Các khái niệm chính của đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Y đức

Theo từ điển Việt Nam, Y đức (hay còn gọi đầy đủ là đạo đức y học, tiếng Anh:

Medical ethics) là một hệ thống các nguyên tắc hay luân lý đạo đức, trong đó áp dụng

các giá trị và các phán quyết dành cho việc thực hành y học. Y đức là một môn học thực tế và là một nhánh của triết học đạo đức. Y đức bao gồm các ứng dụng thực tiễn trong các cơ sở y tế cũng như các công việc liên quan với lịch sử, triết học, thần học và xã hội học. Trọng tâm của y đức hiện đại là sự tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân và các nguyên lý cơ bản của sự thỏa thuận đã được thơng báo trước.

tính của người thấy là nghề Y: Nhân, Minh, Trí, Đức, Thành, Lương, Kiệm, Cần; và 8 điều tội lỗi mà người thầy thuốc cần phải tránh: Tội lười, tội keo kiệt bủn xỉn, tội tham, tội lừa dối, tội bất nhân, tội hẹp hịi, tội thất đức, tội dốt.

Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho yêu nước ở Nam bộ, cũng là một lương y tài đức vẹn toàn. Tư tưởng y đức của Nguyễn Đình Chiểu thật là tồn diện, ơng khun người thầy thuốc cần phải trau dồi cả tài năng và đức độ trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình và tự ông, ông cũng làm như vậy:

Xưa rằng: thầy thuốc học thơng Thể theo trời đất một lịng hiếu sinh Giúp người chẳng vị tiếng danh

Chẳng màng danh lợi, chẳng ganh ghẻ tài Biết không, không biết, mặc ai

Chuyên nghề làm phải chẳng nài thiệt hơn.

Thiền sư Tuệ Tĩnh được mệnh danh là ông tổ của nghề thuốc Nam, để lại nhiều đóng góp lớn cho nền y học cổ truyền. Đối với Tuệ Tĩnh, ông không chỉ học y, hành y, không chỉ đơn giản là cứu người mà còn tổ chức, viết sách để lưu truyền những bài thuốc nam đến với nhân dân. Ông dạy nhân dân cách trồng thuốc chữa bệnh cho đến chăm sóc sức khỏe, phịng tránh bệnh tật. Quan điểm hành nghề, nguyên tắc điều trị của ơng khơng chỉ xuất phát từ lý tính mà cịn có sự kết hợp giữa y đức, lịng yêu nước thương dân. Ông ln lo lắng con dân phải chết vì bệnh tật. Do vậy, ơng ln cố gắng, dày cơng kiếm tìm những cây thuốc quanh mình để đưa vào chữa bệnh. Ngồi ra, ơng còn kết hợp sử dụng các phương pháp như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt với chủ trương: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.

Theo từ điển tiếng Anh, Y đức là một nhánh ứng dụng của đạo đức phân tích việc thực hành y học lâm sàng và nghiên cứu khoa học liên quan. Y đức dựa trên một tập hợp các giá trị mà các chuyên gia có thể tham khảo trong trường hợp có bất kỳ sự nhầm lẫn hoặc xung đột nào. Những giá trị này bao gồm sự tôn trọng quyền tự chủ , khơng nam quyền, lợi ích và cơng lý.

Hypocrate, một thầy thuốc người Hy Lạp, được thừa nhận là ông tổ của ngành y. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp. Trong đó có những ý tưởng là nền tảng của y đức ngày nay như:

- Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đốn của tơi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

- Dù vào bất cứ nhà nào, tơi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Như vậy,theo tác giả, y đức là tập hợp các tiêu chuẩn được làm, không được làm cũng như không nên làm mà mỗi quốc gia, tùy theo xuất phát điểm văn hóa, lịch sử…

khác nhau của mình quy định cho những người hành nghề y phải tuân thủ khi tiếp xúc với bệnh nhân.

1.2.2. Giáo dục y đức

Trong từ điển tiếng Anh, khái niệm giáo dục - “education”, có nghĩa là ni dưỡng, nuôi dạy hoặc dẫn con người vượt ra khỏi hiện tại để vươn tới hoàn thiện, tốt lành và hạnh phúc hơn. Theo Từ điển Giáo dục học thì giáo dục “là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội” [9]

Giáo dục có vai trị quan trọng đối với sự phát triển, hoàn thiện của mỗi cá nhân. Hoạt động giáo dục của loài người tập trung vào bốn mặt cơ bản là giáo dục đạo đức (đức dục), giáo dục trí tuệ (trí dục), giáo dục thể chất (thể dục) và giáo dục thẩm mĩ (mĩ dục), trong đó giáo dục đạo đức ln được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân nhận biết các giá trị đạo đức xã hội, biết tôn trọng và hành động theo lẽ phải, có thói quen tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi sao cho phù hợp với lợi ích của bản thân, của người khác và của cộng đồng.

Như vậy, xét về bản chất thì giáo dục đạo đức là quá trình tác động của nhà giáo

dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi đạo đức phù hợp với các giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, không phải tự nhiên mà có. Y đức phải là kết quả của sự giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân theo các chuẩn mực, quy tắc trong đời sống xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc có liên quan đến nghề nghiệp của mình.

Như vậy, theo tác giả, giáo dục y đức là tác động có mục đích, có hệ thống của chủ thể giáo dục đến người thầy thuốc thông qua những hình thức, phương pháp giáo dục nhất định nhằm hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi đạo đức nghề y phù hợp với các giá trị, chuẩn mực y đức của xã hội đảm bảo cho họ hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

1.2.3. Khái niệm hoạt động giáo dục y đức

Là các hoạt động giáo dục y đức cho SV trường y, với sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của người quản lý hoạt động giáo dục y đức tới các lực lượng giáo dục y đức cho SV và các điều kiện hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động giáo dục y đức của nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra.

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục y đức

1.2.4.1. Quản lý

điểm chính:

Frederick W.Taylor (1856 – 1915) cho rằng: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

Henry Fayol (1841-1925) là người đưa ra thuyết quản lý ở Pháp, định nghĩa: “Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.

Trong tác phẩm: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” tác giả Harold Kontz viết “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.

Theo tác giả Trần Kiểm, “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.” [15]

Khái quát hơn, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: “Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức” . [5]

Những quan niệm trên có khác nhau, song có thể khái quát:

Quản lý (một tổ chức/ hệ thống) là tổ hợp các tác động chun biệt, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm phát huy tiềm năng của các yếu tố, các mối quan hệ chức năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội của tổ chức/ hệ thống… nhằm đảm bảo cho tổ chức, hệ thống vận hành (hoạt động) tốt, đạt được các mục tiêu đã đặt ra với chất lượng và hiệu quả tối ưu trong các điều kiện biến động của môi trường.

1.2.4.2. Quản lý hoạt động giáo dục y đức

Từ các khái niệm quản lý hoạt động giáo dục y đức thành phần trên, theo tác giả, quản lý hoạt động giáo dục y đức là q trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý tới các thành tố tham gia vào hoạt động giáo dục y đức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục y đức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế bình dương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)