8. Cấu trúc của luậnvăn
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh tại 08 trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục về BLHĐ phù hợp với điều kiện của các trƣờng tiểu học hiện nay.
2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Đối tƣợng: Cán bộ quản lý, GVCN, PH, HS của 08 trƣờng TH đại diện cho các trƣờng TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng bao gồm: TH An Lập, TH Bến Súc, TH Long Tân, TH Long Hòa, TH Định Hiệp, TH Thanh An, TH Thanh Tân, TH Ngô Quyền.
- Phiếu lấy ý kiến của cán bộ quản lý 16 phiếu
- Phiếu lấy ý kiến của GVCN 144 phiếu
(Mỗi trƣờng18 phiếu)
- Phiếu lấy ý kiến của PH 240 phiếu
(Mỗi trƣờng30 phiếu)
- Phiếu lấy ý kiến của HS 400 phiếu
(Mỗi trƣờng50 phiếu)
2.1.3. Nội dung khảo sát
Đối với học sinh
- Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về vấn đề bạo lực học đƣờng.
- Ý kiến của học sinh về biện pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh trong nhà trƣờng.
Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm về sự hiểu biết về vấn đề bạo lực học đƣờng của học sinh và sự quan tâm giáo dục của GVCN đối với HS.
- Nhận định về thực trạng công tác tổ chức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng cho học sinh của nhà trƣờng hiện nay.
Đối với phụ huynh học sinh
- Ý kiến của phụ huynh học sinh về sự hiểu biết về vấn đề bạo lực học đƣờng của học sinh và mức độ quan tâm giáo dục đạo đức cho con cái.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng phƣơng pháp Anket (điều tra bằng phiếu hỏi).
Ngoài ra chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp tìm hiểu, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp trao đổi với các CBQL có kinh nhiệm, và sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để thống kê số liệu khảo sát, tổng hợp số liệu.
2.1.5. Thời gian và tiến trình khảo sát
Thực hiện khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại 08 trƣờng TH vào tháng 05 năm 2020.