mọi lực lượng xã hội tham gia làm giáo dục một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước.
Vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường sẽ nâng cao trách nhiệm và ý thức tự giác của chính họ, giúp Hiệu trưởng nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin để điều khiển tối ưu mọi hoạt động trong nhà trường. Hiệu trưởng có thể phát hiện kịp thời tính khả thi, tính phù hợp của các quy định quản lý để giúp cho hiệu quả giáo dục tốt hơn.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
* Các nội dung mà các lực lượng xã hội và nhà QLGD cần kiểm tra
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật của Đảng và Nhà nước về XHHGD, điều lệ nhà trường phổ thông và mục tiêu phát triển GD&ĐT của ngành và địa phương;
- Kiểm tra, đánh giá phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong các hoạt động XHHGD trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý công tác XHHGD ở các đoàn thể, tổ chức, các thành viên trong nhà trường.
- Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học;
- Việc huy động các nguồn lực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
* Tổ chức thực hiện
Việc kiểm tra, đánh giá của nhà quản lý giáo dục có tác dụng thúc đẩy, làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề ra, tuy nhiên cần đảm bảo đủ các cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá như: các cấp ban hành đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chuyên ngành hướng dẫn thủ tục, trình tự việc kiểm tra, đánh giá; nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chu đáo, khoa học và khả thi.
Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành đồng bộ theo các hình thức như định kỳ, thường xuyên, đột xuất và theo đúng trình tự, thủ tục quy định; đảm bảo tính khách
quan, cơng bằng và cơng tâm. Khi tổ chức kiểm tra, đánh giá cần thực hiện các yêu cầu như:
+ Xây dựng tiêu chuẩn và kế hoạch kiểm tra
- Với vai trị của mình, người Hiệu trưởng trường THCS phải chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Hội đồng giáo dục xã, phường, Hội CMHS để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.
- Cần xác định nội dung, mục đích kiểm tra, đề ra tiêu chuẩn: Kiểm tra cái gì? Tiêu chuẩn như thế nào ?
- Định ra kế hoạch kiểm tra: Kiểm tra ai ? Kiểm tra như thế nào ? Bắt đầu từ đâu ? Hình thức như thế nào ? Thời gian và địa điểm kiểm tra...
+ Tiến hành kiểm tra: Cần thông báo cho đối tượng kiểm tra biết trước về yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra (Trừ trường hợp kiểm tra đột xuất thì khơng báo trước).
- Công tác phối hợp: Tổ chức phối hợp lực lượng chuyên môn và các lực lượng xã hội tiến hành kiểm tra định kỳ, các nội dung quản lý quy định theo kế hoạch hoặc đột xuất, theo chủ đề về chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học hay tuyển sinh, tài chính, điều kiện dạy học.. .nhằm giám sát, kiểm tra về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, hiệu quả thực hiện XHHGD một cách công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch.
Tóm lại, nhà QLGD trường THCS phải biến hoạt động XHHGD thành những quy định, chuẩn mực một cách khoa học để có thể kiểm tra, đánh giá thường xuyên có quy chuẩn. Đồng thời phải đảm bảo chế độ thông tin báo cáo đầy đủ nhằm giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch cũng như việc đánh giá hoạt động chính xác, khách quan.
3.2.6. Phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trường Trung học cơ sở đối với địa phương
Từ sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VIII, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở ViệtNam. Văn kiện Hội nghị này nêu rõ XHH công tác giáo dục là “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”.
Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21-8-1997 đã xác định khái niệm XHHGD như sau, đó là:
Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;
Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục;
Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngồi ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.
Tuy nhiên, không nên hiểu xã hội hóa giáo dục một cách đơn giản dưới góc độ huy động nguồn vốn đầu tư mà phải mở rộng ra nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Trước hết, là dưới góc độ của người đi học. Xã hội hóa giáo dục ở đây có nghĩa tạo điều kiện để làm sao cho người đi học được tham gia vào việc quản lý của trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy.
Ở một góc độ khác, xã hội hóa giáo dục nhìn từ phía thầy giáo, nhà trường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự do giảng dạy của họ hơn nữa.
Cịn dưới góc độ phụ huynh, xã hội hóa giáo dục là nhằm đảm bảo cho họ quyền tự do lựa chọn nơi học tập cho con em của họ. Có những gia đình giàu có, muốn con em của họ vào học ở những trường tốt hơn thì nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức mở những cơ sở giáo dục tiện nghi, chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu. Nhưng xã hội hóa giáo dục khơng có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu