7. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn, quy tắc nền tảng đòi hỏi chủ thể quản lý phải tuân theo khi tiến hành hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Việc xây dựng các biện pháp quản lý không thể tùy tiện, tự phát hay dựa vào những kinh nghiệm sẵn có mà phải xây dựng dựa trên những luận điểm cơ bản về quản lý giáo dục. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu chương trình được thực hiện theo quy định của Luật giáo dục (2019) đề ra: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Giáo dục mầm non nhằm phát triển tồn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Hướng đến việc phát triển tiềm năng và năng lực tối đa ở trẻ. Nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, địa phương, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.
Bổ sung một số giá trị cần thiết đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những giá trị mang tính tồn cầu như: tự tin, năng lực, sáng tạo, linh hoạt, chia sẻ, nhân ái, hội nhập và bảo vệ mơi trường,…
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải được xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo trường mầm non, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý. Tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa vời thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo trưởng mầm non.Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép tại các cơ sở nhà trường và khắc phục được mặt cịn hạn chế trong cơng tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.
quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý việc bồi dưỡng chun mơn cho GV là điều kiện vơ cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp. Các biện pháp quản lý phải thể hiện và là sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, Sở Giáo dục - Đào tạo, nhà trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường mầm non được đề xuất mới vừa đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp quản lý tồn tại và có ý nghĩa trong thực tế.
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên địi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các biện pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và vơ ích. Do vậy cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trên các phương diện:
- Phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho những người và tổ chức tham gia vào công tác này.
- Phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường mầm non, trực tiếp là cho đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp địi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục, phù hợp với việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non.
Yêu cầu tính khả thi cũng địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý việc bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý.
Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.