9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho sinh viên
nhà trường, gia đình và xã hội
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn mực y đức ở SV.
Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đảm bảo sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình phát triển nhân cách, tránh mâu thuẫn, tránh sự tách rời, gây nên tình trạng nghi ngờ, vơ hiệu hố lẫn nhau, gây dao động, hoang mang đối với cá nhân trong việc tiếp thu, lựa chọn các giá trị y đức tốt đẹp.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Gia đình có ưu thế đối với việc hình thành chuẩn mực về đạo đức trong quan hệ ứng xử, định hướng nghề nghiệp, … nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện…
Các đoàn thể xã hội giúp SV kiểm nghiệm những điều đã học được trong nhà trường với thực tiễn trong đời sống xã hội, mở rộng kiến thức thực tế làm cho kiến thức SV phong phú và đa dạng hơn.
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và lực lượng giáo dục trong xã hội sẽ thống nhất được mục tiêu, kế hoạch giáo dục, chăm sóc SV của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh, cơ sở sản xuất, với các đoàn thể, các cơ quan văn hố giáo dục ngồi nhà trường.
3.2.4.3. Cách tiến hành biện pháp
Nhà trường cần tuyên truyền, phối hợp một cách có hiệu quả trong giáo dục tồn diện cho SV, đặc biệt là giáo dục đạo đức nhân cách cho SV từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng những hình thức phù hợp, hấp dẫn thơng qua dạy chuyên đề, diễn tiểu phẩm.
Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi công khai để tạo sự đồng thuận, sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường-gia đình và xã hội. Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho SV, cha mẹ, các thành viên lớn tuổi trong gia đình phải là tấm gương về đời sống đạo
đức để con cái học tập và noi theo. Cha mẹ cần xây dựng gia đình thực sự là một tổ ấm hạnh phúc, để gia đình trở thành mơi trường tốt cho sự phát triển nhân cách của các thành viên.
Nhà trường thường xuyên bàn bạc, trao đổi với cha mẹ SV trường khi đề ra các chủ trương giáo dục SV có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của SV, gia đình SV để được Ban đại diện cha mẹ SV đóng góp ý kiến; đồng thời báo cáo kết quả đạt được trong các hoạt động của nhà trường để cha mẹ SV hiểu rõ.
Xây dựng mơi trường sư phạm lành mạnh: Quản lý q trình phối hợp phải tạo ra cho được môi trường giáo dục lành mạnh, mang tính giáo dục tích cực, thống nhất cùng tác động đối với SV để hình thành nhân cách tốt đẹp. Do đó phải kết hợp các lượng lực xã hội của địa phương để cùng phối hợp để quản lý sinh hoạt của SV, tổ chức các hoạt động giáo dục lành mạnh, tạo ảnh hưởng tích cực của mơi trường trong công tác giáo dục.
Ngày nay nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển, hợp tác kinh tế và mở rộng giao lưu văn hoá các nước theo hướng đa phương. Nhưng ngược lại nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội đáng lo ngại (bạo lực học đường, ma túy, cờ bạc, mê gameonline...) đã và đang xâm nhập vào trường học tạo ra mơi trường khơng tốt, địi hỏi các nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội cùng nhau phối hợp để có biện pháp hạn chế, ngăn chặn kịp thời.
Cần phải tạo ra môi trường hoạt động và giao lưu lành mạnh mang tính giáo dục thống nhất cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động phong trào như xây dựng đời sống văn hố ở cơ sở, thơng qua các nội dung hoạt động các ban phòng chống tệ nạn xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động định hướng nghề nghiệp, hoạt động của các đồn thể chính trị xã hội, nội dung tun truyền, giáo dục của các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng …
Nhà trường cần hỗ trợ cho phụ huynh: Nhà trường hỗ trợ cho phụ huynh trong việc giáo dục, giúp nắm được phương pháp và nội dung giáo dục trong gia đình, nắm được tri thức về chính sách giáo dục, từ đó họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm hơn của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.
Mặt khác các bậc phụ huynh có trách nhiệm chủ động hợp tác trở lại với nhà trường trong việc tổ chức phối hợp giáo dục, hiểu rõ nhiệm vụ của mình, tránh tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và tư tưởng khoán trắng cho nhà trường.
Huy động, khai thác nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục khơng đơn giản chỉ là sự đóng góp tài chính của các gia đình, địa phương cần phải có một quy hoạch khai thác, tính tốn giữa khả năng nguồn lực và mức độ cần đầu tư cho trường Cao đẳng Y tế trong một tổng thể chung của sự phát triển kinh tế-xã hội và phát triển giáo dục ở phạm vi địa phương, đồng thời phải có một cơ chế chính sách cụ thể về huy động và sử dụng nguồn lực.
Cần tham mưu với UBND tỉnh/thành phố, phối hợp các ban ngành có liên quan điều chỉnh mức chi ngân sách cho nhà trường, đảm bảo sự bình đẳng như các bậc học khác, đồng thời tăng tỷ lệ chi đầu tư cho cơ sở vật chất...
3.2.4.4. Các điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cần tích cực, chủ động trong việc thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn. Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh: Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền xóa bỏ và kiểm sốt các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở các khu vực trường đóng và nơi cộng đồng SV sinh sống. Đảm bảo đầy đủ về kinh phí hoạt động cũng như cơ sở vật chất cho các hoạt động, như họp giao ban, tổ chức hội thảo, tọa đàm… Luôn luôn phải đảm bảo được tính thường xuyên, liên tục và kịp thời giữa các tổ chức, các lực lượng có liên quan, nhằm nắm bắt kịp thời để uốn nắn và giáo dục SV.