Phân tích các yếu tố nội bộ

Một phần của tài liệu Chien luoc EVNIT (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.3. Phân tích đánh giá các yếu tố nội bộ

2.3.3. Phân tích các yếu tố nội bộ

Năng lực tài chính

Hiện nay Trung tâm Công nghệ Thông tin là đơn vị hạch tốn phụ thuộc Cơng ty Thông tin Viễn thông điện lực, có tư cách pháp nhân, được sử

dụng con dấu riêng để hoạt động, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo phân cấp của EVN.

Hàng năm, căn cứ vào khả năng của Trung tâm, nhu cầu phát triển của thị trường và các hạng mục Công ty giao, Trung tâm sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (kế hoạch doanh thu, chi phí), kế hoạch tài chính để trình Công ty phê duyệt. Ngoài ra Trung tâm có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh vào quý thứ 3 của năm.

Hơn nữa, Công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi về Tài chính cho Trung tâm. Ngoài việc được công ty giao nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, Trung tâm có quyền huy động các nguồn vốn (vốn ngân hàng, vay công nhân viên chức, …), liên doanh liên kế với các tổ chức kinh tế để sản xuất kinh doanh ngoài kế hoạch Công ty giao, trình Công ty phê duyệt.

Do vậy Trung tâm có thể chủ động phần nào về nguồn vốn nhưng vẫn không thể chủ động hoàn toàn, vẫn tiếp tục phải đối diện với những khó khăn về vốn phục vụ cho đầu tư phát triển hạ tầng, vốn phục vụ phát triển kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mới.

Tổ chức.

Trong năm qua, Trung tâm Công nghệ thông tin phải đối mặt với việc biến động lớn về mặt tổ chức. Từ tháng 5/2009, Trung tâm sáp nhập với Công ty Thông tin Viễn thơng Điện lực, chủn từ đơn vị hạch tốn phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành đơn vị hạch tốn phụ thuộc Cơng ty Thông tin Viễn thông Điện lực, dự kiến cổ phần hóa vào năm 2010. Và đến tháng 2 năm 2010, Trung tâm Internet sáp nhập vào Trung tâm Công nghệ thông tin.

Về mặt tổ chức, hiện tại Trung tâm vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chức năng của các bộ phận trong Trung tâm theo hướng chuyên môn hóa, có đầu mối chủ trì và phối hợp rõ ràng; hoàn thiện quy trình phối hợp giữa các bộ phận tham gia vào dây truyền sản xuất kinh doanh từ khâu bán hàng, mua sắm

đầu vào, sản xuất và chăm sóc khách hang; hoàn thiện các quy chế, quy định của Trung tâm trong tình hình mới.

Nguồn nhân lực

Hiện nay Trung tâm Công nghệ Thông tin có số cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, viễn thông, Điện tử, điện lạnh, tự động hóa, điều khiển là hơn 300 người và hơn 95% đã tốt nghiệp các Trường Đại học chính quy về các chuyên ngành kỹ thuật và kinh tế. Tuổi trung bình của nhân viên trong Trung tâm hiện nay là 29, tuy nhiên đội ngũ cán bộ đều đã có kinh nghiệm về Tư vấn, Marketing, kinh doanh, dịch vụ, triển khai dự án cũng như giỏi về kỹ thuật, dịch vụ triển khai tư vấn và lắp đặt mạng máy tính, hệ thống máy tính, máy in cước, lập trình điều khiển hệ thống cho các thiết bị công nghệ cao, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông, tin học và các thiết bị chuyên ngành.

Có nhiều kỹ sư chuyên ngành viễn thông và Kinh tế, hơn 200 người là Kỹ sư Tin học, Điện tử, Viễn thông, cử nhân kinh tế, tài chính và nhiều cộng tác viên là các Giáo sư, P.Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư trong các lĩnh vực nói trên ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui, luôn được trang bị thêm kiến thức qua các khoá đào tạo kỹ thuật mới để nâng cao chuyên môn và được thử thách qua các dự án thực tế của Trung tâm, bảo đảm làm chủ được các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới trong lĩnh vực công nghệ Công nghệ thông tin, tin học, viễn thông, ứng dụng một cách có hiệu quả các tiến bộ khoa học đó vào phát triển kinh tế Việt Nam. Tóm lại, Trung tâm CNTT có đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin với trình độ tương đối cao và đồng đều:

- Tổng số nhân viên: 315 người

- Trình độ học vấn: 8% trình độ trên đại học, 87% kỹ sư và cử nhân.

- Trình độ kỹ thuật: 31% chuyên gia phần cứng, 57% chuyên gia phần mềm và 12% các bộ phận khác.

- Cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin đã đạt nhiều chứng chỉ chuyên môn quốc tế: MCP-MCSD-MCSE-MCDBA, CCNA-CCNP, OCA, OCP, Sun, AIX, HP Star, ….

Hơn nữa, hiện nay công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh. Trung tâm Công nghệ thông tin xác định rằng nhân lực là nguồn lực sản xuất, nguồn đầu vào quan trọng của ngành công nghệ thông tin, do đó Trung tâm cũng đã xây dựng xong quy chế đào tạo trong Trung tâm, đồng thời không ngừng tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày; cử cán bộ tham gia đào tạo thạc sĩ trong và ngoài nước. Trong năm 2009 đã tở chức được 11 khố đào tạo ngắn hạn trong nước, với tổng số người tham gia đào tạo là 77 người, chủ yếu đào tạo các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp bán hang, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, lớp phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo... Đồng thời cũng tở chức các khố đào tạo nội bộ theo yêu cầu của các Phòng ban. Trong năm 2009, số lượng cán bộ được Tập đoàn đài thọ kinh phí đào tạo trình độ thạc sỹ là 5 người và đến thời điểm hiện tại tổng số cán bộ có trình độ sau đại học của Trung tâm là 24 người.

Thương hiệu

Thương hiệu sản phẩm công nghệ thông tin của EVNIT đã được khẳng định với các giải thưởng chuyên môn đã đạt được:

- Năm 2005, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tặng Cúp vàng ISO và 03 Huy chương vàng ISO với 03 sản phẩm phần mềm CMIS, FMIS và PM500KV của Trung tâm.

- Phần mềm quản lý quản lý thông tin và dịch vụ khách hàng dùng điện CMIS đạt giải thưởng Sao Khuê năm 2006 và Cúp Bạc CNTT-TT năm 2009 do Bộ thông tin và truyền thông tổ chức.

- Năm 2007, Hệ thống tính cước, quản lý và phát triển thuê bao viễn thông (T3S) đạt giải thưởng Sao Khuê.

- Năm 2008, Phần mềm Thị trường điện đạt giải thưởng Sao Khuê

Một phần của tài liệu Chien luoc EVNIT (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w