Thực trạng điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở các trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 60 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trường MN thành phố

2.3.6. Thực trạng điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở các trường

mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Trong những năm qua, xác định được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, ngành giáo dục thành phố Pleiku luôn quan tâm, tham mưu cho chính quyền, cấp trên tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học và chỉ đạo các nhà trường đặc biệt chú ý quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho lớp tương đối đầy đủ; các Chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được đảm bảo; Việc sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng GV sử dụng, công tác bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên được quan tâm. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho nhà trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì điều kiện bồi dưỡng chun mơn cho GVMN ở các trường mầm non vẫn còn một số hạn chế, đó là: Chất lượng chun mơn của đội ngũ giáo viên trường mầm non còn nhiều hạn chế, một số giáo viên lớn tuổi còn nặng về việc thực hiện chương trình củ chưa chủ động sáng tạo trong việc xây dựng bài dạy, các giáo viên mới do tuổi đời củng như tuổi nghề còn quá trẻ, kinh nghiệm trong giảng dạy còn non, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục mầm non mới. Điều kiện phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số lớp, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học vì vậy nên giáo viên gặp khơng ít khó khăn trong dạy học là điều khơng thể tránh khỏi.

Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: Phải tích cực tạo dựng các điều kiện bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 2. 8: Thực trạng mức độ đảm bảo về các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Số T T Nội Dung Mức độ đảm bảo ĐTB Thứ bậc Rất đảm bảo Đảm bảo ít đảm bảo Khơng đảm bảo

1 Đội ngũ giảng viên 0 87 33 2 2.70 1

2

Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

0 85 32 5 2.65 2

3 Chế độ chính sách 0 85 30 7 2.64 3

Bảng 2.8 tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện của đội ngũ CBQL, GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, về thực trạng mức độ đảm bảo về các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, thông qua 3 nội dung khảo sát đạt điểm trung bình từ 2.64 đến 2.70 đạt mức độ đảm bảo, trong đó nội dung Đội ngũ giảng viên đạt điểm trung bình khảo sát 2.70 xếp thứ nhất đạt mức độ đảm bảo. Nội dung Chế độ chính sách là nội dung có số điểm trung bình thấp nhất với 2.64 điểm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)