Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau (Trang 46)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

1.5. Đánh giá chung

Qua q trình cơng tác thực tế với hơn 5 năm tai địa phương và và sự tìm hiểu, tác giả có cái nhìn tiên đốn ban đầu về những ư điểm và tồn tại như sau:

- Ưu điểm: Các trường mẫu giáo trong huyện Phú Tân phần lớn quán triệt được

tầm quan trong của việc phát triển ngôn ngữ trẻ 5-6 tuổi.

Cán bộ quản lý trong nhà trường phần lớn đều có ý thức thực hiện việc kiểm tra đánh giá sự PTNN cho trẻ mẫu giáo. Giáo viên luôn coi việc PTNN cho trẻ từ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo là nhiệm vụ song hành với việc phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Hiệu trưởng các trường đã nhận thức đúng về các khái niệm, ý nghĩa tầm quan trọng của nội dung quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ trong trường giáo. Vì trẻ phát triển tốt được ngơn ngữ thì mới có thể kéo theo phát triển tốt văn thê mỹ trong cụộc sống.

- Tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trong việc nắm rõ mục tiêu, nội dung, phương

pháp quản lý hoạt động PTNN cho trẻ vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục là: + Một số trường mẫu giáo chưa đáp ứng mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Bởi đa số mục tiêu đặt ra cho có, đơi khi mục tiêu q cao thì khó thực hiện được, Đơi khi do hồn cảnh tự nhiên hay do cơ sở vật chất chưa đầy đủ hoặc đã xuống cấp nên tình trạng hiện tại khơng thể đáp ứng được so với mục tiêu đặt ra.

+ Đối với quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ: Cơ sở vật chất còn hạn chế và còn nhiều thiếu hụt, phương tiện dạy học đang cịn những bất cập, hạn chế; cơng tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chưa chặt chẽ, thiếu ổn định.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận QL hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo. Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài; phân tích cơ sở lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mẫu giáo. Đồng thời chỉ rõ chức năng, các vấn đề về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ…

Các vấn đề đã trình bày chỉ là tri thức lý luận, còn việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mẫu giáo cần phải nghiên cứu về thực trạng giáo dục đào tạo.

Các cơ sở lý luận tác giả nghiên cứu, tham khảo và chuẩn bị nhằm làm nền tảng cho cơng việc phân tích thực trạng ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU 2.1 Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát để nắm được thực trạng việc quản lý hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động PTNN cho trẻ 5-6 tuổi, chuẩn bị tốt khi vào lớp 1.

Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ, từ đó rút ra được những mặt mạnh, những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ. Đó cũng là cơ sở để khuyến nghị, đề nghị, đề xuất các biện pháp, các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL và giáo viên mẫu giáo ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, Cà Mau. - Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

- Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

- Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Để khảo sát thực trạng tác giả dùng phiếu để khảo sát CBQL và giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Phú Tân. Phiếu khảo sát có 5 mức độ:

+ Đối với mức độ thực hiện là: Rất tốt; Tốt; Khá; Trung bình; Yếu.

+ Đối với mức độ cần thiết là:; Cần thiết; Khá cần thiết; ít cần thiết; Khơng cần

thiết. Rất cần thiết

+ Đối với mức độ khả thi là: Rất khả thi; Khả thi; Khá khả thi; Ít khả thi; Khơng

Kết quả khảo sát được nhập vào phần mềm SPSS và xử lý, căn cứ trên giá trị trung bình đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các tiêu chí như sau:

Các mức độ

Thang điểm quy ước

Điểm trung bình

Yếu/Khơng cần thiết/ Khơng khả thi 1 điểm 1- 1,80 điểm Trung bình/ít cần thiết/ ít khả thi 2 điểm 1,81 - 2,60 điểm

Khá/Khá cần thiết/ Khá khả thi 3 điểm 2,61 - 3,40 điểm

Tốt/cần thiết/ Khả thi 4 điểm 3,41 - 4,20 điểm

Rất tốt/Rất cần thiết/ Rất khả thi 5 điểm 4,21 - 5 điểm Để làm rõ thêm thực trạng, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp trực quan (Xem xét hành động thực tế trên lớp), nghiên cứu sản phẩm hoạt động PTNN cho trẻ và các hồ sơ liên quan;

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Tìm hiểu hồ sơ, tài liệu về quá trình quản lý hoạt động, chất lượng hoạt động PTNN của nhà trường trong thời gian qua.

- Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi: sử dụng bảng hỏi – ankét (phiếu trưng cầu ý kến). Bảng hỏi (ankét) được áp dụng để khảo sát CBQL và giáo viên.

- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi thông tin về công tác quản lý của Hiệu trưởng; quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của giáo viên; quản lý môi trường dạy học...

Ngồi ra, trong q trình thu thập thơng tin, tác giả còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp quan sát (quan sát nhà trường, lớp học mẫu giáo, quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh); phương pháp phân tích; tổng hợp (phân tích, tổng hợp thơng tin); phương pháp tốn thống kê, phương pháp lập biểu bảng, sơ đồ.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

Để tiến hành khảo sát gián tiếp bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành chọn mẫu khảo sát đại diện (ngẫu nhiên đơn giản). Tại 10 trường MG công lập ở huyện Phú Tân, với 21 CBQL và 120 giáo viên là người được khảo sát. Mười trường này có đầy đủ các đặc điểm có thể đại diện cho tất cả các trường mẫu giáo trong huyện Phú Tân.

- Qua phỏng vấn sâu 3 CBQL của Phòng GD&ĐT và 6 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của 4 trường mẫu giáo khảo sát, chúng tơi đã có được một cái nhìn khái qt về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ ở địa phương, ở các nhà trường.

- Bằng phương pháp ankét chúng tôi đã phát ra 141 phiếu trưng cầu và thu về 141 phiếu (100%). Sau khi thu được phiếu, chúng tôi tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích thơng tin (số liệu) thành các biểu bảng để thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, nhận xét. (Kết quả, phân tích, nhận xét sẽ đưa vào các mục, tiểu mục trong luận văn).

- Thời gian và địa bàn khảo sát

+ Thời gian: Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021.

+ Địa bàn khảo sát: 10 trường MG công lập trong huyện Phú Tân, cụ thể như sau: + Xã Nguyễn Việt Khái: Trường MG Hoa Tường Vi

+ Xã Nguyễn Việt Khái : Trường MG Sơn Ca + Xã Tân Hưng Tây: Trường MG Hướng Dương + Xã Phú Tân: Trường MG Phú Tân

+ Xã Phú Thuận: Trường MG Họa My + Xã Vàm Đình: Trường MG Hoa Hồng + Xã Tân Hải: Trường MG Hoa Mai

+ Thị Trấn Cái Đôi Vàm: Trường MG Cái Đôi Vàm + Xã Rạch Chèo: Trường MG Bông Sen

+ Xã Việt Thắng: Trường MG Hương Giang

- Các giai đoạn tiến hành khảo sát

+ Giai đoạn 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận. + Giai đoạn 2: Thiết kế phiếu hỏi.

+ Giai đoạn 3: Thực hiện khảo sát thử và tiến hành khảo sát. + Giai đoạn 4: Thu thập số liệu và xử lý kết quả.

+ Giai đoạn 5: Đánh giá, phân tích số liệu và rút ra kết luận khoa học.

2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Phú Tân, Tỉnh Cà Mau Mau

2.2.1. Tình hình Kinh tế-Xã hội

Từ năm 2004 huyện Phú Tân trở thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cà Mau đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong 17 năm qua, huyện đã liên tục thay đổi gương mặt của mình. Từ đột phá về kinh tế, đổi thay bộ mặt đô thị. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua huyện đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân hàng năm tăng 12,94%. Trong đó, lĩnh vực ngư – nông- lâm nghiệp tăng 8,62%; công nghiệp – xây dựng tăng 14,09%; thương mại – xây dựng tăng 16,37%; dịch vụ 32,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 49 triệu đồng, tăng 1,7 lần. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã đẩy nhanh tốc độ phát triển toàn diện, huyện đã được chỉnh trang sạch đẹp, cơ sở hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư, nhiều khu vực chợ trên địa bàn huyện được chỉnh trang mở rộng. Kết hợp với mở rộng khu dân cư mua bán tập trung rộng khắp trên địa bàn, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc trao đổi, giao thương hàng hóa, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân.

thông các loại. Công tác dịch vụ quy hoạch đã từng bước đi vào nền nếp, quản lý xây dựng được thực hiện nghiêm túc; kiên quyết xử lý các vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép, …Đã nâng cao được hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này và không xảy ra các “điểm nóng” phức tạp đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện.

Phú Tân là một huyện ven biển, nằm ở phía tây bán đảo Cà Mau, huyện có diện tích tự nhiên là 461,87 km; dân số là 108,812 người. Phía Bắc giáp với huyện Trần Văn Thời, phía đơng giáp với huyện Cái Nước, phía nam giáp với huyện Năm Căn, phía tây giáp với vịnh Thái Lan. Với hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời, là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của tỉnh, tập trung đơng dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, quận Phú Tân có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của tỉnh Cà Mau về tất cả mọi mặt.

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Phú Tân

Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự lãnh đạo kịp thời của các cấp, chính quyền địa phương thời gian qua, giáo dục và đào tạo ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã có những bước phát triển khá vững chắc và được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá là một trong những đơn vị có phong trào giáo dục phát triển trong tỉnh. Qui mô tăng nhanh, chất lượng giáo dục có những chuyển biến quan trọng. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, cơng tác đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ được chú trọng.

Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, tính đến năm học 2020-2021, tồn huyện có 44 trường học, cụ thể: 12 trường Trung học cơ sở công lập, 2 trường tiểu học công lập, 10 trường Mẫu giáo công lập. Song song với phát triển, ổn định mạng lưới trường lớp, qui mơ trường lớp, tồn ngành tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng dạy và học ngày càng thực chất hơn. Công tác giáo dục đạo đức, truyền thống, pháp luật được chú trọng. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục huyện nhà. Đến nay, tồn huyện có 89 CBQL, 141 giáo viên mẫu giáo, 419 giáo viên tiểu học, 285 giáo viên trung học cơ sở. Tổng số đảng viên toàn ngành là 450 đảng viên (chiếm tỷ lệ 53,25%). Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia các cấp học bước đầu được quan tâm, đầu tư và phát triển. Tính đến năm học 2020-2021, Số trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện là 29 trường. Trong đó, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 có 28 trường, trường đạt chuẩn mức độ 2 có 01 trường. Cụ thể: Bậc Mẫu giáo có 09/29 trường, bậc Tiểu học có 13/29 trường, bậc Trung học cơ sở có 07/29 trường.

Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo so với năm 2018 ngày càng được nâng cao. Cụ thể: Bậc mầm non đạt chuẩn 98,58% (tăng 25,99%), trên chuẩn 76,8% (tăng 24,6%); bậc tiểu học đạt chuẩn 100% (tăng 5,1%), trên chuẩn 86,4% (tăng 19,2%); bậc THCS đạt chuẩn 99,9% (tăng 3,6%), trên chuẩn 78,3% (tăng 27,4%); Tỉ lệ đảng viên trong toàn ngành tăng 21,4%.

Phong trào xây dựng trường Chuẩn Quốc gia các cấp học bước đầu được quan tâm, phát triển. Đến thời điểm năm 2021 đã có 29 trường học đạt chuẩn quốc gia, bậc Mầm non có 9 trường, bậc tiểu học có 13 trường, bậc THCS có 7 trường.

2.2.3. Tổng quan về giáo dục mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Tính đến năm 2021, mạng lưới trường lớp cấp mẫu giáo huyện Phú Tân được phủ khắp 09 xã, 01 thị trấn đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Tổng số trường Mẫu giáo trong huyện là 10 trường với 77 nhóm, lớp và 2.312 học sinh (trong đó số lớp hai buổi trên ngày là 07 lớp, số lớp bán trú là 70 lớp). Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của huyện được ổn định và có những tiến bộ rõ rệt: Tiếp tục giữ vững quy mô, trường lớp và phù hợp với thực tế phát triển của huyện; Làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp; Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên. Thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc giá theo đúng kế hoạch, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt chỉ tiêu theo nghị quyết của Đảng bộ huyện. Tính đến năm 2021, huyện Phú Tân có 08/10 trường mẫu giáo đã được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc giá mức độ 1 đạt tỷ lệ 80%, có 01/10 trường mẫu giáo đã được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc giá mức độ 2 đạt tỷ lệ 10%. Hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, giáo viên có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng đáp ứng yêu cầu của nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp khối trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Phú Tân từ năm 2018-2021 STT Danh mục Năm học 2018-1019 2019-2020 2020-2021 01 Số trường 10 10 10 02 Số lớp 89 81 77 03 Số học sinh 2281 2392 2312

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau mẫu giáo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

2.3.1. Thực trạng mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mẫu giáo huyện Phú Tân, Tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 56 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện phú tân tỉnh cà mau (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)