7. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai là một chỉnh thể thống nhất. Mỗi biện pháp có mục đích, u cầu riêng và phản ánh từng mặt, từng khía cạnh khác nhau trong quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, tạo nên hiệu quả của hoạt động này. Bên cạnh tính độc lập tương đối của mỗi biện pháp, các biện pháp có mối quan hệ biện chứng có tính đồng bộ tạo thành một hệ thống. Sức mạnh và hiệu quả của mỗi biện pháp được phát huy tối đa khi chúng gắn chặt với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn.
Trong quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non phải thực hiện một cách đồng bộ, mọi biểu hiện coi trọng hoặc xem nhẹ biện pháp nào đó đều làm giảm hiệu quả của từng biện pháp và của cả hệ thống biện pháp. Mỗi một biện pháp chỉ phát huy hiệu quả khi chúng nằm trong hệ thống, được sử dụng một cách đồng thời với những biện pháp khác. Chính vì vậy, để quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai một cách có hiệu quả, cần vận dụng một cách tổng hợp, đồng bộ các biện pháp trong một chỉnh thể thống nhất. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện biện pháp này hoặc biện pháp khác hoặc một nhóm các biện pháp nhưng về cơ bản thì khơng nên chia cắt và thực hiện đơn lẻ các biện pháp, có như vậy quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non mới có chất lượng và hiệu quả.