Các mốc phát triển của BIDV

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển VN (Trang 40)

1957 Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính, 100% sở hữu Nhà nước

1981 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước)

1990 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1992 Bắt đầu hoạt động với các đối tác nước ngoài

1995 Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại

1996 Là Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính theo 2 chuẩn mực Việt Nam và quốc tế, và áp dụng liên tục cho tới nay (18 năm)

2001 Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2000

2001 – 2006 Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng

2006 Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thuê tổ chức định hạng Quốc tế Moody’s để thực hiện xếp hạng tín nhiệm BIDV và các chỉ số xếp hạng đều đạt mức trần quốc gia

2008 Chuyển đổi mơ hình tổ chức theo dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 2 2011 Chuyển đổi NH ĐT&PT Việt Nam từ doanh nghiệp nhà nước thành

loại hình Cơng ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa.

27/04/2012 Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100150619 với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng.

Trải qua thời gian hình thành và phát triển lâu dài, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể và được nhà nước và các tổ chức quốc tế công nhận. Các danh hiệu và phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và của ngành trao tặng:

• Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” của Nhà nước năm 2000. • Hn chương Hồ Chí Minh của Nhà nước năm 2007.

• Huân chương Độc lập Hạng Nhất (2002) và Hạng Ba (1999) của Nhà nước. • Huân chương Lao động hạng Nhất (1997), Hạng Hai (1992) và Hạng Ba

(1987).

• Huân chương Hữu nghị năm 2007; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2002 của Nhà nước CHDC Nhân dân Lào.

• Giải thưởng “Sao vàng đất Việt” cho thương hiệu BIDV năm 2003, 2007; cho thương hiệu BIDV và sản phẩm thanh toán qua SWIFT năm 2005.

• Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt nam” do Bộ Công thương, Thời báo Kinh tế Việt nam trao tặng (2005, 2006, 2008, 2009, 2010);

• Và nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý khác.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Nguồn: Bản cáo bạch IPO của BIDV

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của BIDV

Tính đến cuối năm 2013, BIDV có Hội sở chính và 125 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao dịch), 437 Phòng giao dịch, 113 Quỹ tiết kiệm, 1.295 máy ATM và trên 4.1 máy POS; Trường đào tạo cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin; các Văn

phòng đại diện: VPĐD tại Tp. Hồ Chí Minh, VPĐD tại Đà Nẵng, VPĐD tại Campuchia, VPĐD tại Myanmar, VPĐD tại Lào, VPĐD tại Séc.

Trong đó, ban lãnh đạo ngân hàng gồm Hội đồng quản lý, ban tổng giám đốc, ban kiểm sốt:

•Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các Cổ đơng có quyền biểu quyết, hoạt động thơng qua cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông Thường niên, Đại hội đồng Cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

•Ban kiểm sốt:

Ban kiểm sốt là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, thay mặt các Cổ đơng để kiểm sốt, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành BIDV, thực trạng tài chính BIDV và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đơng trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm sốt BIDV gồm 03 thành viên.

•Hội đồng Quản lý

Hội đồng Quản lý chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. HĐQT cịn có nhiệm vụ xác định và xây dựng các kế hoạch và chính sách như chính sách quản lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh và các kế hoạch phát triển chung của BIDV.

HĐQT có các ban/ hội đồng giúp việc sau: Hội đồng Xử lý rủi ro, Hội đồng Quản lý Tín dụng, Hội đồng Cơng nghệ thông tin và Hội đồng Thi đua khen thưởng.

•Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của BIDV theo Điều lệ của BIDV. Ban Tổng Giám đốc chịu sự giám sát của HĐQT.

Ban Tổng Giám đốc có các hội đồng giúp việc là Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có, Hội đồng tín dụng và Hội đồng bán nợ hạch tốn ngoại bảng.

Hội sở chính của BIDV được tổ chức theo 7 khối chức năng gồm:

•Khối Ngân hàng bán bn: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ của ngân hàng với các khách hàng doanh nghiệp lớn. Cụ thể, khối này có trách nhiệm giới thiệu các sản phẩm tới các khách hàng là doanh nghiệp, định chế tài chính và công ty quản lý tài sản; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý khả năng sinh lợi của các sản phẩm này nhằm đảm bảo duy trì mối quan hệ với khách hàng.

•Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới: Chịu trách nhiệm đối với hoạt động marketing, phát triển và kinh doanh các sản phẩm được chuẩn hóa cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đồng thời quản lý mạng lưới phân phối của BIDV. •Khối Vốn và Kinh doanh vốn: Chịu trách nhiệm đối với tất cả các giao dịch của

ngân hàng về ngoại tệ, lãi suất, trạng thái thị trường mở về hàng hóa và tài sản vốn trong giới hạn ALCO về vốn, thanh khoản,... Khối này cũng tập trung và cung cấp tất cả thông tin thị trường cho toàn hệ thống, chi nhánh và các phòng ban khác sẽ thu nhận lãi suất tiền gửi và trao đổi ngoại tệ từ Khối này.

•Khối Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm sốt các hoạt động tín dụng và các rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải. Khối này thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiềm năng được các khối kinh doanh khác đề xuất.

•Khối Tác nghiệp: Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán và thu chi trực tiếp, cụ thể: thanh toán trong nước, chuyển tiền quốc tế và chuyển điện SWIFT; quản lý các khoản vay, dịch vụ khách hàng và hoạt động tài trợ thương mại.

•Khối Tài chính Kế tốn: Phụ trách thơng tin về tài chính kế tốn của ngân hàng và các công ty con, truyền tải thông tin quản lý về bộ phận kế tốn trụ sở chính và kế tốn chung; quản lý tài chính và kho quỹ, đồng thời chịu trách nhiệm phân tích tài chính và giám sát.

•Khối hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nói chung và tổng thể của ngân hàng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV (2010 – 2013)

BIDV cung cấp khá nhiều dịch vụ ngân hàng đến cho khách hàng, trong đó tiêu biểu nhất là các dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Các dịch vụ này được chia thành 3 lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng là:

Huy động vốn. Hoạt động tín dụng. Hoạt động dịch vụ.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Nhằm thực hiện các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ đầu năm 2013, NHNN đã nhiều lần cắt giảm lãi suất huy động. Trong điều kiện các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn và chứa nhiều rủi ro, tình hình huy động vốn trên thị trường trở nên thuận lợi, tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, BIDV đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động huy động vốn.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo từng nguồn của BIDV 2010 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

NĂM CHỈ TIÊU

2010 2011 2012 2013

TIỀN GỬI VÀ VAY TỪ CHÍNH PHỦ VÀ NHNN 16,665 26,799 11,430 16,496 TIỀN GỬI VÀ VAY CÁC TCTD KHÁC 28,282 35,704 39,550 47,798 TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG 244,700 240,507 303,060 338,902 PHÁT HÀNH GTCG, TRÁI PHIẾU 11,831 8,938 28,056 33,254

TIỀN VAY BHXH 0 18,630 16,780 25,500

TỔNG CỘNG 301,478 330,578 398,876 461,950

TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG (%) 9.65% 20.66% 15.81% TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG NGÀNH (%) 12.00% 16.00% 15.61%

Bảng 2.2 thể hiện tình hình huy động vốn của BIDV có những thành tựu rõ ràng. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng huy động của BIDV luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành.

Tại thời điểm 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 398.876 tỷ VND, tăng 20,66%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng năm 2011 là 9,65%.

Trong năm 2013, trước diễn biến cho vay tăng trưởng chậm, nhu cầu sử dụng vốn tăng không nhiều, nhưng quy mô vốn huy động của BIDV cũng tăng 15,81% đạt 461.950 tỷ VND.

Các số liệu về huy động vốn của BIDV cho thấy, nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ trọng nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp luôn chiếm hơn 70% tổng tiền huy động, trung bình đạt 75,82% và duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Trong đó, cao điểm nhất là vào năm 2010, tỷ trọng huy động tiền gửi của các khách hàng của ngân hàng chiếm đến 81,17%.

Bảng 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo nguồn của BIDV 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

NĂM CHỈ TIÊU

2010 2011 2012 2013

TIỀN GỬI VÀ VAY TỪ CHÍNH PHỦ VÀ

NHNN 5.53 8.11 2.87 3.57

TIỀN GỬI VÀ VAY CÁC TCTD KHÁC 9.38 10.80 9.92 10.35

TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG 81.17 72.75 75.98 73.36

PHÁT HÀNH GTCG, TRÁI PHIẾU 3.92 2.70 7.03 7.20

TIỀN VAY BHXH 0.00 5.64 4.21 5.52

TỔNG CỘNG 100 100 100 100

Huy động tiền gửi tại BIDV tập trung chủ yếu vào khoản mục có kỳ hạn, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồi vốn huy động, trung bình đạt 80,71%. Trong giai đoạn 2010 – 2013, số dư tiền gửi có kỳ hạn nhìn chung có tỷ trọng tương đối ổn định.

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của BIDV 2010 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

NĂM CHỈ TIÊU

2010 2011 2012 2013

GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % KHÔNG KỲ HẠN 49,986 20,43 39,862 16,57 53,246 17,57 62,333 18,39 VỐN CHUYÊN DÙNG 2,554 1,04 3,870 1,61 2,858 0.94 2,047 0,61 CÓ KỲ HẠN 192,160 78,53 196,775 81,82 246,956 81,49 274,522 81

TỔNG CỘNG 244,700 100 240,507 100 303,060 100 338,902 100

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2010 - 2013

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng:

Tín dụng ln là hoạt động cốt lõi của BIDV, 31/12/2013 dư nợ tín dụng tại BIDV đạt 391.034 tỷ VND (bao gồm cả cho vay bằng vốn ODA, ủy thác). BIDV luôn là một trong những ngân hàng có dư nợ lớn nhất nước ta. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động thu lãi chủ yếu trong tổng doanh thu của BIDV.

•Quy mơ và tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Giai đoạn 2010 – 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV qua các năm cao hơn so với trung bình ngành. Năm 2011 và 2012, tốc độ tăng trưởng không đổi đạt 15,64%. Năm 2013, thực hiện chỉ đạo của chính phủ và NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, BIDV thực hiện nhiều biện pháp kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng. Do đó năm này tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn các năm trước nhưng khơng đáng kể (chưa đến 1%).

NĂM 2010 2011 GIÁ 2012 2013 GIÁ % % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % TRƯỞNG NGÀNH

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của BIDV 2010 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU TRỊ TRỊ NỢ NGẮN HẠN 133,583 52.55 161,960 55.10 190,034 55.91 220,539 56.40 NỢ TRUNG HẠN 39,575 15.57 35,673 12.14 40,614 11.95 51,615 13.20 NỢ DÀI HẠN 81,034 31.88 96,304 32.76 109,275 32.15 118,880 30.40 TỔNG 254,192 100 293,937 100 339,923 100 391,034 100 TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG (%) 15.64 15.64 15.04 TỶ LỆ TĂNG 12 8.91 11

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính BIDV 2010 - 2013

Trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV, nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất. Nợ ngắn hạn luôn chiếm hơn một nửa tổng giá trị dư nợ của ngân hàng. Điều này là do ngân hàng chú trọng vào cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và mở rộng cho vay tiêu dủng đối với các cá nhân.

•Cơ cấu tín dụng:

BIDV đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vốn trong nước, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước.

NĂM 2010

GIÁ TRỊ 29,658

2011 2012 2013

% GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %

LOẠI HÌNH

CÁ NHÂN

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

DOANH NGHIỆP NGỒI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC CHO VAY KHÁC VÀ KINH TẾ TẬP THỂ

TỔNG CỘNG 11.67 38,326 13.04 47,437 13.96 58,828 15.04 93,127 36.64 91,192 31.02 91,477 26.91 93,729 23.97 8,412 3.31 8,720 2.97 8,391 2.47 7,041 1.80 122,467 48.18 155,318 52.84 191,351 56.29 230,371 58.91 528 0.21 381 0.13 1,267 0.37 1,065 0.27 254,192 100 293,937 100 339,923 100 391,034 100

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp của BIDV 2010 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính BIDV 2010 - 2013

Tỷ trọng cho vay đối với các đối tượng ngoài nhà nước tăng từ 63,36% vào 31/12/2010 lên đến 76,03% vào 31/12/2013. BIDV cũng thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hướng tới ngân hàng bán lẻ. Dư nợ ngân hàng bán lẻ đã có những mức tăng trưởng tốt từ 2010 đến 2013, tăng từ 11,67% lên 15,04% đối với cho vay khách hàng cá nhân, hướng tới mục tiêu tăng dần tỷ lệ này trong các năm tiếp theo.

•Chất lượng tín dụng:

BIDV là ngân hàng đầu tiên được NHNN chấp thuận áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.

NĂM 2010

GIÁ 2011 2012 2013GIÁ

% GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % %

Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng nhiều đến khả năng tài chính của khách hàng và hoạt động của ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được kiểm soát khá tốt. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV luôn thấp hơn 3%. Đến thời điểm 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,37%. Đặc biệt, chất lượng các khoản nợ ngày càng tốt hơn, trong cơ cấu nợ của BIDV, nợ đủ tiêu chuẩn đạt đến 90,84%, trong khi nợ cần chú ý đã giảm từ 9,99% năm 2012 xuống còn 6,79%, đây là tỷ lệ thấp nhất trong giai đoạn 2010 – 2013. Tuy nhiên, dù tỷ lệ nợ nhóm 3 và 4 giảm nhưng tỷ lệ nợ nhóm 5 của ngân hàng vào năm 2013 lại có sự tăng nhẹ từ 0,79% lên 1,03%. Mặc dù tỷ lệ này khơng nhiều nhưng nó cũng thể hiện sự dịch chuyển nhóm nợ của giai đoạn trước.

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ tín dụng của BIDV 2010 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU TRỊ TRỊ NỢ ĐỦ TIÊU CHUẨN 202,574 85.45 233,766 85.22 273,615 87.09 339,092 90.84 NỢ CẦN CHÚ Ý 28,083 11.85 32,415 11.82 31,383 9.99 25,338 6.79 NỢ DƯỚI TIÊU CHUẨN 3,597 1.52 5,244 1.91 5,857 1.86 3,946 1.06 NỢ NGHI NGỜ 819 0.35 420 0.15 825 0.26 684 0.18 NỢ CÓ KHẢ NĂNG MẤT VỐN 2,008 0.85 2,458 0.90 2,479 0.79 4,209 1.13 TỔNG 237,081 100 274,303 100 314,159 100 373,269 100 TỶ LỆ NỢ XẤU 6,424 2.71 8,122 2.96 9,161 2.92 8,839 2.37

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính BIDV 2010 - 2013

BIDV cũng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN. Giá trị trích lập dự phịng của BIDV nhìn chung tăng dần theo các năm.

Bảng 2.8: Dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV 2010 – 2013Đơn vị tính: Tỷ đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển VN (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w