Xây dựng và lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Chien luoc EVNIT (Trang 70)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

3.2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược

3.2.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược

Mục 1.4 của chương I đã trình bày một số mô hình phân tích chiến lược hiện đang được sử dụng phổ biến. Mỗi một mô hình đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định và được áp dụng trong những điều kiện nhất định.

Mô hình SWOT phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong trạng thái động và không đặt ra giả thiết nào, nó cho thấy cái nhìn toàn diện về thực trạng môi trường của doanh nghiệp, từ đó kết hợp với mong muốn ước vọng của nhà quản trị để đưa ra các chiến lược phù hợp. Kỹ thuật phân tích SWOT giúp người ta dự báo thay đổi của ngoại cảnh và bên trong của tổ chức, từ đó tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường: nhận diện được những đe doạ, cơ hội, các điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động, trên cơ sở đó đề ra chiến lược một cách khoa học.

Như vậy dùng mô hình SWOT để phân tích chiến lược sẽ soạn thảo ra các chiến lược có tính khả thi hơn vì nó phù hợp với thực trạng, khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, tôi đã lựa chọn mô hình SWOT để phân tích và xây dựng các định hướng chiến lược cho Trung tâm Công nghệ Thông tin – Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.

3.2.2. Phân tích SWOT

Từ việc phân tích và đánh giá các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ở Chương II, sử dụng ma trận SWOT để phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và thách thức một cách thích hợp để hình thành các chiến lược phù hợp cho Trung tâm, cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Ma trận SWOT

PHÂN TÍCH SWOT

CƠ HỘI (O)

O1. Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT cao O2. Chi tiêu cho CNTT tăng nhanh

O3. Nhà nước khuyền khích doanh nghiệp

đầu tư CNTT

O4. Nhu cầu về CNTT trong EVN rất nhiều, nhiều lĩnh vực CNTT vẫn còn bỏ ngỏ.

O5. VN là thành viên của WTO

THÁCH THỨC (T) T1. Sức ép cạnh tranh ngành lớn

T2. Nâng cao chất lượng đội ngũ CNTT

khó

T3. Trên thị trường CNTT, nhiều đối thủ

đã chiếm lĩnh thị phần lớn với chất lượng sản phẩm cao

T4. Sản phẩm rất dễ bị sao chép

T5. CNTT là ngành công nghệ thay đổi

nhanh chóng

ĐIỂM MẠNH (S)

S1. Đội ngũ làm CNTT có nhiều kinh nghiệm

và am hiểu quy trình nghiệp vụ

S2. Đội ngũ CNTT trẻ, năng động

S3. Chính sách phát triển nhân lực được chú

trọng

S4. Có hệ thống khách hàng trung thành lớn

trong nội bộ ngành điện.

S5. Thương hiệu sản phẩm phần mềm của EVNIT đã được khẳng định

Sử dụng thế mạnh bên trong, nắm bắt cơ hội bên ngoài để thực hiện chiến lược:

“Giữ vững thị trường ngành điện, từng bước mở rộng quy mô và phạm vi thị trường hoạt động“

Sử dụng thế mạnh, hạn chế nguy cơ để

thực hiện chiến lược:

“Đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh”

PHÂN TÍCH SWOT

CƠ HỘI (O)

O1. Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT cao O2. Chi tiêu cho CNTT tăng nhanh

O3. Nhà nước khuyền khích doanh nghiệp

đầu tư CNTT

O4. Nhu cầu về CNTT trong EVN rất nhiều, nhiều lĩnh vực CNTT vẫn còn bỏ ngỏ.

O5. VN là thành viên của WTO

THÁCH THỨC (T) T1. Sức ép cạnh tranh ngành lớn

T2. Nâng cao chất lượng đội ngũ CNTT

khó

T3. Trên thị trường CNTT, nhiều đối thủ

đã chiếm lĩnh thị phần lớn với chất lượng sản phẩm cao

T4. Sản phẩm rất dễ bị sao chép

T5. CNTT là ngành công nghệ thay đổi

nhanh chóng

ĐIỂM YẾU (W)

W1. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu mang tính đặc

thù trong ngành, chưa có tính thương mại hóa cao

W2. Một số mảng dịch vụ được đánh giá là có

tiềm năng nhưng chưa được đẩy mạnh

W3. Hoạt động R&D chưa được đẩy mạnh W4. Chưa tận dụng/áp dụng có hiệu quả về sản

phẩm/dịch vụ CNTT có sẵn bên ngoài

W5. Có những biến động lớn về mặt tổ chức W6. Khó khăn về vốn

W7. Năng lực và khả năng quản lý dự án

CNTT chưa tốt

Khắc phục điểm yếu bên trong, tận dụng cơ hội bên ngoài, thực hiện chiến lược

“Huy động nhiều nguồn lực hơn nữa

cho việc đầu tư phát triển lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin, đặc biệt là các hoạt động còn yếu kém nhằm từng bước nâng cao năng lực”

Khắc phục điểm yếu bên trong, hạn chế nguy cơ bên ngoài, thực hiện chiến lược

3.2.3. Các phương án chiến lược

Phương án 1: “Giữ vững thị trường ngành điện, từng bước mở rộng quy mô

và phạm vi thị trường hoạt động“

Với kinh nghiệm và thị phần thị trường đã có trong ngành điện, Trung tâm vẫn cần giữ vững thị trường này, đồng thời mở rộng phạm vi thị trường hoạt động hơn nữa với các thị trường:

- Thị trường có lợi thế: là các công ty liên kết của EVN, đó là các công ty mà EVN chiếm cổ phần dưới 50%, ví dụ: Cổ phần Phát triển điện Việt Nam, Sê San 3, IQ Links, NH An Bình, CQ Thuỷ Điện Miền Trung, CP Phát triển điện Việt Lào,..

- Thị trường “tiềm năng”: Các doanh nghiệp, công ty bắt đầu tham gia vào thị trường năng lượng: các nhà máy điện, các công ty khai thác nhiên liệu hóa thạch.

- Thị trường “mới” là các doanh nghiệp bên ngoài ngành năng lượng bao gồm các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thị trường rất tiềm năng.

Bảng 3.7. Dự kiến kết quả kinh doanh của EVNIT 2010-2015

Đơn vị : 1000 (VNĐ)

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I Doanh thu 97,025,463 135,835,648 190,169,908 266,237,871 372,733,019

I.1 Doanh thu từ thị trường ngành điện 92,405,203 129,367,284 181,114,198 253,559,877 354,983,828

Các dự án CNTT dùng chung cho toàn Tập đoàn và các đơn vị hạch toán phụ thuộc

49,476,117 69,266,564 96,973,189 135,762,465 190,067,451

Các dự án CNTT cho các đơn vị thành viên thuộc khối

sản xuất và kinh doanh điện 39,795,313 55,713,439 77,998,814 109,198,340 152,877,676

Các dự án CNTT cho các đơn vị thành viên trong mảng kinh doanh Viễn thông của Tập đoàn

1,979,208 2,770,891 3,879,248 5,430,947 7,603,325

Các dự án CNTT cho các đơn vị kinh doanh tài chính - ngân hàng của Tập đoàn

382,239 535

,135 749,189 1,048,864 1,468,410

Các dự án CNTT cho các đơn vị kinh doanh cơ khí

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Các dự án CNTT cho các

đơn vị tư vấn của Tập đoàn 483,365 676,712 947,396 1,326,355 1,856,897

I.2 Doanh thu từ mở rộng thị

trường ra bên ngoài 4,620,260 6,468,364 9,055,710 12,677,994 17,749,191

II Chi phí hoạt động 71,663,183 100,769,456 142,488,438 202,292,102 288,029,037

1 Lương và bảo hiểm 35,280,000 50,803,200 73,156,608 105,345,516 151,697,542

2 Nguyên, nhiên, vật liệu 7,056,000 10,160,640 14,631,322 21,069,103 30,339,508

3 Các dịch vụ mua ngoài 3,528,000 3,528,000 3,528,000 3,528,000 3,528,000

4 Chi phí bằng tiền khác 1,764,000 2,540,160 3,657,830 5,267,276 7,584,877

5 Chi phí Marketing 9,702,546 13,583,565 19,016,991 26,623,787 37,273,302

6 Chi quản lý doanh nghiệp 14,332,637 20,153,891 28,497,688 40,458,420 57,605,807

Đánh giá phương án:

- Lợi ích: Vẫn tập trung giữ vững và phát triển thị trường ngành điện, thị trường mà EVNIT đã có thị phần; đồng thời từng bước mở rộng thị trường ra bên ngoài

- Rủi ro: thấp do vẫn tập trung giữ vững phát triển thị trường sẵn có, từng bước mở rộng thị trường mới.

- Chi phí triển khai thấp do không phải đầu tư nhiều cho hệ thống mới chủ yếu phát triển dựa trên các hệ thống sẵn có.

- Tính khả thi cao vì đã có kinh nghiệm triển khai với thị trường sẵn có. - Thời gian triển khai ngắn do đã có nhiều kinh nghiệm.

Phương án 2: “Đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh”

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin luôn đòi hỏi sự đổi mới công nghệ không ngừng vì công nghệ thông tin là ngành có tốc độ thay đổi công nghệ chóng mặt. Do vậy việc đổi mới công nghệ yêu cầu bắt buộc khách quan mà mỗi doanh nghiệp phải tự ý thức và có kế hoạch cụ the cho riêng mình. Chỉ có đổi mới công nghiệp thì doanh nghiệp mới có thể tận dụng, khai thác được các thế mạnh sẵn có; đồng thời với việc đáp ứng cho nhu cầu sản xuất là nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để đổi mới công nghệ có hiệu quả, Trung tâm cần đầu tư phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động còn chưa được quan tâm và đầu tư nhiều, cụ thể như sau:

- Năm đầu tiên cần đầu tư một phòng lab với chi phí dự kiến 5 tỷ đồng với một số thiết bị cơ bản (máy chủ, máy trạm, router, firewall, switch, lưu trữ, …)

- Các năm tiếp theo, mỗi năm đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu khoảng 20% lợi nhuận.

Đánh giá phương án:

- Lợi ích: Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển giúp cho Trung tâm có thể có những sản phẩm cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hang. Từ đây những sản phẩm dựa trên các công nghệ mới đều đặn được ra hàng lò hàng năm và mang về những khoản lợi nhuận lớn cho Trung tâm.

- Rủi ro rất lớn vì có thể công nghệ mới được nghiên cứu sẽ không phù hợp nên không được áp dụng do đó sẽ không mang lại được lợi nhuận. - Thời gian: Thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng lâu

- Chi phí: Phải mất chi phí đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu và phát triển với các công nghệ mới.

Phương án 3: “Huy động nhiều nguồn lực hơn nữa cho việc đầu tư phát triển

lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin, đặc biệt là các hoạt động còn yếu kém nhằm từng bước nâng cao năng lực”

Đẩy mạnh hoạt động gia công và xuất khẩu phần mềm, một lĩnh vực có tiểm năng phát triển rất lớn mà Trung tâm vẫn còn bỏ ngỏ.

Theo Báo cáo “Một vài khía cạnh về bức tranh CNTT, công nghệ phần mềm Việt Nam 2009” của ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM tại hội thảo toàn cảnh CNTT Việt Nam năm 2009, doanh thu gia công, xuất khẩu phần mềm Việt Nam tăng trưởng khoảng 50% trong 3 năm trở lại đây (năm 2008 tăng 47% so với 2007, năm 2007 tăng 50% so với 2006). Đổng thời số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động gia công phần mềm tăng lên con số khoảng 30 công ty. Điều này cho thấy xu thế gia công

xuất khẩu phần mềm của nước ta ngày càng có triển vọng, uy tín và thương hiệu quốc gia được đánh giá cao hơn.

Không những thế, ngành công nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm Việt Nam còn đứng trước nhiều cơ hội hơn nữa. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của A.T.Kearney - Công ty tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ được công bố vào tháng 5 năm 2009 , Việt Nam là một trong mười quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm ( http://www.atkearney.com/index.php/News- media/geography-of-offshoring-is-shifting.html )

Và tại Hội nghị toàn thể Tổ chức Công nghiệp điện tốn châu Á – Thái Bình Dương được tở chức tại Hà Nội từ ngày 17 đến 20/6/2010, các chuyên gia đến từ Nhật bản, Hàn Quốc nhận định Việt Nam có cơ hội lớn về gia công xuất khẩu phần mềm. Theo một khảo sát của Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) do ông Sugiyama, Phó Chủ tịch Hiệp hội công bố, Việt Nam đứng thứ 3 trong các điểm đến về outsourcing ở Nhật Bản. Đồng thời, ông Sugiyama tiết lộ nhiều công ty ở Nhật Bản đã coi Việt Nam như một đích đến trong lĩnh vực outsourcing để thay thế thị trường Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam là một thị trường thuê ngoài tiềm năng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản bởi các yếu tố như: chi phí nhân công cạnh tranh, lao động Việt Nam thích nghi nhanh với văn hóa và thông lệ kinh doanh của Nhật Bản (http://vietnamnet.vn/cntt/201006/Viet-Nam-diem-den-hap-dan-ve-gia-cong- phan-mem-917079/).

Có thể nói, đây chính là những con số thuyết phục nhất thúc đẩy EVNIT sớm gia nhập lĩnh vực này

Với mục tiêu từng bước thâm nhập thị trường và nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực gia công/xuất khẩu, EVNIT sẽ tiến hành chuẩn bị và tạo những tiền đề tốt nhất cho việc xâm nhập khu vực thị trường này. Dự kiến EVNIT sẽ chính thức tham gia vào năm 2012, với kết quả kinh doanh dự kiến (tăng trưởng doanh thu 40%/năm), cụ thể được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 3.8. Dự kiến doanh thu, kết quả kinh doanh từ lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm

Đơn vị : 1000 (VNĐ)

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I Doanh thu 0 1,617,091 2,263,927 3,169,498 4,437,298

Gia công/xuất khẩu PM 0 1,617,091 2,263,927 3,169,498 4,437,298

II Chi phí hoạt động 404,818 1,293,996 1,811,595 2,536,233 3,550,726

1 Lương và bảo hiểm 180,000 728,176 1,019,447 1,427,225 1,998,115

2 Nguyên, nhiên, vật liệu 36,000 127,750 178,850 250,390 350,547

3 Các dịch vụ mua ngoài 18,000 88,940 124,516 174,322 244,051

4 Chi phí bằng tiền khác 9,000 12,775 17,885 25,039 35,055

5 Chi phí Marketing 80,855 80,855 113,196 158,475 221,865

6 Chi quản lý doanh nghiệp 80,964 255,500 357,701 500,781 701,093

Đánh giá phương án:

- Lợi ích:

 Có thể tận dụng nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực sẵn có khác

 Mở thêm được lĩnh vực hoạt động mới có nhiều tiềm năng với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ước tính trên 20% năm.

- Rủi ro rất ít vì sử dụng các nguồn lực sẵn có của Trung tâm, nhưng vẫn phải lường trước vấn đề có thể không thu hút được nhiều hợp đồng gia công xuất khẩu phần mềm như dự tính

- Tính khả thi cao do thị trường còn tương đối lớn, khả năng đáp ứng của EVNIT cao.

- Thời gian: Thời gian phải đầu tư trước không nhiều do cán bộ công nhân viên của Trung tâm đã có nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ và kỹ năng thiết kế, lập trình tương đối tốt. Do vậy chỉ phải đào tạo ngoài giờ và chuẩn bị bước đầu cho khoảng 30 cán bộ công nhân viên hiện có của Trung tâm với quy trình nghiệp vụ, chất lượng mới trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên vẫn phải đầu tư cho quảng bá, marketing, tìm kiếm khách hàng trong năm đầu tiên.

- Chi phí: Phải mất chi phí đào tạo và chuẩn bị bước đầu cho khoảng 30 cán bộ công nhân viên của Trung tâm với quy trình nghiệp vụ, chất lượng mới trong vòng 3 tháng; đồng thời vẫn phải marketing trong năm đầu tiên với chi phí ước tính 380 triệu.

Phương án 4: “Liên doanh liên kết cùng phát triển”

Liên doanh liên kết cùng phát triển với các doanh nghiệp khác để triển khai hoạt động sản xuất lắp ráp thiết bị phần cứng công nghệ thong tin, một ngành kinh doanh có doanh số hấp dẫn nhất ngành cơng nghệ thông tin. Theo

Sách trắng về CNTT-TT Việt Nam 2009, ngành công nghiệp phần cứng của Việt Nam có doanh thu năm 2008 là 4100 triệu USD, chiếm hơn 78% doanh số của cả ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam.

Hơn nữa Việt Nam được đánh giá là thị trường máy tính phát triển năng động nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương do dân số trẻ và đặc biệt là tỷ lệ học sinh, sinh viên chiếm khoảng 26% dân số (đây là đối tượng có nhu cầu sử dụng máy tính rất lớn). So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ phổ cập máy tính của Việt Nam vẫn còn ở mức tương đối thấp và có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. (Theo Báo cáo Cổ phiếu công nghệ CMG tháng 1 năm 2010)

Thuy sy Sing apore Hong

Một phần của tài liệu Chien luoc EVNIT (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w