Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau (Trang 41)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.4. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổ iở trường mẫu giáo

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi

1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ

- Kế hoạch là khâu đầu tiên của chức năng quản lý, việc lập kế hoạch nhằm xác định và hình thành mục tiêu đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ, xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển ngơn ngữ. Từ đó, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động đạt kết quả tốt.

- Kế hoạch là nội dung cơ bản của quá trình quản lý, vì thế giai đoạn này có vai trị rất to lớn. Để làm được điều đó, người quản lý cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Hoạch định kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cần đạt.

+ Lựa chọn các biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của của huyện, của địa phương, của từng trường và từng đối tượng trẻ nhỏ ở nhưng độ tuổi.

+ Xây dựng kế hoạch trong năm học (Kế hoạch năm học đã được cụ thể hóa thành kế hoạch học kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, lên chi tiết cho từng ngày trong tuần). Khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể hóa trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra để có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng loại họat động như: Hoạt động phát triển khả năng nghe và nói; hoạt động kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Trị chơi đóng kịch; Kể chuyện sáng tạo; Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết.

Các nội dung phát triển ngôn ngữ được xây dựng dựa trên đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo chuẩn phát triển trẻ em 5-6 tuổi.

Như vậy, có thể hiểu, chức năng kế hoạch hố là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào cơng tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ

Tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình hành động phát triển ngơn ngữ là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm chuyển hoá những mục đích, mục tiêu phát triển ngơn ngữ thành hiện thực. Dựa trên mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh được liên kết thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày một tốt hơn. Phương pháp làm việc của CBQL có ý nghĩa quyết định cho việc thành bại của kế hoạch quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp các hoạt động theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

1.4.2.3. Chỉ đạo việc triển khai nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ

Đây là chức năng thứ ba trong q trình quản lí, nó có vai trị cùng với chức năng tổ chức để thực hiện các mục tiêu. Chức năng này được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động trong tổ chức thực hiện nội dung chương trình nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả.

Thực chất của việc chỉ đạo triển khai là quá trình tác động của người hiệu trưởng trường mẫu giáo tới hoạt động của nhà trường và tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nhằm biến những yêu cầu chung của hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi cán bộ cơng chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả

năng để làm việc. Do vậy việc Chỉ đạo triển khai là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý họat động phát triển nhằm nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Chỉ đạo và hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn tổ mẫu giáo và giáo viên triển khai các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Thường xuyên đôn đốc, động viên khuyến khích tổ trưởng chun mơn tổ mẫu giáo và giáo viên đứng lớp thực hiện tốt các nhiệm vụ.

- Giám sát, yêu cầu tổ trưởng chuyên môn, giáo viên điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. - Quán triệt tinh thần, động viên và hổ trợ kịp thời nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ

- Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Việc kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâu không thể thiếu trong quản lý. Kiểm tra là để quản lý và muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra. Thơng qua kiểm tra, cán bộ QLGD đánh giá được thành tựu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp và đúng hướng.

- Theo kinh nghiệm quản lý của tác giả công tác kiểm tra đánh giá nên thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình quản lý gồm:

+ TRƯỚC: Khâu chuẩn bị cũng cần phải kiểm tra chặt chẽ đễ có thể thêm bớt điều

chỉnh kịp thời trước khi hành động.

+ TRONG: Trong khi thực hiện cũng nên kiểm tra đánh giá kịp thời để có thể điều

hành, điều chỉnh những sai lệch trước khi quá muộn.

+ SAU: Là quá trình kiểm tra cuối cùng nhằm rút kinh nghiệm cho hoạt động tiếp

theo hay mục tiêu trong thời gian tới. Nếu đến đây ta mới kiểm tra đánh giá thì quá muộn cho một chu trình quản lý đã qua, chính vì vậy việc kiểm tra TRƯỚC khi thực hiện và TRONG khi thực hiện mang lại yếu tố thành công cao hơn trong hoạt động.

- Nội dung kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

+ Đánh giá thực trạng, sự chuẩn bị đến đâu, xác định xem mục tiêu ban đầu có khả thi khơng và tồn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.

+ Phát hiện những sai lệch trong kế hoạch, trong và sau quá trình thực hiện.

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5–6 tuổi

- Người quản lý cần phát huy vai trò chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên và tổ chức toạ đàm về đổi mới phương pháp PTNN. Khơng có phương pháp nào hay nhất mà tuỳ vào tình hình thực trạng của mổi lớp, tuỳ theo tâm sinh lý, cơ địa phát triển của của từng bé mà chúng ta lựa chọn những phương pháp giáo dục PTNN thích hợp cho từng lớp và từng bé.

- Người quản lý phải luôn đi đầu ủng hộ việc đa dạng hố các hình thức PTNN. Trong giai đoạn này giai trị chỉ đạo là vơ cùng cần thiết vì nó đáp ứng một cách kịp thời cho sự phát triển tâm lý tự tin tiếp nhận thử nghiệm và phát triển những phương pháp mới nhằm phát triển năng lực sáng của giảng viên.

- Ngồi ra với vai trị người quản lý phải thường xuyên trao đổi và Phổ biến kinh nghiệm dạy học của giáo viên giỏi, chỉ đạo trao đổi kinh nghiệm soạn giáo án, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học. nhằm giúp cho giáo viên đứng lớp hình thành tư duy năng lực cũng như vững vàng về tư duy và chuyên môn trong giảng dạy.

- Người quản lý phải quan tâm đến công tác chỉ đạo tổ chức hội giảng, lựa chọn các chủ đề thiết thực với tình hình cụ thể của nhà trường. nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có mơi trường giao lưu học hỏi rèn luyện kinh nghiệm và kiến thức trong giảng dạy.

1.4.4. Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng phục vụ phát triển ngôn ngữ trẻ 5 – 6 tuổi 5 – 6 tuổi

Chính sách đầu tư của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo là vấn đề ưu tiên qn triệt hàng đầu của người quản lý vì có tiếp thu đúng và đủ chủ trương thì mới có thể triển khai áp dụng tốt được cho trường mình được.

Chủ trương XHH-GD, dân chủ hoá nhà trường đây là một trong những đề tài nóng và cịn nhạy cảm. Người quản lý q nhiệt tình đơi khi sử dụng những biện pháp xã hội hoá vượt quá khả năng cho phép của nhà trường lại trở thành sai phạm. Ngược lại không tận dụng tốt nguồn XHH-GD thì lại là một điều thiệt thịi cho trường mình tổ chức mình. Điều chính yếu của các hoạt động này là công khai, minh bạch và đúng phạm vi cho phép thì mới có thể làm tốt khâu XHH-GD.

Chế độ chính sách cho giáo viên, ngồi những qui định cốt lõi phải có về lương thưởng thì người lãnh đạo, quản lý nhà trường cần có những chính sách giải pháp nhằm kịp thời khích lệ động viên cho những giáo viên có những hồn cảnh khó khăn. Có những chính sách khích lệ động viên và ghi nhận đóng góp của những giáo viên làm tốt công việc và đặc biệt là giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi.

CSVC kỹ thuật nhằm phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học của trường. Riêng khâu PTNN cán bộ phụ trách CSVC nên ưu tiên bảo quản và nghiên cứu phát triển những sáng kiến kinh nghiệm nhằm tạo ra nhiều hơn những phương tiện giúp ích trong q trình PTNN cho trẻ.

Cán bộ quản lý nên Cập nhật mới những phương pháp PTNN mới nhằm đa dạng những phương pháp, triển khai huấn luyện nhằm giúp cho giáo viên lựa chọn đối tượng và phương pháp phát triển ngôn ngữ hợp lý phù hợp với từng trẻ.

Đổi mới công tác quản lý cũng là điều cần thiết, cần phải có những chính sách ưu tiên cho các giáo viên làm công tác PTNN cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo.

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5 – 6 tuổi

CBQL cần xây dựng kế hoạch KT-ĐG hoạt động một cách có lộ trình và có qui định thời gian một cách nhiêm ngặt, khách quan thì mới có được sự đồng thuận ủng hộ của đội ngủ GV làm công tác PTNN của nhà trường. Phân công những giáo viên kiêm nhiệm vừa giảng dạy vừa thực hiện kế hoạch KT-ĐG hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi.

Ngoài ra việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch KT-ĐG hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi và vô cùng cần thiết. Có khâu kiểm tra đánh giá chặt chẽ sẽ ghi nhận được những đóng góp tích cực của giáo viên tạo cho họ có một lịng tin cố gắng sẽ được ghi nhận.

Khâu KT-ĐG để minh bạch công khai thì Việc phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Người quản lý cần xây dựng môi tường thúc đẩy, khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi.

Việc tổ chức lưu trữ kết quả KT-ĐG hoạt động cũng cần được quan tâm xử lý và phải có một qui trình minh bạch và công khai nhằm đãm bảo sự khách quan và chính xác trong q trình kiểm tra đánh giá hoạt động PTNN trẻ 5-6 tuổi.

1.4.6. Quản lý điều kiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5 – 6 tuổi

Người quản lý cần có những chỉ đạo những chia sẽ kinh nghiệm nhằm tổ chức xây dựng mơi trường ngơn ngữ, Khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt chước và được nói.

Tổ chức quản lý trang thiết bị đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu dạy học của các nhóm lớp. Các trang thiết bị dạy học phát triển ngôn ngữ rất cần thiết để thiết kế và tạo ra chúng cũng tốn một q trình, tiền của và cơng sức chính vì vậy cần phải lên những phương án dọn dẹp bảo quản nhằm tái sử dụng trong những hoạt động tiếp theo.

Trong vai trò quản lý cần xây dựng những phương án phối hợp với giáo viên để tạo môi trường học tiếng Việt phong phú phù hợp với các điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội vùng miền nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của trẻ.

1.5. Đánh giá chung

Qua q trình cơng tác thực tế với hơn 5 năm tai địa phương và và sự tìm hiểu, tác giả có cái nhìn tiên đốn ban đầu về những ư điểm và tồn tại như sau:

- Ưu điểm: Các trường mẫu giáo trong huyện Phú Tân phần lớn quán triệt được

tầm quan trong của việc phát triển ngôn ngữ trẻ 5-6 tuổi.

Cán bộ quản lý trong nhà trường phần lớn đều có ý thức thực hiện việc kiểm tra đánh giá sự PTNN cho trẻ mẫu giáo. Giáo viên luôn coi việc PTNN cho trẻ từ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo là nhiệm vụ song hành với việc phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Hiệu trưởng các trường đã nhận thức đúng về các khái niệm, ý nghĩa tầm quan trọng của nội dung quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ trong trường giáo. Vì trẻ phát triển tốt được ngơn ngữ thì mới có thể kéo theo phát triển tốt văn thê mỹ trong cụộc sống.

- Tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trong việc nắm rõ mục tiêu, nội dung, phương

pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục là: + Một số trường mẫu giáo chưa đáp ứng mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Bởi đa số mục tiêu đặt ra cho có, đơi khi mục tiêu q cao thì khó thực hiện được, Đơi khi do hồn cảnh tự nhiên hay do cơ sở vật chất chưa đầy đủ hoặc đã xuống cấp nên tình trạng hiện tại khơng thể đáp ứng được so với mục tiêu đặt ra.

+ Đối với quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngơn ngữ: Cơ sở vật chất cịn hạn chế và còn nhiều thiếu hụt, phương tiện dạy học đang cịn những bất cập, hạn chế; cơng tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chưa chặt chẽ, thiếu ổn định.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận QL hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo. Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài; phân tích cơ sở lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mẫu giáo. Đồng thời chỉ rõ chức năng, các vấn đề về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ…

Các vấn đề đã trình bày chỉ là tri thức lý luận, còn việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mẫu giáo cần phải nghiên cứu về thực trạng giáo dục đào tạo.

Các cơ sở lý luận tác giả nghiên cứu, tham khảo và chuẩn bị nhằm làm nền tảng cho cơng việc phân tích thực trạng ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU 2.1 Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát để nắm được thực trạng việc quản lý hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi, chuẩn bị tốt khi vào lớp 1.

Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ, từ đó rút ra được những mặt mạnh, những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ. Đó cũng là cơ sở để khuyến nghị, đề nghị, đề xuất các biện pháp,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)