5. Bố cục luận văn:
1.2 Quản lý rủi ro tác nghiệp tại NHTM:
1.2.6 nghĩa của việc quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại:
Quản lý rủi ro đóng vai trị rất quan trọng đối với ngân hàng và nền kinh tế, do đó việc quản lý rủi ro luôn là vấn đề tất yếu. Khi rủi ro tác nghiệp là một hình thức rủi ro mới, việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tác nghiệp càng cần thiết hơn nhằm hồn thiện quy trình, bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy, làm thế nào để quản lý RRTN, đảm bảo yêu cầu phát triển một cách an toàn, bền vững trở thành vấn đề đã và đang được các NHTM, các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, NHNN đặc biệt quan tâm.
•Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại:
Quản lý rủi ro tác nghiệp giúp ngân hàng hạn chế các tổn thất trong quá trình hoạt động, giúp ngân hàng tránh được các rủi ro nhờ quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp hoàn thiện hơn, khi mà các rủi ro này có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Hạn chế các sự việc dẫn đến làm xấu hình ảnh ngân hàng, từ đó nâng cao chất lượng quản lý rủi ro giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường lịng tin của khách hàng, góp phần giữ chân được các khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới.
Giúp ngân hàng giảm chi phí khắc phục tổn thất từ các rủi ro có thể xảy ra, từ đó gia tăng thu nhập của cho ngân hàng.
Quản lý RRTN tạo cho ngân hàng một sự phát triển bền vững, củng cố mối quan hệ xã hội từ đó tạo ra mơi trường thuận lợi cho q trình hoạt động.
•Đối với khách hàng:
Quản lý RRTN buộc các ngân hàng cải cách thủ tục hành chính, đổi mới về quy trình tác nghiệp, nâng cấp cơng nghệ xử lý nghiệp vụ qua đó giúp khách hàng thuận lợi hơn trong quá trình giao dịch tại ngân hàng.
Giúp khách hàng yên tâm hơn khi thực hiện các nghiệp vụ tại ngân hàng, phản ánh kịp thời và hạn chế những rắc rối cần giải quyết khi nhân viên ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bị lỗi.
•Đối với nền kinh tế:
Quản lý RRTN giúp các ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh từ đó tạo ra một mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong nền kinh tế.
Thúc đẩy các ngân hàng cải cách thủ tục hành chính, cải tiến tiến bộ khoa học cơng nghệ, đổi mới quy trình tác nghiệp, giúp hồn thiện hệ thống tài chính của một quốc gia, nâng cao khả năng thu hút và cung cấp vốn cho nền kinh tế.