Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Từ việc phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát có thể thấy các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS ở các trường Mẫu giáo tư thục đã góp phần nâng cao chất lượng của các hoạt động, đặc biệt do làm tốt các biện pháp quản lý sau đây:

- CBQL, GV, PHHS về cơ bản đã nhận thức được sự quan trọng, cần thiết của công tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo.

- Hiệu trưởng các trường Mẫu giáo đã xác định được vai trò, nhiệm vụ trong thực hiện cơng tác GDKNS trong q trình chăm sóc giáo dục ở nhà trường, từng bước xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động này khá hiệu quả.

lớp học, tổ chức lồng ghép được nhiều hoạt động, chuyên đề về nội dung GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi trong nội dung chương trình GDMN. Chất lượng chăm sóc trẻ ngày càng được nâng cao, tạo được lịng tin ở phía PHHS.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được trang bị nhằm phục vụ cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo.

2.5.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được như đã nêu trên, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My cịn có một số hạn chế sau:

- Cơng tác GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đã được CBQL, GV quan tâm, coi trọng trong chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. GV vẫn còn lúng túng, thiếu sáng tạo khi vận dụng các phương pháp, hình thức trong q trình giảng dạy. Chưa có có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

- Công tác bồi dưỡng giáo viên về tổ chức thực hiện việc GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi chưa được các trường chủ động thực hiện. Phương pháp, hình thức thực hiện chưa đa dạng, sáng tạo và thích hợp với đặc điểm địa phương của trẻ.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động GDKNS trong nhà trường được Hiệu trưởng quan tâm, song nội dung kết quả chưa đi vào chiều sâu, cho nên hiệu quả không cao.

- Công tác quản lý của Hiệu trưởng cịn thiên về quản lý hành chính, chưa thực sự sâu sát đến hoạt động quản lý chuyên môn.

- Công tác kiểm tra, đánh giá cịn mang tính hình thức, chưa bám sát mục tiêu GDKNS cho trẻ để xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Chất lượng đội ngũ GV khơng đồng đều, cịn một bộ phận giáo viên chưa chủ động, tích cực tham gia các khóa học tự bồi dưỡng, nâng cao chun mơn. Chưa đáp ứng yêu cầu về công tác đối mới trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

- Các tài liệu, giáo trình về kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo còn hạn chế, chưa cập nhật các tài liệu mới, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ quản lý và giáo viên.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Kĩ năng sống là một khái niệm khá mới mẻ trong đời sống xã hội nóichung cũng như trong giáo dục nói riêng. Vì vậy, kĩ năng sống chưa thực sự được xã hội quan tâm và công nhận như là một vấn đề thiết yếu trong nội dung giáo dục.

- Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa sâu sắc và chưa thấy rõ được vai trị, vị trí, lợi ích của hoạt động này.

- Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được bổ nhiệm và tuyển dụng khá đông. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên này tuy đáp ứng được về mặt bằng cấp,

chuyên môn, song thiếu kinh nghiệm quản lý và kỹ năng thực hành trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

- Một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên chưa thực sự sáng tạo, chủ động trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

- Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về kĩ năng sống chưa toàn diện, chưa có sự tách bạch rõ ràng với nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Cơng tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi chưa chặt chẽ.

- Các cấp chính quyền, ban, ngành địa phương chưa quan tâm, tạo điều kiện trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mẫu giáo.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, thông qua nội dung chương 02, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận được xây dựng ở chương 01 để từ đó làm rõ kết quả nghiên cứu việc quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Luận văn đã khảo sát ý kiến của CBQL, GV các trường về quản lý hoạt động GDKNS cho thấy: Hoạt động GDKNS bước đầu đã được các nhà trường coi trọng trong quá trình phát triển GDMN. Qua tổng hợp và phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My chúng tôi nhận thấy: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, sự phối kết hợp của các phịng ban, tổ chức đồn thể của huyện, sự hợp tác của các địa phương. Công tác GDKNS bước đầu đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển GDMN nói chung, cơng tác GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổi ở các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My cịn nhiều hạn chế, từ cơng tác nhận thức, tuyên truyền, vận động đến công tác quản lý GDKNS cũng còn nhiều bất cập, chưa tuyên truyền sâu sát đến từng GV, PHHS và các lực lượng xã hội nên hiệu quả thực hiện GDKNS chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Công tác quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và quản lý mơi trường, các điều kiện hoạt động GDKNS còn nhiều hạn chế do nhận thức của các lực lượng giáo dục, một phần do điều kiện hoàn cảnh của địa phương cịn khó khăn. Một số hiệu trưởng quản lý và chỉ đạo việc GDKNS được đánh giá chưa hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai và thực hiện chưa sâu sát. Từ những kết quả đạt được và hạn chế rút ra được, chúng tôi đề xuất một số biện pháp chủ yếu để công tác quản lý hoạt động GDKNS trong chương 3 của luận văn này nhằm góp phần phát triển GDMN trên địa bàn trong thời gian tới.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO CỦA

HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MG đã được quán triệt đường lối, quan điểm chủ trương, phương hướng về công tác giáo dục Mẫu giáo của Đảng và nhà nước. Cụ thể như: Mục tiêu của giáo dục Mẫu giáo là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005); Công văn 463/BGD&ĐT-GDTX, ngày 28/01/2015 của Bộ GD&ĐT“V/v hướng dẫn triển khai thực hiện lý giáo dục kĩ năng

sống tại các cơ sở giáo dục Mẫu giáo, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”,

Công văn đã thể hiện rõ mục tiêu “Đẩy mạnh hoạt động lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của trẻ”, với mục tiêu giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm xã hội, kiến thức, kỹ năng, nghệ thật, qua đó dần hình thành nhân cách cho trẻ một cách tích cực, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

Công tác quản lý lý giáo dục kĩ năng sống phải chặt chẽ, theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quản lý hoạt động lý giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa. Để cán bộ quản lí thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống, việc bám vào định hướng về mục tiêu giáo dục trẻ ở cá trường mẫu giáo là rất quan trọng. Bởi qua đó, cán bộ quản lí định hướng được con đường giáo dục đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, đồng thời tạo niềm tin cho nhân dân, cha mẹ học sinh có con em đang theo học.

Chính vì vậy, việc quản lý công tác GDKNS trong nhà trường phải thực hiện theo mục tiêu của giáo dục Mẫu giáo, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.1.2. Nguyên tắt đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp cần có căn cứ từ thực tế của các trường Mẫu giáo hiện nay, phải dựa vào các nền tảng của từng trường. Xác định được những ưu điểm và phát huy tối đa các ưu điểm trở thành điểm mạnh hơn nữa. Trên cơ sở đó xác định được những tồn tại và khắc phục những tồn tại đó một các hiệu quả nhất.

3.1.3. Nguyên tắt đảm bảo tính khả thi

Thực tiễn cho thấy, trong hoạt động quản lý, việc đề xuất các biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực

thì việc tổ chức thực hiện đạt kết quả cao và ngược lại. Đòi hỏi, người quản lý mỗi đơn vị cần phải xây dựng biện pháp theo quy trình khoa học, dựa vào phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân, đánh giá các tác động của nhiều yếu tố, dựa vào các số liệu thực tế và các dự báo tin cậy. Việc thăm dò kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp là căn cứ khách quan để đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả áp dụng vào thực tiễn quản lý. Trên cơ sở này, người quản lý mới áp dụng biện pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ đề ra của đơn vị.

Để đảm bảo cho công tác GDKNS đạt hiệu quả cao, các biện pháp được thực hiện tại các đơn vị trường học phải có tính khả thi, thiết thực, phải phù hợp với nội dung GDKNS, phù hợp với môi trường, điều kiện thực tế của nhà trường. Với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người quản lý phải biết phân tích tình hình, tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, điều kiện về đội ngũ GV, điều kiện thực tế của địa phương, từng nội dung GDKNS mà đưa ra biện pháp thích hợp, có khả năng thực hiện được nhằm đạt được kết quả tốt nhất và vì mục tiêu phát triển toàn diện của trẻ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong hoạt động quản lý giáo dục một trong nguyên tắc quan trọng đó là nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. Hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo phải được tiến hành một cách khoa học, từ mục đích cho tới lập kế hoạch, phân cơng phân nhiệm người quản lý cũng như xây dựng nội dung của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi. Chính vì vậy, các biện pháp ln có những tác động qua lại hỗ trợ, biện pháp này là nền tảng là cơ sở vững chắc cho biện pháp kia thực hiện một cách hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả của GDKNS tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My phải tạo ra kết quả cao nhất trên nhiều phương diện sau:

Thứ nhất, giúp CBQL nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động GDKNS trong nhà trường, có sự đổi mới trong nhận thức, trong cách thức quản lý nhà trường nói chung và trong quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi nói riêng.

Thứ hai, giúp đỡ, tạo điều kiện cho GV nâng cao được trình độ chun mơn nghiệp vụ, thực hiện các nội dung tăng cường GDKNS đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường.

Thứ ba, giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người tự tin, có trách nhiệm và có cuộc sống hài hịa trong tương lai.

Như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS nếu được triển khai và thực hiện triệt để sẽ nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuối tại các trường mẫu giáo của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi đối với CBQL, GV, PH

3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nhận thức luôn là khâu đầu tiên của một q trình hoạt động xã hội và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi con người có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, GV, PH và các tổ chức đoàn thể về vai trò của hoạt động GDKNS cho trẻ là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng GD tồn diện nói chung và hiệu quả GDKNS cho trẻ trong nhà trường nói riêng. Biện pháp này giúp cho CBQL và GV, PH nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS, tạo cho GV niềm tin, tinh thần tích cực ủng hộ và hành động đúng khi thực hiện GDKNS cho trẻ.

Đảm bảo cho CBQL, GV và phụ huynh hiểu được vị trí, vai trị, tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Từ đó, CBQL, GV và phụ huynh sẽ có được nhận thức đúng đắn hơn và có biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tốt hơn.

Để hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường Mẫu giáo triển khai được thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất, rất cần có sự đồng tình ủng hộ của các CBQL, GV, PHHS. Nếu làm tốt cơng tác tun truyền về vai trị, tầm quan trọng của GDKNS và hoạt động GDKNS cho CBQL, GV, PHHS và các lực lượng giáo dục khác sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi vào trường Mẫu giáo đạt hiệu quả và thành công.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp - Nội dung thực hiện

Để hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tác các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My đạt hiệu quả cao. Trong thời gian đến cần có sự kết hợp giữa các lực lượng cùng tham gia trong q trình giáo dục trẻ nói chung và trong hoạt động GDKNS nói riêng. Để sự phối hợp mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này đến từng đối tượng như CBQL, GV và đặc biệt là phụ huynh học sinh. Muốn vậy, tác giả đề xuất thực hiện các nội dung sau:

Một là: Nâng cao ý thức phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tổ chức

các hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo.

Hai là: Ngồi việc sinh hoạt tổ chun mơn theo định kỳ, các hoạt động dự giờ

thao giảng theo quy định hiện nay. Nhà trường trường thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm trong nhà trường và sinh hoạt điểm, cụm trường trên phạm vi tồn huyện. Thơng qua hoạt động này, giúp các GV có thể phối hợp, chia

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)