Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Khoa học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Năng lực và dạy học pháttriển năng lực

2.2.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Khoa học

2.2.3.1. Khái niệm

Các nghiên cứu trước đây, đã có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về NL vận dụng kiến thức như:

NL vận dụng kiến thức của HS là khả năng của người học huy động, sử dụng những kiến thức, KN đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực VDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức [16, tr18].

Chương trình GDPT môn Sinh học (2018) xác định: NLVDKT, KN đã học nghĩa là HS có khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp.

Như vậy, dấu hiệu cơ bản của NLVDKT, KN vào thực tiễn là khả năng người học huy động tổng hợp kiến thức, KN đã học với thái độ tích cực để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên và đời sống cá nhân, cộng đồng. 2

2.2.3.2. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học môn Khoa học vào thực tiễn có các biểu hiện sau:

- Tìm hiểu, khám phá vấn đề. - Thiết lập không gian vấn đề. - Lập kế hoạch, thực hiện giải pháp.

- Đánh giá và phản ánh giải pháp; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.

2.2.3.3. Một số biện pháp phát triển NLVDKT, KN đã học cho HS

Khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức, KN trong thực tế cuộc sống.

“Người ta thường nói gộp chung khoa học và kiến thức. Đây là một ý kiến sai lệch. Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là ý thức, cũng chính là bản lĩnh vận dụng kiến thức ”, Kleiloyev (Nga)

“Mục đích chính của giáo dục khơng phải dạy cho trẻ hiểu nhiều, biết rộng mà dạy cho trẻ biết hành động”, Danh ngôn giáo dục.

Từ việc xác định tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức, KN, các biểu hiện của NL VDKT, KN đã học qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển NLVDKT, KN cho HS như sau:

- Trước hết, GV cần trang bị cho HS của mình nền tảng kiến thức cơ bản một

cách vững chắc.

- Đưa ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức, KN theo các cấp độ từ

dễ đến khó, tăng cường các tình huống gắn liền với bối cảnh cụ thể (thực tiễn đời sống, thí nghiệm thực hành), tăng cường câu hỏi mở, BT, câu hỏi yêu cầu HS sử dụng kiến thức nhiều bài, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp.

- Tạo điều kiện cho HS tự đưa ra các tình huống cần giải quyết cho các bạn

cùng nhóm, lớp.

- Khuyến khích học sinh lập nhóm, cùng tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề

mang tính thực tế, cấp thiết: lập kế hoạch, thực nghiệm, báo cáo kết quả (dù thành công hay thất bại).

- Để phát triển NLVDKT, KN đã học, chúng tôi chú trọng đến việc tăng cường

sử dụng BT có liên quan đến các quá trình, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống xung quanh giúp khơi gợi ở HS tính tị mị, thích thú trong các giờ học mơn Khoa học.

2.2.3.4. Đánh giá NLVDKT, KN đã học của HS

Để đánh giá NLVDKT, KN đã học của HS, GV sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời miệng hoặc bài viết thực tiễn; đánh giá thông qua quan sát (quan sát HS thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngồi thực địa, tham quan,… bằng cách sử dụng bảng thuyết vào thực tiễn,…

Trong quá trình đánh giá cần lưu ý: Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt q trình giáo dục để có thể thu thập những thông tin về việc học của HS; Đánh giá NL phải dựa vào các tiêu chí cần đạt được của mỗi NL. Các tiêu

chí đánh giá này giúp cho việc xác định mức độ đạt được của học sinh ở từng NL; Đánh giá NL dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Khi được giao một nhiệm vụ học tập cụ thể, đòi hỏi HS phải thể hiện kiến thức, KN qua việc trình bày miệng hoặc trên giấy; trình bày một sản phẩm, một báo cáo; trả lời câu hỏi; thực hiện một dự án học tập... Quan sát việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS cùng những sản phẩm cụ thể ta có thể nhận biết mức độ thể hiện các NL của các em.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong dạy học môn khoa học lớp 5 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)