5. Bố cục luận văn:
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Bản cáo bạch IPO của BIDV
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của BIDV
Tính đến cuối năm 2013, BIDV có Hội sở chính và 125 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao dịch), 437 Phòng giao dịch, 113 Quỹ tiết kiệm, 1.295 máy ATM và trên 4.1 máy POS; Trường đào tạo cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin; các Văn
phòng đại diện: VPĐD tại Tp. Hồ Chí Minh, VPĐD tại Đà Nẵng, VPĐD tại Campuchia, VPĐD tại Myanmar, VPĐD tại Lào, VPĐD tại Séc.
Trong đó, ban lãnh đạo ngân hàng gồm Hội đồng quản lý, ban tổng giám đốc, ban kiểm sốt:
•Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các Cổ đơng có quyền biểu quyết, hoạt động thơng qua cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông Thường niên, Đại hội đồng Cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
•Ban kiểm sốt:
Ban kiểm sốt là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, thay mặt các Cổ đơng để kiểm sốt, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành BIDV, thực trạng tài chính BIDV và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm sốt BIDV gồm 03 thành viên.
•Hội đồng Quản lý
Hội đồng Quản lý chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. HĐQT cịn có nhiệm vụ xác định và xây dựng các kế hoạch và chính sách như chính sách quản lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh và các kế hoạch phát triển chung của BIDV.
HĐQT có các ban/ hội đồng giúp việc sau: Hội đồng Xử lý rủi ro, Hội đồng Quản lý Tín dụng, Hội đồng Cơng nghệ thông tin và Hội đồng Thi đua khen thưởng.
•Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của BIDV theo Điều lệ của BIDV. Ban Tổng Giám đốc chịu sự giám sát của HĐQT.
Ban Tổng Giám đốc có các hội đồng giúp việc là Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có, Hội đồng tín dụng và Hội đồng bán nợ hạch tốn ngoại bảng.
Hội sở chính của BIDV được tổ chức theo 7 khối chức năng gồm:
•Khối Ngân hàng bán bn: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ của ngân hàng với các khách hàng doanh nghiệp lớn. Cụ thể, khối này có trách nhiệm giới thiệu các sản phẩm tới các khách hàng là doanh nghiệp, định chế tài chính và cơng ty quản lý tài sản; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý khả năng sinh lợi của các sản phẩm này nhằm đảm bảo duy trì mối quan hệ với khách hàng.
•Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới: Chịu trách nhiệm đối với hoạt động marketing, phát triển và kinh doanh các sản phẩm được chuẩn hóa cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đồng thời quản lý mạng lưới phân phối của BIDV. •Khối Vốn và Kinh doanh vốn: Chịu trách nhiệm đối với tất cả các giao dịch của
ngân hàng về ngoại tệ, lãi suất, trạng thái thị trường mở về hàng hóa và tài sản vốn trong giới hạn ALCO về vốn, thanh khoản,... Khối này cũng tập trung và cung cấp tất cả thơng tin thị trường cho tồn hệ thống, chi nhánh và các phòng ban khác sẽ thu nhận lãi suất tiền gửi và trao đổi ngoại tệ từ Khối này.
•Khối Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm sốt các hoạt động tín dụng và các rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải. Khối này thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiềm năng được các khối kinh doanh khác đề xuất.
•Khối Tác nghiệp: Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán và thu chi trực tiếp, cụ thể: thanh toán trong nước, chuyển tiền quốc tế và chuyển điện SWIFT; quản lý các khoản vay, dịch vụ khách hàng và hoạt động tài trợ thương mại.
•Khối Tài chính Kế tốn: Phụ trách thơng tin về tài chính kế tốn của ngân hàng và các công ty con, truyền tải thông tin quản lý về bộ phận kế tốn trụ sở chính và kế tốn chung; quản lý tài chính và kho quỹ, đồng thời chịu trách nhiệm phân tích tài chính và giám sát.
•Khối hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nói chung và tổng thể của ngân hàng.