Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo

1.4.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại trường

- Phát triển thể lực: trẻ có một số KNS và thói quen tự phục vụ liên quan đến sức khỏe, an toàn, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh mơi trường sinh hoạt; biết cách phịng tránh một số bệnh thơng thường; nhận biết những nơi khơng an tồn, nguy hiểm và cách phòng tránh,...

- Phát triển nhận thức: trẻ có một số hiểu biết về mơi trường tự nhiên và xã hội gần gũi; có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đốn, phân tích để tìm hiểu mối quan hệ nhân quả đơn giản.

- Phát triển ngôn ngữ: trẻ nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp; có khả năng dùng lời nói để diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của mình.

- Phát triển tình cảm, ứng xử và quan hệ xã hội: trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép trong giao tiếp, có hành vi ứng xử đúng đắn với bản thân, với mọi người xung quanh; biết chấp nhận sự khác nhau của bản thân, bạn bè và những người xung quanh; bước đầu biết tơn trọng, hịa nhập, chia sẻ, cộng tác với bạn bè trong nhóm lớp và những người gần gũi; có ý thức trách nhiệm và kiên trì thực hiện cơng việc được giao đến cùng; thực hiện các quy tắc đơn giản, nếp sống văn minh trong gia đình, trường lớp và nơi công cộng; yêu quý, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình, bạn bè và cô giáo ở lớp; yêu quý các vật nuôi, cây trồng và bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường.Rèn luyện một số phẩm chất, KNS phù hợp; biết cách xử lý tình huống trong từng hồn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc; tự lập trong các tình huống quen thuộc; có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm.

1.4.2. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo. Mẫu giáo.

Đối với bậc học Mẫu giáo thì nội dung hoạt động GDKNS trong chương trình GDMG hết sức đơn giản, gần gũi, thiết thực với trẻ. Theo tác giả Lê Bích Ngọc [28], những KNS cần hình thành cho trẻ vào cuối độ tuổi Mẫu giáo, bao gồm 7 nhóm kỹ năng sau:

1.4.2.1. Nhóm kỹ năng vận động

- Kỹ năng phối hợp các vậ n động cơ bả n: biết phối hợp nhịp nhàng các vận động đi-chạy, chạy-nhảy, tung-bắt, bê, vác, đi thăng bằng.

- Kỹ năng phối hợp các vận động tinh khéo: tập điều khiển ngón tay, bàn tay khi vui chơi. Phối hợp vận động tay và mắt.

- Kỹ năng phối hợp các vận động trong nhóm: vận động theo đội hình đơn giản trong nhóm bạn khi vui chơi, lúc làm việc.

- Kỹ năng ăn uống: ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi; ăn không rơi vãi; biết mời mọi người trước khi ăn; tự dọn dẹp bàn ăn gọn gàng, sạch sẽ….

- Kỹ năng vệ sinh cá nhân: đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách; tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phịng, chải tóc gọn gàng; tự dọn dẹp đồ dùng cá nhân gọn gàng, sạch sẽ….

- Kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe: biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết; giữ gìn quần áo sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng; nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.

- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh các tai nạn thơng thường: nhận biết và phịng tránh những hành động hay vật dụng nguy hiểm, những nơi khơng an tồn; nhận biết một số trường hợp khẩn cấp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ.

1.4.2.3. Nhóm kỹ năng tình cảm

- Kỹ năng đồng cảm: nhận biết được cả m xúc của người khác; tiếp nhận và chia sẻ cảm xúc với người khác.

- Kỹ năng thể hiện tình cảm: nhận biết xúc cảm của bản thân; thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh bằng thái độ, hành động, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, lời nói phù hợp; kiềm chế được cảm xúc.

1.4.2.4.. Nhóm kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng lắng nghe: nghe chăm chú, nhìn vào người đối thoại; khơng ngắt lời, khơng nói leo và chờ đợi đến lượt.

- Kỹ năng bày tỏ ý kiến: mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình bằng nhiều cách: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tranh vẽ, lời nói; nói rõ ràng, khơng nói tục.

- Kỹ năng thân thiện: chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay; cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền, khi có lỗi; lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn, nhường nhịn em bé.

1.4.2.5. Nhóm kỹ năng xã hội

- Kỹ năng hợp tác: dễ dàng kết bạn; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn; hỗ trợ, hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ đơn giản; tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Kỹ năng nhận và hồn thành nhiệm vụ: nhận cơng việc phù hợp với lứa tuổi; nỗ lực vượt khó khăn; hồn thành cơng việc đến cùng.

- Kỹ năng thực hiện các quy tắc xã hội như: quy tắc giao thông; quy tắc nơi công cộng; một số quy định ở lớp, gia đình.

- Kỹ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi: sử dụng nhẹ nhàng, tiết kiệm đồ dùng đồ chơi; không quăng, ném, vứt đồ dùng đồ chơi bừa bãi; để đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, giữ vệ sinh sạch sẽ.

1.4.2.6. Nhóm kỹ năng ngơn ngữ

- Kỹ năng nghe hiểu: nghe và hiểu được lời nói trong sinh hoạt hằng ngày; thích nghe và hiểu được truyện kể, thơ ca, đồng dao, ... dành cho trẻ nhỏ.

- Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, biểu cảm: sử dụng vốn từ phong phú, lời nói biểu cảm; nói rõ ràng, trịn câu, khơng ê a, ấp úng, lí nhí.

- Kỹ năng đọc sách, viết chữ: hiểu được nghĩa của một số loại ký hiệu như: tranh vẽ, biển báo, chữ viết,... Thích viết ra những ý nghĩa của mình bằng nhiều loại ký hiệu: tranh vẽ, biển báo, chữ viết, ...

1.4.5.7. Nhóm kỹ năng nhận thức

- Kỹ năng quan sát: quan sát những đặc điể m nổi bật về màu sắc, hình dạng, kích thước, chuyển động, vị trí trong khơng gian của sự vật, hiện tượng xung quanh; quan sát bằng sự cảm nhận của các giác quan.

- Kỹ năng so sánh: so sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau của sự vật bằng các giác quan hay đếm, đong, đo, đặt chồng, đặt cạnh hay đặt kề.

- Kỹ năng phân loại: phân loại các sự vật gần gũi theo một hoặc hai đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu, cơng dụng, tính chất, ...

- Kỹ năng tưởng tượng: thể hiện sự tưởng tượng của mình theo nhiều cách khác nhau: vui chơi, vẽ, xé dán, nặn, hát, múa.

- Kỹ năng ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ những sự vật, sự việc gần gũi: nơi để đồ dùng, đồ chơi, địa chỉ gia đình, các số điện thoại cần thiết, công việc làm trong ngày, những ngày kỉ niệm, ngày lễ của gia đình,...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)