Quản lý điều kiện tổchức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 70 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Quản lý điều kiện tổchức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

ở các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

Bảng 2.14: Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Nội dung quản lý

Mức độ hiệu quả Rất

hiệu quả Hiệu quả

Ít hiệu quả Không hiệu quả CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1. Cơ sở vật chất 37,04 45,77 61,11 51,41 1,85 2,82 0 0 2. Chế độ chính sách 22,22 32,39 70,37 61,27 7,41 5,63 0 0,7 3. Sắp xếp thời gian, địa

điểm phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng GV

35,19 41,55 61,11 55,63 3,7 2,82 0 0

4. Việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên

33,33 38,73 59,26 59,15 7,41 2,11 0 0

Đánh giá về hiệu quả công tác quản lý điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, phần lớn CBQL và GV đều đánh giá đạt hiệu quả và rất hiệu quả; cụ thể: về cơ sở vật chất có 98,15% CBQL và 97,18% GV đánh giá từ đạt hiệu quả trở lên, tiếp đến lần lượt là sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng (96,30% CBQL, 97,18% GV); sử dụng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên (92,59% CBQL, 97,88% GV); về thực hiện chế độ chính sách (92,59% CBQL, 93,66%). Số CBQL và GV đánh giá ông tác quản lý điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ít hiệu quả chiếm tỉ lệ nhỏ trông tổng số người khảo sát, đơn cử như công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chun mơn có 7,41% CBQL, 5,63% GV cho rằng ít hiệu quả, tương tự như vậy có 7,41% CBQL, 2,11% GV nói cơng tác quản lý việc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên ít hiệu quả.

Từ kết quả khảo sát, có thể nói rằng trong những năm qua các trường MN trên địa bàn thành phố đã làm tốt công tác quản lý các điều kiện để tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, đặc biệt là cơ sở vật chất và thực hiện chế độ chính sách. Có được những kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các đồn thể cũng như ý thức, đồng thuận và chung tay chăm lo cơ sở vật chất và các điều kiện khác để phục vụ tốt hơn công tác dạy và học của cán bộ, giáo viên; bên cạnh đóa cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non cũng thu được những kết quả khả quan. Những yếu tố đó chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để các trường không ngừng nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

2.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. GVMN ở các trường mầm non thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

Kiểm tra là một chức năng cơ bản, quan trọng của công tác quản lý. Bởi lãnh đạo mà khơng kiêm tra thì coi như là đánh mất vai trò lãnh đạo. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: chức năng phát hiện, chức năng điều chỉnh và chức năng khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người quản lý thu thập được đầy đủ thông tin để đánh giá kết quả triển khai thực hiện công việc và kịp thời uốn nắn, điều chỉnh các hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đề ra. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả của cơng việc trên cơ sở những thông tin thu lại được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuân đã đề và đề xuất, quyết định giải pháp thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh hướng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Kiểm tra, đánh giá Mức độ hiệu quả CBQL GV

1. Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt

động bồi dưỡng chuyên môn 64,81 68,31

2. Quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn 33,33 47,18

3. Phối hợp các lực lượng có liên quan trong kiểm tra, đánh giá 24,07 37,32 4. Tổng kêt đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng

chuyên môn 66,67 63,38

5. Xử lý các GV không đạt yêu cầu sau các bồi dưỡng chuyên

Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV là một yếu tố quan trọng hàng đầu, là cách thức giữ vai trị quyết định giúp cho cơng tác quản lý được thực hiện dễ dàng, chính xác, hiệu quả. Theo kết quả khảo sát ở các trường MN trên đọa bàn thành phố tại biểu 12 cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá việc quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao nhất với 64,81% cán bộ quản lý và 68,31% giáo viên, tương tự là công tác tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng chun mơn (66,67%; 63,38). Điều đó cho thấy, CBQL và GV ở các trường đều có chung nhận định đúng về vai trò, tầm quan trọng của việc đưa ra các quy định về hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cũng như công tác tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng chuyên môn; tuy nhiên, việc quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chun mơn; phối hợp các lực lượng có liên quan trong kiểm tra, đánh giá và xử lý các GV không đạt yêu cầu sau các bồi dưỡng chun mơn thì chưa được cả CBQL lẫn GV đánh giá cao với các tỉ lên lần lượt là: CBQL 33,33%; 24,07%; 16,67%- GV47,18%; 37,32%; 22,54%. Từ kết quả trên cho thấy, trong quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, CBQL các trường chưa làm tốt việc xây dựng các tiêu chí đế kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng chun mơn để có nhận định chính xác hiệu quả của hoạt động này, đồng thời chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng chun mơn gắn với đó là việc xử lý các GV không đạt yêu cầu sau đợt bồi dưỡng chuyên môn không tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường mầm non thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)