8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần
2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Phú Tân, Tỉnh Cà Mau
Mau
2.2.1. Tình hình Kinh tế-Xã hội
Từ năm 2004 huyện Phú Tân trở thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cà Mau đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong 17 năm qua, huyện đã liên tục thay đổi gương mặt của mình. Từ đột phá về kinh tế, đổi thay bộ mặt đô thị. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua huyện đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân hàng năm tăng 12,94%. Trong đó, lĩnh vực ngư – nông- lâm nghiệp tăng 8,62%; công nghiệp – xây dựng tăng 14,09%; thương mại – xây dựng tăng 16,37%; dịch vụ 32,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 49 triệu đồng, tăng 1,7 lần. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã đẩy nhanh tốc độ phát triển toàn diện, huyện đã được chỉnh trang sạch đẹp, cơ sở hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, nhiều khu vực chợ trên địa bàn huyện được chỉnh trang mở rộng. Kết hợp với mở rộng khu dân cư mua bán tập trung rộng khắp trên địa bàn, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc trao đổi, giao thương hàng hóa, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân.
thông các loại. Công tác dịch vụ quy hoạch đã từng bước đi vào nền nếp, quản lý xây dựng được thực hiện nghiêm túc; kiên quyết xử lý các vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép, …Đã nâng cao được hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này và không xảy ra các “điểm nóng” phức tạp đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện.
Phú Tân là một huyện ven biển, nằm ở phía tây bán đảo Cà Mau, huyện có diện tích tự nhiên là 461,87 km; dân số là 108,812 người. Phía Bắc giáp với huyện Trần Văn Thời, phía đơng giáp với huyện Cái Nước, phía nam giáp với huyện Năm Căn, phía tây giáp với vịnh Thái Lan. Với hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời, là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của tỉnh, tập trung đơng dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, quận Phú Tân có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của tỉnh Cà Mau về tất cả mọi mặt.
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Phú Tân
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự lãnh đạo kịp thời của các cấp, chính quyền địa phương thời gian qua, giáo dục và đào tạo ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã có những bước phát triển khá vững chắc và được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá là một trong những đơn vị có phong trào giáo dục phát triển trong tỉnh. Qui mô tăng nhanh, chất lượng giáo dục có những chuyển biến quan trọng. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, cơng tác đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ được chú trọng.
Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, tính đến năm học 2020-2021, tồn huyện có 44 trường học, cụ thể: 12 trường Trung học cơ sở công lập, 2 trường tiểu học công lập, 10 trường Mẫu giáo công lập. Song song với phát triển, ổn định mạng lưới trường lớp, qui mơ trường lớp, tồn ngành tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng dạy và học ngày càng thực chất hơn. Công tác giáo dục đạo đức, truyền thống, pháp luật được chú trọng. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục huyện nhà. Đến nay, tồn huyện có 89 CBQL, 141 giáo viên mẫu giáo, 419 giáo viên tiểu học, 285 giáo viên trung học cơ sở. Tổng số đảng viên toàn ngành là 450 đảng viên (chiếm tỷ lệ 53,25%). Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia các cấp học bước đầu được quan tâm, đầu tư và phát triển. Tính đến năm học 2020-2021, Số trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện là 29 trường. Trong đó, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 có 28 trường, trường đạt chuẩn mức độ 2 có 01 trường. Cụ thể: Bậc Mẫu giáo có 09/29 trường, bậc Tiểu học có 13/29 trường, bậc Trung học cơ sở có 07/29 trường.
Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo so với năm 2018 ngày càng được nâng cao. Cụ thể: Bậc mầm non đạt chuẩn 98,58% (tăng 25,99%), trên chuẩn 76,8% (tăng 24,6%); bậc tiểu học đạt chuẩn 100% (tăng 5,1%), trên chuẩn 86,4% (tăng 19,2%); bậc THCS đạt chuẩn 99,9% (tăng 3,6%), trên chuẩn 78,3% (tăng 27,4%); Tỉ lệ đảng viên trong toàn ngành tăng 21,4%.
Phong trào xây dựng trường Chuẩn Quốc gia các cấp học bước đầu được quan tâm, phát triển. Đến thời điểm năm 2021 đã có 29 trường học đạt chuẩn quốc gia, bậc Mầm non có 9 trường, bậc tiểu học có 13 trường, bậc THCS có 7 trường.
2.2.3. Tổng quan về giáo dục mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
Tính đến năm 2021, mạng lưới trường lớp cấp mẫu giáo huyện Phú Tân được phủ khắp 09 xã, 01 thị trấn đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Tổng số trường Mẫu giáo trong huyện là 10 trường với 77 nhóm, lớp và 2.312 học sinh (trong đó số lớp hai buổi trên ngày là 07 lớp, số lớp bán trú là 70 lớp). Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của huyện được ổn định và có những tiến bộ rõ rệt: Tiếp tục giữ vững quy mô, trường lớp và phù hợp với thực tế phát triển của huyện; Làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp; Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên. Thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc giá theo đúng kế hoạch, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt chỉ tiêu theo nghị quyết của Đảng bộ huyện. Tính đến năm 2021, huyện Phú Tân có 08/10 trường mẫu giáo đã được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc giá mức độ 1 đạt tỷ lệ 80%, có 01/10 trường mẫu giáo đã được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc giá mức độ 2 đạt tỷ lệ 10%. Hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, giáo viên có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng đáp ứng yêu cầu của nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp khối trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Phú Tân từ năm 2018-2021 STT Danh mục Năm học 2018-1019 2019-2020 2020-2021 01 Số trường 10 10 10 02 Số lớp 89 81 77 03 Số học sinh 2281 2392 2312