Đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (pharimexco) (Trang 64)

Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO)

2.3.1Những ưu điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm

Về sự phân cấp quản lý: tại Pharimexco có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đã có sự

phân cấp, phân quyền tương đối ổn và đã xây dựng được cơ chế đánh giá trách nhiệm quản trị thơng qua các phịng ban chức năng, các nhà máy sản xuất. Tại công ty, chức năng và nhiệm vụ của các cấp quản lý được xác định một cách cụ thể, chi tiết, hỗ trợ đắc lực cho Ban giám đốc về chức năng quản lý. Nhà quản lý các bộ phận là những chuyên gia trong lĩnh vực của bộ phận họ quản lý, điều này giúp nhà quản lý cấp cao giảm tại một lượng công việc đáng kể và họ có thể tập trung để lên kế hoạch xây dựng chiến lược, phát triển công ty. Mặc khác, tại Pharimexco, các cán bộ và nhân viên quản lý được đào tạo, bồi dưỡng về các hoạt động quản trị và được tổ chức tuân theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty, đội ngũ quản lý có nhiều năm kinh nghiệm.

Về chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý: Pharimexco đã bước đầu xây dựng được

các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm và thành quả quản lý của các bộ phận chủ yếu như: hệ thống báo cáo so sánh giữa thực tế và kế hoạch của các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận,...Đây là ưu điểm đặt biệt của hệ thống KTTN tại công ty giúp ban giám đốc có cở sở xem xét và đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý.

Về báo cáo đánh giá thành quả quản lý: công ty đã xây dựng được hệ thống báo

cáo riêng của từng trung tâm trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động của tồn cơng ty và các bộ phận khác nhau.

Ngoài những ưu điểm kể trên, hệ thống KTTN được xây dựng tại cơng ty cịn tồn tại một số hạn chế cơ bản dưới đây:

Về sự phân cấp quản lý: cịn mang tính kiêm nhiệm như thành viên của HĐQT kiêm

Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành. Mối quan hệ chưa được phân định rõ ràng này gây khó khăn cho việc xây dựng cơ chế đánh giá thành quả hoạt động của từng bộ phận, từng đối tượng đồng thời cũng tạo ra hạn chế trong việc xây dựng thành công hệ thống báo cáo trách nhiệm.Việc phân chia nhiệm vụ các bộ phận chưa thực sự rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm còn chưa được cụ thể. KTTN vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Kế toán tại Pharimexco vẫn chú trọng nhiều vào việc tổ chức thực hiện kế tốn tài chính, việc áp dụng kế tốn trách nhiệm chưa nhiều.

Về chỉ tiêu đánh giá thành quả: tuy có chỉ tiêu đánh giá tại mỗi phòng ban nhưng

còn chưa đáp ứng được yêu cầu đánh giá trách nhiệm. Ví dụ:

o Tại trung tâm chi phí: chưa phân loại chi phí thành chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được, chưa tách chi phí thành định phí và biến phí dẫn đến chưa đủ cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận theo quan điểm của kế toán quản trị.

o Tại trung tâm doanh thu: chưa có chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu.

o Tại trung tâm lợi nhuận: công ty chưa sử dụng chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và mức chênh lệch của chúng với số dự toán để đánh giá được thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

o Tại trung tâm đầu tư: công ty hưa sử dụng ROI trong việc đánh giá hiệu quả sử

dụng vốn do đó chưa khai thác hết công suất về năng lực của tài sản hiện có và cũng chưa đưa ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hơn nữa, chỉ tiêu RI - chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đầu tư cũng vẫn chưa được sử dụng để nhà quản lý có quyết định sử dụng phương án đề ra hay khơng cũng chưa được đề cập.

Bên cạnh đó, chưa có sự phân tích chênh lệch về lượng, giá biến động trong kỳ hoạt động. Việc phân tích số liệu cịn khá đơn giản,chưa thấy rõ nguyên nhân biến động của doanh thu, chi phí. Ví dụ: doanh thu thực tế - doanh thu kế hoạch >0 là tốt.

Nhưng doanh thu tăng có thể do ảnh hưởng bởi các nhân tố về giá, lượng sản phẩm, kết cấu sản phẩm, do đó cần phải phân tích thêm các nhân tố tạo nên biến động của chỉ tiêu.

Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá thành quả của bộ phận còn khá sơ sài, chưa tận dụng hết vai trò, chức năng của KTTN để đánh giá khả năng quản lý của từng bộ phận.

Về hệ thống báo cáo: Pharimexco đã đánh giá kết quả hoạt động nhưng chưa chú

trọng đến khâu đánh giá trách nhiệm hay thành quả quản lý của các bộ phận, và các thơng tin trong báo cáo kế tốn của từng bộ phận cũng chưa đầy đủ. Ví dụ:

o Báo cáo tại trung tâm chi phí: chưa có sự phân biệt giữa biến phí và định phí,chưa có sự phân tích biến động về lượng và giá biến động trong kỳ đã hoạt động, do đó chưa thể hiện được ngun nhân cụ thể vì sao có sự chênh lệch.

o Báo cáo tại trung tâm doanh thu:chưa có sự phân tích biến động về lượng tiêu thụ và giá bán của từng loại sản phẩm dẫn đến khó xác định được nguyên nhân phát sinh biến động để khắc phục kịp thời.

o Báo cáo tại trung tâm lợi nhuận: chưa thể hiện được sự biến động về yếu tố lượng, giá nên q trình phân tích các ngun nhân chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và dự toán khơng được đánh giá chính xác. Đồng thời, báo cáo lợi nhuận cũng chưa được xây dựng theo dạng số dư đảm phí nên khơng đáp ứng được nhu cầu phân tích của kế toán trách nhiệm

o Báo cáo tại trung tâm đầu tư: còn sơ sài, chưa thể hiện được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như ROI, RI.

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty

Nguyên nhân đối với những hạn chế nêu trên là:

-Do KTTN chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam, vì thế cịn khá mới mẻ đối với nhiều

DN. Pharimexco cũng chưa có sự quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của KTTN, chưa có sự nhận thức đầy đủ về nội dung KTTN. Do đó cơng ty chưa thực sự đầu tư nhiều cho hệ thống kế toán trách nhiệm.

-Tại cơng ty hiện nay vẫn cịn một số cá nhân trong ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân

viên chưa có trình độ tương xứng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của KTTN trong công tác quản lý tại công ty. Sự phân quyền tạo điều kiện cho các bộ phận độc lập trong việc đưa ra các quyết định trong phạm vi cơng việc của mình, trình độ chưa tương xứng nên đơi khi quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác và lệch khỏi mục tiêu chung của tổ chức. Ngồi ra kỹ năng tiếp thu và ứng dụng cơng nghệ thông tin của một số nhân viên chưa cao do đó việc thu thập dữ liệu vẫn chưa kịp thời và cịn thiếu chính xác.

-Tại Pharimexco, cơng nghệ áp dụng cho KTTN chưa được quan tâm. Phần mềm hiện tại

chỉ mới áp dụng tập trung vào kế toán tài chính, các báo cáo phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận vẫn chưa được thiết kế bằng phần mềm ứng dụng nên bộ phận phải lập thủ cơng. Chính vì vậy, thơng tin mà họ cung cấp thường không kịp thời, gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà quản trị.

-Do công tác phân tích, đánh giá thành quả quản lý thuộc về chức năng của phòng

kế tốn tài chính, kế tốn tổng hợp kiêm ln công tác đánh giá trách nhiệm mêm đội ngũ cán bộ thực hiện các công việc liên quan đến KTTN vẫn còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá trách nhiệm của các trung tâm cịn khá đơn giản và thủ cơng, chủ yếu dựa trên các số liệu thực tế và kế hoạch đặt ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương 2, bên cạnh phầngiới thiệu về cơng ty, luận văn cũng đã trình bày về thực trạng cơng tác KTTN tại cơng ty cổ phần dược phẩm Cửu Long.

Nhìn chung, với cách quản lý kinh doanh theo từng nhóm sản phẩm và phân chia các bộ phận phụ trách những sản phẩm riêng biệt, cơng ty hình thành nên các kênh theo dõi cụ thể về doanh thu,chi phí phát sinh.

Tuy có sự phân cấp quản lý nhưng cịn mang tính chất kiêm nhiệm ở một số vị trí quản lý quan trọng. Các báo cáo trách nhiệm được xây dựng cũng khá chi tiết và rõ ràng tuy nhiên DN chỉ lập báo cáo so sánh tình hình thực hiện so với kế hoạch đề ra, nhưng chưa lập được báo cáo dự tốn doanh thu, chi phí ở từng bộ phận

Các chỉ tiêu đánh giá mặc dù được xác định rõ ràng tại các bộ phận quản lý nhưng vẫn cịn sơ sài: doanh thu chi phí, giá thành,… các chỉ tiêu này chưa thể hiện được hết vai trị của kế tốn trách nhiệm, chưa đánh giá được hết khả năng quản lý của từng bộ phận.

Nguyên nhân làm phát sinh hạn chế trên chủ yếu là do chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có sự đầu tư đối với KTTN tại cơng ty. Đồng thời CBCNV tại cơng ty cịn chưa đủ trình độ tiếp thu cơng nghệ thơng tin tương ứng, chưa có kinh nghiệm trong việc ứng dụng KTTN. Tập trung phân tích đánh giá vào bộ phận kế tốn, chưa có phần mềm cho KTTN dẫn đến rủi ro thiếu chính xác trong thơng tin thu thập và báo cáo cho nhà quản trị chưa kịp thời.

Thông qua việc nghiên cứu về thực trang KTTN của Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long tác giả nhận thấy công ty cần xây dựng một hệ thống KTTN hữu hiệu để kiểm sốt chi phí, doanh thu, lợi nhuận một cách hiệu quả đồng thời đánh giá được thành quả và trách nhiệm của các bộ phận một cách khách quan.

CHƯƠNG III: HỒN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐNTRÁCH NHIỆM TẠI CƠNGTY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬULONG

(PHARIMEXCO)

3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO)

3.1.1Phù hợp với mơ hình tổ chức quản lý

Mỗi DN có một mơ hình tổ chức quản lý khác nhau. Việc xây dựng thành công hệ thống KTTN địi hỏi phải có sự phù hợp với mơ hình tổ chức quản lý, với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý cụ thể của bản thân DN để có thể kiểm sốt và đánh giá kết quả sử dụng các nguồn lực của DN tại các đơn vị cụ thể.

Khơng có một hệ thống báo cáo chung cho tất cả các cơng ty vì đặc điểm kinh doanh và nhu cầu nhà quản lý. Do đó hệ thống báo cáo phải thể hiện sự phù hợp với nó để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty tại các trung tâm trách nhiệm hay các bộ phận cụ thể.

Để xây dựng được hệ thống báo cáo hiệu quả, trước hết cần xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp, các biểu mẫu phải được thiết kế thống nhất với nội dung và đảm bảo cung cấp thơng tin thích hợp cho người sử dụng.

Pharimexco là một công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm phục vụ sức khỏe người dân, với quy trình cơng nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến nên cần phải hoàn thiện hệ thống báo cáo đánh giá thành quả quản lý của từng bộ phận để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu cung cấp thông tin đến nhà quản trị. Từ đó nhà quản trị tìm ra được hướng đi thích hợp giúp cơng ty ngày càng phát triển, nhất là trong thời điểm tình hình kinh tế thị trường gặp nhiều rủi ro và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Do đó cần thiết để hồn thiện hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận cho Pharimexco, trước hết phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp và biểu mẫu báo cáo phải được xây dựng thống nhất cả về số lượng và nội dung nhưng phải đảm bảo cho sự phát huy tính năng động, sáng tạo, phù hợp của KTTN cho từng giai đoạn phát triển của Pharimexco. Với chức năng đánh giá kết quả hoạt động của mỗi bộ

phận, hệ thống báo cáo trách nhiệm phải thay đổi nhịp nhàng, thích ứng, hướng các bộ phận đến các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quảsau cùng đã được giao.

3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý

Xây dựng một hệ thống KTTN dù có hồn chỉnh đến đâu cũng sẽ không phát huy hiệu quả khi người vận dụng hệ thống KTTN chưa thực sự ứng dụng vào thực tế đúng cách.

Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng trong tất cả các DN. Để ứng dụng thành cơng mơ hình KTTN thì DN cần có sự nghiên cứu, kĩ lưỡng về năng lực nhân cơng, trình độ ứng dụng tin học, trình độ cơng nghệ,… để có thể căn cứ vào đó mà xây dựng nên một hệ thống KTTN thực sự trở thành cơng cụ kiểm sốt phạm vi trách nhiệm, đánh giá thành quả hoạt động của nhà quản trị trên thực tế chứ khơng cịn là lý thuyết. Để thực hiện được mục tiêu đó, DN cần thực hiện chính sách nguồn nhân lực lâu dài. Văn phòng đại diện của Pharimexco cần tiến hành tổ chức đào tạo, tập huấn, bỗi dưỡng năng lực nhân viên tại các bộ phận, phòng ban đồng hành cùng với từng giai đoạn phát triển, đổi mới của công ty. Việc bố trí, tuyển dụng nhân sự hợp lý tùy theo năng lực, trình độ,…của nhân viên, tạo môi trường tốt nhất để nguồn nhân lực phát triển phù hợp với q trình phát triển của cơng ty.

3.1.3 Phù hợp giữa lợi ích và chi phí

Khi DN tiến hành xây dựng hay hoàn thiện hệ thống KTTN của mình, điều quan tâm hàng đầu của DN là: liệu chi phí họ bỏ ra có mang lại lợi ích như mong muốn hoặc thậm chí vượt trên mong đợi. Đây cũng là “nguyên tắc vàng” cho tất cả các nhà quản lý.

Sự phù hợp giữa lợi ích và chi phí phải được xem xét cả trong ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo rằng hệ thống KTTN được xây dựng vừa thực hiện được chức năng kiểm soát trách nhiệm quản trị của từng bộ phận hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, vừa đảm bảo chi phí bỏ ra là ít nhất nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao nhất.

Nếu mơ hình đơn vị tổ chức phức tạp nhưng hệ thống KTTN lại quá giản đơn sẽ không đánh giá được thành quả quản lý của bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm liên

quan; ngược lại nếu mơ hình đơn vị tổ chức đơn giản mà hệ thống KTTN lại phức tạp thì nó sẽ là ngun nhân cản trở sự đánh giá đối với các cá nhân quản lý, bộ phận quản trị và sẽ làm phát sinh những chi phí khơng cần thiết khi tiến hành phức tạp hóa hệ thống kế tốn trách nhiêm. Do đó, để tổ chức thành cơng hệ thống KTTN tại cơng ty, DN cần xem xét cả về góc độ phù hợp với mơ hình tổ chức, u cầu, trình độ quản lý và sự phù hợp chi phí và lợi ích của cơng ty.

3.1.4 Đảm bảo tính hữu hiệu của kế toán trách nhiệm

Một hệ thống KTTN được xem là hữu hiệu khi nó thực hiện được mục tiêu là kiểm sốt và đánh giá thành quả hoạt động. Tính hữu hiệu ở đây là hệ thống KTTN đảm bảo cho DN, nhà quản trị có được thơng tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động, về việc kiểm sốt tình hình thực thi quyền hạn, trách nhiệm của các nhà quản lý bộ phận và thành quả đóng góp của họ vào thành quả chung của DN. Quan điểm này chỉ ra tiêu chuẩn thẩm định tính khả thi của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống KTTN.

Như vậy, sự hữu hiệu của hệ thống KTTN trong DN là cần thiết và cần được nhận thức một cách đúng đắn. Việc xây dựng hay hoàn thiện hệ thống KTTN tại DN căn cứ theo khuôn mẫu lý thuyết nhưng được DN vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (pharimexco) (Trang 64)

w