5. Bố cục luận văn:
2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:
2.2.1.2 Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp
BIDV là ngân hàng đi tiên phong trong hoạt động quản lý RRTN. Tháng 8/2004, Ngân hàng thành lập Phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống. Tháng 9/2008, BIDV thực hiện cải cách mơ hình tổ chức và Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp được thành lập. Tại các chi nhánh, phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các rủi ro trong đó có rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, BIDV đã chủ động nghiên cứu và áp dụng kết quả đầu ra của “Dự án Tài chính nơng thơn III” do WB tài trợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn áp dụng các công cụ QLRR theo thông lệ quốc tế như phương pháp luận tự nhận diện, đánh giá rủi ro, công cụ RCSA, CSA.
Dưới sự tư vấn của các chun gia nước ngồi, BIDV đã ban hành chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp chung cho toàn hệ thống bao gồm:
BIDV thực hiện phân nhóm RRTN theo 7 nhóm dấu hiệu rủi ro, gồm các nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến: Mơ hình tổ chức cán bộ và an tồn nơi làm việc; cơ chế, chính sách, quy định; gian lận nội bộ, gian lận bên ngồi, q trình xử lý cơng việc, hệ thống cơng nghệ thông tin và thiệt hại tài sản.
BIDV cũng rất chú trọng ban hành các văn bản, quy định về quản lý rủi ro tác nghiệp tạo điều kiện pháp lý cho nhân viên có cơ sở thực hiện. Các văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý RRTN của BIDV bao gồm:
Chính sách quản lý RRTN ban hành kèm quyết định 727/QĐ-HĐQT ngày 19/07/2010. Chính sách này ban hành nhằm điều chỉnh thống nhất hoạt động quản lý RRTN trong toàn hệ thống; quy định chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong công tác quản lý RRTN; xác định mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung chủ yếu trong hoạt động quản lý RRTN.
Qui định quản lý RRTN 4555/QĐ-QLRRTT ban hành ngày 01/08/2013 về quy trình, các chỉ tiêu và phương thức thực hiện báo cáo RRTN nhằm bảo đảm an tồn trong q trình hoạt động, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của BIDV.
Thống nhất việc nhận diện, đo lường, phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát và báo cáo rủi ro tác nghiệp trong hệ thống BIDV.
Xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị liên quan trong công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.
Ngoài ra, việc khen thưởng xử phạt đối với các cá nhân, bộ phận trong ngân hàng cũng được quy định rõ ràng trong Quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong tác nghiệp số 2060 /QĐ-HĐQT ngày 20/12/2012 với mục tiêu tăng cường quản lý, hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của BIDV được an toàn và hiệu quả. Tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong hệ thống, góp phần thực hiện chuẩn mực văn hoá quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV. Nâng cao ý thức tuân thủ trong tác nghiệp hoạt động kinh doanh hàng ngày của từng cán bộ, nhân viên.