7. Cấu trúc của luận văn
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-
trẻ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo
1.6.1. Yếu tố chủ quan
Nhận thức của hiệu trưởng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho trẻ ở các trường mẫu giáo; Nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5- 6 tuổi là yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng quản lí và sự hiểu biết của cán bộ quản lý và giáo viên là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng trong hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi.
Các phẩm chất, tâm lý (tính cách, phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử…) của cán bộ quản lý, giáo viên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động giáo dục KNS cho trẻ em nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
Yếu tố chủ quan là những là những vấn đề thuộc về chủ thể giáo dục như: cán bộ quản lý, giáo viên... Những yếu tố này hồn tồn có thể kiểm sốt được. Yếu tố chủ quan của quá trình quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5- 6 tuổi chính là năng lực thể chất, năng lực chuyên môn, ý thức, kỹ năng, cơ sở vật chất, trang thiết bị... của chủ thể giáo dục.
1.6.2. Yếu tố khách quan
hoạt động của chủ thể giáo dục đó là:
Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho tre em. Nếu việc xây dựng nội dung và lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng hoạt động giảng dạy nói chung và hoạt động giáo dục KNS cho trẻ nói riêng.
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi cũng như các yếu tố về phong tục tập quán và truyền thống văn hoá của địa phương và đặc biết là phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số cũng tác động không nhỏ đến hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mẫu giáo
Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; mối quan hệ giữa các mơi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác giáo giúp và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nếu điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng. Giúp cho giáo viên chủ động trong việc lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với nội dung, giúp trẻ tiếp thu nhanh và có tinh thần thích thú trong q trình học.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các tài liệu lý luận trong và ngoài nước. Luận văn đã xác định được vấn đề nghiên cứu về hoạt động Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường MG và khung lý luận cơ bản bao gồm các vấn đề lý luận: KNS của trẻ từ 5-6 tuổi; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường MG; Công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi và công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường MG và các yếu tố ảnh hưởng. Căn cứ vào khung lý thuyết ở trình bày ở trên. Đây là tiền đề quan trọng để khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường MG trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam trong chương 2. Đồng thời khung lý thuyết nêu trên là cơ sở tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trả My trong chương 3 của luận văn này.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO HUYỆN BẮC TRÀ
MY TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về tình hình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Thông qua kết quả điều tra, khảo sát, nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động quản lý GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em từ 5-6 tuối tại các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả điều tra, khảo sát các đối tượng cơ bản sau: - Đối với cán bộ quản lý: Gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại các trường mẫu giáo, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phụ trách khối mẫu giáo và mầm non. Tổng số phiếu phát ra 27 phiếu; thu về 25 phiếu và làm sạch đưa vào 23 phiếu vào phân tích.
Đối với giáo viên: tổng số phiếu phát ra là 110 phiếu, thu về 102 phiếu và làm sạch cịn 98 phiếu đưa vào phân tích.
Đối với phụ huynh: tác giả điều tra 180 phụ huynh học sinh có con em đang theo học tại các trường Mẫu giáo công lập trên địa bàn huyện. Tổng số phiếu phát ra là 180 phiếu, sau khi thu về và làm sạch phiếu. Đưa 139 phiếu hợp lệ vào phân tích.
Ngoài ra, tác giả phỏng vấn trực tiếp 3 cán bộ quản lý và 5 giáo viên đang công tác tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
2.1.3. Nội dung khảo sát
Nôi dung khảo sát tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và PHHS về hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo thuộc huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu và thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo thuộc huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát thực trạng thực hiện nội dung và thực trạng quản lý nội dung GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo thuộc huyện Bắc Trà My.
- Khảo sát thực trạng về phương pháp, hình thức và thực trạng công tác quản lý phương pháp, hình thức GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo thuộc huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát thực trạng về môi trường và công tác quản lý môi trường hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo thuộc huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực trạng công tác quản lý kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS tại các trường Mẫu giáo thuộc huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
2.1.4.1. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thơng tin về công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi và công tác quản lý GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo.
- Nội dung phỏng vấn: công tác GDKNS cho trẻ MG và công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi của cán bộ quản lý tại các trường Mẫu giáo.
- Đối tượng phỏng vấn: CBQL, GV, đang công tác tại các trường mẫu giáo. Nội dung phỏng vấn được xây dựng trong phụ lục 4.
2.1.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
- Mục đích điều tra: Nhằm tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV, PH về công tác GDKNS và công tác quản lý GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo.
- Nội dung điều tra: Thực trạng hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi và công tác quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo.
- Để đo lường mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, tác giả thực hiện thang đo 5 mức độ, cụ thể như sau: Đối với mức độ thực hiện (giá trị cao nhất là 5 điểm phản ảnh mức độ thực hiện rất thường xuyên; 4 điểm phản ánh mức độ thực hiện thường xuyên; 3 điểm phản ảnh mức độ thực hiện bình thường; 2 điểm phản ảnh mức độ thực hiện không thường xuyên và thấp nhất là 1 điểm phản ánh mức độ thực hiện là khơng thực hiện. Đối với kết quả thực hiện thì điểm cao nhất là 5 điểm phản ánh kết quả rất tốt, 4 điểm phản ánh mức độ tốt; 3 điểm khá, 2 điểm ở mức độ trung bình và 1 điểm phản ánh mức độ không đạt.
2.1.4.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
- Mục đích nghiên cứu: nhằm tìm hiểu cơng tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi của Hiệu trưởng, Công tác chỉ đạo điều hành trong quá trình quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi của GV tại các trường.
- Nội dung nghiên cứu: Công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo, cơng tác chỉ đạo điều hành q trình thực hiện hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi của GV tại các trường Mẫu giáo.
Đặc biệt là kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ từ 5 - 6 tuổi của GV tại các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
2.1.3.5. Phương pháp thống kê toán học
Các bản câu hỏi sau khi thu thập về, tác giả tiến hành loại bỏ những câu hỏi khơng hợp lệ. Sau đó sử dụng phần mềm Excel để thống kê số liệu theo từng mức đánh giá của từng nội dung. Kết quả khảo sát được thống kê và tính tốn theo tỷ lệ % để dễ dàng so sánh, đối chiếu trong q trình phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.1.5. Thời gian, địa điểm khảo sát
Thời gian khảo sát vào học kì II, năm học 2020- 2021.
Địa điểm: Được thực hiện tại 13/13 trường Mẫu giáo công lập của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
2.1.6. Quy trình khảo sát
Quy trình khảo sát được thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện phương pháp luận nhóm để bước đầu hình thành nên phiếu khảo sát.
Bước 2: Xây dựng phiếu khảo sát lần 1 Bước 3: Tiến hành khảo sát thử 30 phiếu
Bước 4: Điều chỉnh và hoàn thiện phiếu khảo sát lần 2 Bước 5: Chọn mẫu khảo sát
Bước 6: Tổ chức khảo sát và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu khảo sát.
Bước 7: Xử lý phiếu khảo sát theo phương pháp thống kê toán học trao đổi, phỏng vấn về: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống và công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em từ 5- 6 tuổi tại các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em từ 5- 6 tuổi tại các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
Khách thể đánh giá các nhận định đó trong từng trường hợp cụ thể của mình và các lựa chọn sẽ được tính điểm. Để xử lý, đánh giá các nội dung trên, tác giả sử dụng thang đo định danh và định khoảng trong bảng 2.1 và bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.1. Đánh giá về kết quả thực hiện
TT Kết quả Điểm Định khoảng
1 Rất tốt 5 4,20 đến cận 5,00
2 Tốt 4 3,40 đến cận 4,20
3 Khá 3 2,60 đến cận 3,40
4 Trung bình 2 1,80 đến cận 2,60
Bảng 2.2. Đánh giá về mức độ thực hiện
TT Mức độ Điểm Định khoảng
1 Rất thường xuyên 5 4,20 đến cận 5,00
2 Thường xuyên 4 3,40 đến cận 4,20
3 Bình thường 3 2,60 đến cận 3,40
4 Không thường xuyên 2 1,80 đến cận 2,60
5 Không thực hiện 1 1,00 đến cận 1,80
2.2. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và công tác giáo dục đào tạo tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam
• Vị trí địa lý
Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách UBND tỉnh Quảng Nam khoảng 50 km về hướng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trường Sơn Đông và Nam Quảng Nam kết nối các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam- pu-chia và ngược lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang.
Bắc Trà My được định hướng là hạt nhân phát triển cho Cụm Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phước - Bắc Trà My - Nam Trà My) thuộc Hành lang phát triển Nam Quảng Nam và có các mối quan hệ lãnh thổ như sau:
+ Kết nối về hướng Đông Bắc với Cụm động lực phát triển Chu Lai (Tam Kỳ- Núi Thành-Phú Ninh) thuộc Vùng Đông Quảng Nam thông qua tuyến Nam Quảng Nam và ĐT 616.
+ Kết nối về hướng Tây Bắc với các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang,… và xa hơn là Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thông qua Lào thông qua các tuyến Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D.
+ Kết nối về hướng Tây Nam với khu vực Tây Nguyên và xa hơn là Lào, Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y thông qua tuyến Nam Quảng Nam.
+ Kết nối về hướng Đông Nam với tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế Dung Quất thông qua tuyến Trà My-Trà Bồng và ĐT622.
• Điều kiện tự nhiên Khí hậu
Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho thực vật sinh trưởng và phát triển, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên, vào mùa mưa lượng mưa lớn, tập trung cao nên thường có lũ qt gây ách tắc giao thơng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, vào mùa khơ thường bị hạn hán gây
khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.
Thủy văn: Sơng suối khu vực Bắc Trà My có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phân
bố chằng chịt, không thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng về giao thông, thủy lợi ... Mạng thủy văn trong khu vực cung cấp nguồn nước mặt khá dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
Tài nguyên:Tài nguyên đất: Theo số liệu đất đai được điều tra và công bố bởi
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My có các loại đất sau:
+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 1.410ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố ven các sông, suối lớn chủ yếu các xã vùng trung của huyện.
+ Đất phù sa ngịi suối (Py): Diện tích 410ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên. Đất nằm ven suối lớn thành những dãi hẹp. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ có nhiều mảnh đá vụn nhỏ.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fb): Diện tích 972ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, có ở địa hình đồi thoải, ít dốc cộng thêm vào đó là các q trình ngoại sinh (bào mịn, xâm thực nên địa hình đồi càng được rõ nét hơn).
+ Đất dốc tụ (D): Diện tích 479ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá.