Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và công tác giáo dục đào tạo tại huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 45 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và công tác giáo dục đào tạo tại huyện

tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

Vị trí địa lý

Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách UBND tỉnh Quảng Nam khoảng 50 km về hướng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trường Sơn Đông và Nam Quảng Nam kết nối các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam- pu-chia và ngược lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang.

Bắc Trà My được định hướng là hạt nhân phát triển cho Cụm Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phước - Bắc Trà My - Nam Trà My) thuộc Hành lang phát triển Nam Quảng Nam và có các mối quan hệ lãnh thổ như sau:

+ Kết nối về hướng Đông Bắc với Cụm động lực phát triển Chu Lai (Tam Kỳ- Núi Thành-Phú Ninh) thuộc Vùng Đông Quảng Nam thông qua tuyến Nam Quảng Nam và ĐT 616.

+ Kết nối về hướng Tây Bắc với các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang,… và xa hơn là Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thông qua Lào thông qua các tuyến Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D.

+ Kết nối về hướng Tây Nam với khu vực Tây Nguyên và xa hơn là Lào, Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y thông qua tuyến Nam Quảng Nam.

+ Kết nối về hướng Đông Nam với tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế Dung Quất thông qua tuyến Trà My-Trà Bồng và ĐT622.

Điều kiện tự nhiên Khí hậu

Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho thực vật sinh trưởng và phát triển, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, con vật ni. Tuy nhiên, vào mùa mưa lượng mưa lớn, tập trung cao nên thường có lũ quét gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, vào mùa khơ thường bị hạn hán gây

khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.

Thủy văn: Sơng suối khu vực Bắc Trà My có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phân

bố chằng chịt, không thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng về giao thông, thủy lợi ... Mạng thủy văn trong khu vực cung cấp nguồn nước mặt khá dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

Tài nguyên:Tài nguyên đất: Theo số liệu đất đai được điều tra và công bố bởi

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My có các loại đất sau:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 1.410ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố ven các sông, suối lớn chủ yếu các xã vùng trung của huyện.

+ Đất phù sa ngịi suối (Py): Diện tích 410ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên. Đất nằm ven suối lớn thành những dãi hẹp. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ có nhiều mảnh đá vụn nhỏ.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fb): Diện tích 972ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, có ở địa hình đồi thoải, ít dốc cộng thêm vào đó là các q trình ngoại sinh (bào mịn, xâm thực nên địa hình đồi càng được rõ nét hơn).

+ Đất dốc tụ (D): Diện tích 479ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 33.500ha, chiếm 40,3% diện tích tự nhiên.

+ Đất mùn vàng đỏ trên Macma axit (Ha): Diện tích 360ha, chiếm 0,44%. Đất có ở khu vực núi cao, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng thấp.

+ Đất vàng trên đá Macmaaxit (Fa): Diện tích 45.174ha, chiếm 54,89% tổng diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt là tài nguyên quý giá, có tác động lớn mạnh đến cuộc sống nơng nghiệp nơng thơn, dân trí khu vực miền núi. Tại đây hầu hết người dân sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi.

Tài nguyên rừng: Rừng Bắc Trà My khá phong phú về chủng loại, có nhiều loại gỗ quý hiếm (gõ, lim, lác, dỗi, chò chỉ, chò nâu,...), các loại lâm sản phụ (mây, tre, ươi,...), cây dược liệu (quế, sâm Ngọc Linh, sa nhân,...). Trữ lượng gỗ đạt trên 7 triệu m3. Rừng ở đây có sự phân tầng, tán rõ: tầng trên là cây thân gỗ, tầng dưới có các loại cây leo, cây hỗn tạp và cây bụi. Hệ động vật cũng rất phong phú đa dạng với nhiều loài thú quý hiếm như: hổ, voi, gấu, vọc, mang, nai,... Nhiều loại động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Tài nguyên khoáng sản: Hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính thức cơng bố về khảo sát, thăm dị, đánh giá trữ lượng một cách đầy đủ. Qua một số tài liệu và đánh giá ban đầu, trên địa bàn huyện hiện có các loại khống sản: vàng sa khống có ở các xã Trà Đơng, Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác, Trà Đốc..., một số loại quặng có giá trị kinh tế như thiếc, titan ở Trà Đốc, Trà Tân, kẽm ở Trà Sơn, Trà Giác, Trà Tân,

Tài nguyên hệ sinh thái: Bắc Trà My là một huyện miền núi vùng cao có khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú. Hệ thống sơng, suối có nhiều thác nước cao và đẹp nằm trong rừng nguyên sinh như Hố Nai (Trà Giang), thác Bà Bình (Trà Kót)… Hiện nay, huyện Bắc Trà My đang tận dụng diện tích mặt nước để dưa vào khai thác du lịch sinh thái, trong đó lịng hồ thủy điện Sơng Tranh (Trà Đốc), lịng hồ Nước Rơn (Trà Dương) đang trong q trình xây dựng đề án phát triển du lịch.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, công tác chỉ đạo điều hành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện được tập thể lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đặc biệt quan tâm. Mặc dù quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cịn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm nền kinh tế nông - lâm - nghiệp chiếm tỷ trọng cao nên phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Song với nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành và của nhân dân toàn huyện đã đạt được những kết quả thống kê qua bảng 2.3. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu

ĐVT: Tỷ đồng

TT Nội dung 2016 2017 2018 2019 2020

1 Tổng GTSX theo giá SS 2010 495,40 593,00 635,60 697,80 765,80 1.1 Nông lâm thủy sản (tỷ đồng) 224,90 246,70 258,80 273,40 275,40 1.2 CN - Xây dựng (tỷ đồng) 109,70 152,90 148,60 161,60 191,50 1.3 Dịch vụ (tỷ đồng) 160,80 193,40 228,20 262,80 298,90 2 Theo giá hiện hành 643,80 767,40 853,00 959,30 1.044,30 2.1 Nông lâm thủy sản (tỷ đồng) 289,60 324,70 371,10 415,30 424,10 2.2 CN - Xây dựng (tỷ đồng) 156,90 191,90 194,50 212,90 251,80 2.3 Dịch vụ (tỷ đồng) 197,30 250,80 287,40 331,10 368,40 3 Cơ cấu GT SX (Theo giá hiện hành) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 3.1 Nông lâm thủy sản (%) 44,98 42,31 43,51 43,29 40,61 3.2 CN - Xây dựng (%) 24,37 25,01 22,8 22,19 24,11

3.2 Dịch vụ (%) 30,65 32,68 33,69 34,51 35,28

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Trà My)

Căn cứ theo bảng số liệu nêu trên cho thấy, giá trị sản xuất của huyện Bắc Trà My giai đoạn 2016-2020 không ngừng biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm. Trong cơ cấu sản xuất giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 40% giá trí sản xuất và tỷ trọng này có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm dần qua các năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng mạnh qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển KT-XH của

huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Có được kết quả nêu trên là nhờ vào kết quả chỉ đạo điều hành của Đảng ủy HĐND và UBND huyện. Đồng thời sự vào cuộc của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng của toàn thể nhân nhân trong việc phát triển kinh tế của huyện nhà.

2.2.2. Tình hình hoạt động giáo dục và đào tạo của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo. Điều này đã được cụ thể hóa bằng các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch. Hoạt động giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cơng tác huy động, duy trì sĩ số học sinh đạt chỉ tiêu giao hằng năm và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Bình quân hàng năm huy động học sinh ra lớp đạt 99,6% và duy trì trên 98%. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, củng cố phù hợp với điều kiện từng vùng, từng trường để đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh đến trường, đến lớp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học thường xuyên được đầu tư, xóa dần các phòng học tạm, phòng mượn. Chất lượng giáo dục ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày năm sau cao hơn năm trước. Số lượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học tin học, ngoại ngữ cơ bản đảm bảo theo quy định. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bố trí tương đối đầy đủ và đồng đều; trong 5 năm (2015-2020), huyện đã tổ chức 3 đợt xét tuyển viên chức với trên 400 GV. Các cấp học bổ sung giáo viên cho các trường học còn thiếu để thực hiện nhiệm vụ. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) được chú trọng, nhiều trường học được xây dựng khang trang đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nơng thơn mới ở các địa phương. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học ln được duy trì và giữ vững, xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, ... nhờ đó huy động được nhiều nguồn lực phát triển giáo dục trên địa bàn huyện trong những năm gần đây. Đến nay, tồn huyện có 41 trường học cơng lập, với 541 phịng học, trong đó có 12 phịng tạm, 05 phịng mượn; có 109 phịng ở giáo viên, 76 nhà ở học sinh. Hiện nay tồn huyện có trên 900 cán bộ giáo viên ở các cấp học tham gia giảng dạy và 100% giáo viên đã đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định của bộ Giáo dục và đào tạo.

2.2.3. Tình hình Giáo dục và đào tạo của giáo dục bậc Mẫu giáo tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Trong những năm qua, quy mô phát triển trường lớp Mẫu giáo, Mầm non của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và tại huyện Bắc trà My nói riêng đã có có những bước phát triển mới. Hệ thống trường học được đầu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được hồn thiện; chất lượng giáo dục có tiến bộ, mạng lưới trường lớp được mở rộng và nâng cấp. Quy mô trường lớp ngày được mở rộng. Số lượng cán bộ, giáo viên của các trường ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Để đánh giá tình hình hoạt động giáo dục bậc mẫu giáo trên địa bàn huyện, tác giả thống kê thông qua bảng 2.4. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Bảng thống kế về hoạt động giáo dục Mẫu giáo huyện Bắc Trà My STT Trường 2018- 2019 2019 - 2020 2020 - 2021 Số lớp Số HS CB,GV Số lớp Số HS CB,GV Số lớp Số HS CB,GV 1 MG Hướng Dương 10 214 20 10 184 19 9 166 17 2 MG Hoa Hồng 9 205 15 9 207 17 9 204 19 3 MG Sơn Ca 7 140 10 6 150 11 6 152 12 4 MG Hương Sen 6 141 10 6 114 9 6 120 9 5 MG Hương Trà 5 111 8 5 112 8 5 112 8 6 MG Hoa Phượng 10 221 13 12 245 15 12 234 15 7 MG Trà Tân 7 177 14 7 168 14 7 165 13 8 MG Trà Giác 12 242 18 11 232 18 10 216 16 9 MG Sơn Trà 10 289 13 13 91 15 13 285 16 10 MG Măng Non 6 138 9 7 139 9 7 126 9 11 MG Tuổi Hồng 12 280 17 9 250 14 10 246 15 12 MG Tuổi Thơ 11 266 14 11 246 13 12 254 15 13 MG Họa Mi 10 212 17 10 206 17 10 215 17 Tổng 115 2.516 178 116 2.344 179 116 2.495 181

(Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Bắc Trà My)

Thơng qua bảng số liệu nêu trên cho thấy, số lượng trẻ em từ 5- 6 tuổi tham gia học tại các trường mẫu giáo trong 3 năm học qua ở các điểm trường nhìn chung có sự biến động qua các năm, nhưng mức độ biến động tương đối ít. Bình qn mỗi năm, trên địa bàn huyện Bắc Trà My có khoảng 2.500 trẻ tham gia học tại các trường Mẫu giáo. Nhờ nổ lực vận động của chính quyền địa phương và đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên của các trường mẫu giáo, làm cho nhận thức của các bậc phụ huynh có sự thay đổi theo hướng tích cực. Đến nay, tỷ lệ trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện ra lớp đạt 100%; Công tác điều tra, bổ sung, cập nhật số liệu phổ cập GDMN 5 tuổi đã đi vào nề nếp, phấn đầu và duy trì hồn thành phổ cập GDMN 5 tuổi ở các năm tiếp theo.

Song song với sự phát triển về quy mô trường lớp, lực lượng cán bộ và giáo viên của các trường mẫu giáo cũng có sự biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, tồn huyện có 181 cán bộ giáo viên tham gia cơng tác ở bậc mẫu giáo. Theo kết quả kiểm định của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bắc Trà My trong năm học 2020-2021. Tồn huyện có 74,59% cán bộ giáo viên bậc mẫu giáo đạt trên chuẩn, 33,33% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và 2,2% giáo viên không đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo viên ngày

càng tăng lên về số lượng và chất lượng, đây là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học Mẫu giáo nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi nói riêng.

Ngồi ra, Cơng tác chăm sóc sức khỏe và tổ chức bán trú, các trường Mẫu giáo quản lý chặt chẽ, chất lượng bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi trong những năm gần đây giảm đáng kể. Thực hiện chương trình GDMN theo Thơng tư 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016. Các GV đã xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chú ý lồng ghép các nội dung giáo dục vào trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Từ đó, giúp trẻ hình thành các kiến thức, KNS cần thiết, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi ở các trường mẫu giáo huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)