Vai trò của nhãn hiệu thực phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 28)

3.1 Nhãn hiệu thực phẩm

3.1.1. Vai trò của nhãn hiệu thực phẩm

Nhãn hiệu thực phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng. Nhãn hiệu của bao bì thực phẩm là nơi trình bày các thơng tin chi tiết về thực phẩm chứa đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu cơng ty sản xuất và hình ảnh màu sắc minh họa cho thực phẩm và sự trình bày các chi tiết phải đúng qui định.

Nhãn hiệu phải được ghi đúng qui cách về :

 Từ ngữ  Ngơn ngữ

 Cách trình bày, vị trí các phần mục

 Các chi tiết thuộc nội dung khuyến khích,…

Các sản phẩm được sản xuất bởi cùng một công ty sẽ cùng mang một thương hiệu. Nếu bên cạnh phía bên phải của thương hiệu có ký hiệu (viết tắt của Registered trong nhóm từ Registered trade mark), có nghĩa là thương hiệu đã được đăng ký độc quyền về tên gọi và kiểu dáng. Bất kỳ công ty nào khác không được phép bắt chước, dù là bắt chước tương tự. Trường hợp ký hiệu  (viết tắt của trade mark) là tên sản phẩm cũng là tên trong giao thương mua bán thay thế cho thương hiệu.

Hình 3.1 Ký hiệu nhãn hiệu độc quyền R R

- 17 -

Hình 3.2 Ví dụ về những nhãn hiệu độc quyền 3.1.2. Nội dung ghi nhãn bắt buộc 3.1.2. Nội dung ghi nhãn bắt buộc

- Tên của thực phẩm

- Liệt kê thành phần cấu tạo

- Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước - Địa chỉ nơi sản xuất

- Nước xuất xứ - Ký mã hiệu lô hàng - Số đăng ký chất lượng

- Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản - Hướng dẫn sử dụng

Cụ thể hơn, theo Nghị định chính phủ Về nhãn hàng hóa (số 89/2006/NĐ-CP) ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2006, Chương II nói về “Nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa” có ghi rõ:

Điều 11. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm vaeef hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa.

2. Ngoại nội dung quy định tại khoản 1 Điều nay, tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, phải thể hiện trên nhãn hàng hóa các nội dung bắt buộc

- 18 -

quy định tại điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.

Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa 1. Lương thực: Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng

2. Thực phẩm: Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

3. Đồ uống (trừ rượu): Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

4. Rượu: Định lượng; Hàm lượng etanol; Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang)…

Nguồn: Nghị định về nhãn hàng hóa, Văn bản hướng dẫn về Quản lý chất lượng sản phẩm, 2008 a. Tên của thực phẩm

- Tên gọi của thực phẩm thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó, cụ thể, khơng trừu tượng.

- Thực phẩm được đặt tên riêng (như tên của mỗi người) bằng tiếng Việt hoặc bằng cách ghép nhiều phụ âm và nguyên âm (gần giống tên nước ngoài) sao cho dễ nhớ, dễ đọc và ấn tượng với người tiêu dùng

b. Liệt kê thành phần thực phẩm

Một sản phẩm luôn luôn phải liệt kê thành phần trên nhãn hiệu bao gồm: Thành phần nguyên liệu để chế biến thực phẩm; Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm

- Các loại nguyên liệu được dùng để chế biến ra sản phẩm được ghi theo thứ tự hàm lượng sử dụng từ cao đến thấp.

- Phải liệt kê thành phần nguyên liệu của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được chế tạo từ hai thành phần trở lên.

- Phải sử dụng tên gọi cụ thể đối với từng thành phần, khơng trừu tượng vì có thể gây nhầm lẫn.

- 19 -

- Thành phần các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai cách: Tên nhóm và tên chất phụ gia; Tên nhóm và mã số quốc tế INS của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn.

- Ghi nhãn định lượng các thành phần.

- Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng

- Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng các thành phần thực phẩm hay các thành phần dinh dưỡng của sản phẩm.

Hình 3.3 Bảng thành phần dinh dưỡng sơcơla

http://socola.vn/gia-dinh/khoe-moi-ngay/98278_Cach-doc-hieu-thong-tin-tren-bao-bi-thuc-pham-ngoai.aspx c. Định lượng của sản phẩm

Định lượng của sản phẩm là khối lượng hoặc thể tích được xác định khi sản phẩm ở trạng thái đứng yên được gọi là hàm lượng tịnh.

- Hàm lượng tịnh hoặc thể tích phải được cơng bố trên nhãn ở nơi dễ thấy theo qui định.

- Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau

 Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng.

 Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn, khô rời hoặc dạng sệt.

- 20 -

 Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phảm dạng sệt (nhớt)  Trường hợp thực phẩm trong một bao bì có nhiều đơn vị cùng chủng

loại, thì số định lượng cần ghi rõ: tích của số đơn vị và số khối lượng một đơn vị

- Đối với thực phẩm có dạng hỗn hợp của dịch lỏng và phần rắn thì phải ghi hàm lượng tịnh là khối lượng ráo nước. Mơi trường chất lỏng có thể là nước, dung dịch đường hoặc muối, dấm (trong rau quả đóng hộp), hoặc dịch lỏng của rau (như nước cà chua trong sản phẩm cá hay thịt sốt cà) hoặc dầu ăn (cá ngâm dầu)

d. Địa chỉ nơi sản xuất

Đối với thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ thương hiệu, địa chỉ và số điện thoại của cơ sở sản xuất và cơ sở đóng gói (nếu hai cơ sở đó khác nhau).

e. Nước xuất xứ

- Nước xuất xứ của thực phẩm phải ghi trên nhãn theo qui định:

 Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ “Sản xuất tại Việt Nam”  Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất, tên và địa chỉ công

ty nhập khẩu

- Thực phẩm tái chế tại một nước thứ hai làm thay đổi bản chất của thực phẩm đó, nước thứ hai được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn.

f. Thời hạn sử dụng

- Thời hạn sử dụng là số ghi ngày tháng năm mà quá mốc thời gian đó, hàng hóa khơng được phép lưu thơng và khơng được sử dụng.

- Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì.

- 21 - g. Hướng dẫn bảo quản

Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản để duy trì chất lượng thực phẩm trong suốt thời gian sử dụng.

- Điều kiện về nhiệt độ, ánh sang, độ ẩm lưu trữ sản phẩm chưa mở bao bì, và bảo quản phần cịn lại khi đã mở bao bì sử dụng sản phẩm.

- Thời gian sử dụng sản phẩm sau khi mở bao bì h. Hướng dẫn sử dụng

Phải ghi mục hướng dẫn sử dụng để đảm bảo khơng gây nhầm lẫn, sai sót trong sử dụng.

i. Thực phẩm đặc biệt

Thường có hình ảnh biểu tượng cho những loại thực phẩm đặc biệt như thực phẩm chiếu xạ, hay thực phẩm biến đổi gen (Genetically modified organism - GMO)

Hình 3.5 Biểu tượng quốc tế về chiếu xạ thực phẩm

http://www.khcnbackan.gov.vn/home/index.php?khcn=News&nth_in=viewst&sid=678

Hình 3.6 Thực phẩm biến đổi gen

- 22 -

3.1.3. Nội dung ghi nhãn khuyến khích

Tất cả các thơng tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không được mâu thuẫn với những yêu cầu bắt buộc của qui chế ghi nhãn bao bì.

Được phép ghi:

- Dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn, như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

- Dấu hiệu đạt chứng nhận quản lý ISO. - Sự tăng lượng sản phẩm để khuyến mãi.

- Sự bổ sung những hoạt chất sinh học vào thực phẩm - Kiến thức dinh dưỡng

Ngoài ra các dấu hiệu phải dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

Hình 3.7: Nội dung ghi nhãn khuyến khích trên bao bì thực phẩm

http://www.sofri.ac.vn/suc-khoe-nguoi-cao-tuoi/36-sua-mam-gao.html

3.2. Mã số mã vạch (MSMV)

3.2.1. Lịch sử phát triển Mã số mã vạch

Mã số mã vạch (MSMV) được phát minh vào năm 1949 bởi N.Jwod Landa tại Mỹ. Vào năm 1970, Ủy ban Thực phẩm Mỹ đã ứng dụng MSMV đầu tiên vào việc mua bán, phân phối, kiểm tra hàng hóa thực phẩm: đưa máy scanner và máy thu tiền kết hợp, giảm thiểu số lượng nhân viên phục vụ bán hàng, đem lại hiệu quả kinh tế cao

- 23 -

do quyết tốn nhanh và tránh được những sai sót nhầm lẫn. Như thế MSMV đã được áp dụng và đạt thành công lớn.

Tháng 12 -1977 tổ chức EAN (European Article Numbering) chính thức được thành lập và đặt trụ sở tại Bỉ. Mục đích chính của tổ chức EAN là phát triển MSMV tiêu chuẩn toàn cầu và đa ngành để phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm, nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế. Mục đích của tổ chức được ủng hộ và nhanh chóng mở rộng ra ngồi phạm vi châu Âu đến các châu lục khác như châu Úc, châu Á. Đến năm 1992, tổ chức EAN trở thành EAN – Quốc tế (EAN- International)

Các loại MSMV tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay

- EAN (EAN-8, EAN-13)

- EAN-14 hay DUN-14 với mã vạch ITF-14 - UPC/EAN-128

3.2.2. Tổ chức EAN Quốc tế và Việt Nam – Áp dụng công nghệ MSMV ở Việt Nam

 EAN –VN là tổ chức MSMV vật phẩm quốc gia của Việt Nam được thành lập tháng 3-1995. và được cơng nhận là thành viên chính thức của EAN quốc tế vào tgáng 5-1995, được giao nhiệm vụ quản lý và triển khai hoạt động MSMV ở Việt Nam.

- Hướng dẫn cấp mã số vật phẩm

- Xây dựng và ban hành bộ TCVN về MSMV cho Việt Nam - Đào tạo và chuẩn bị các dự án áp dụng công nghệ MSMV - Tham gia các hoạt động của EAN quốc tế

- Cấp và quản lý MSMV của toàn thể doanh nghiệp tai Việt Nam như: Đăng ký sử dụng mạng toàn cầu và các cơ sở dữ liệu thông tin sử dụng MSMV, cấp giấy phép sử dụng mã nước ngoài như mã UPC để xuất khẩu.

 Để quản lý mã mặt hàng, doanh nghiệp phải hệ thống tất cả sản phẩm của mình, các sản phẩm hiện có cũng như các sản phẩm sẽ có trong tương lai. Trong hệ

- 24 -

thống này có các mục như: đặc điểm cơng nghệ, loại bao gói, trọng lượng, nguyên liệu..và mã số ứng với từng loại sản phẩm để khi cần có thể tra cứu được ngay.

 Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng phổ biến MSMV EAN-13 và DUN- 14, ITF-14 trong quản lý hàng hóa thực phẩm. Trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ áp dụng MSMV UPC/EAM 128 để hội nhập cùng với quốc tế trong quản lý chất lượng thực phẩm ngay từ nguồn gốc.

3.2.3. Đặc điểm của MSMV

MSMV vật phẩm là loại dấu hiệu để phân tích định lượng vật phẩm. Qua MSMV và hệ thống máy vi tính có thể biết được đặc tính, khối lượng, thể tích, loại bao bì, số lượng hàng hóa.

Mã số là một dãy các con số tự nhiên từ 0 đến 9 được sắp xếp theo qui luật. Mã vạch gồm các vạch sáng tối có độ rộng khác nhau biểu thị cho các con số của mã số để máy scanner đọc.

Trên tồn thế giới khơng thể có sự trùng MSMV với nhau giữa các loại hàng hóa. MSMV là dấu hiệu đại diện cho từng loại hàng hóa.

MSMV được in trên nhãn hiệu ở vị trí góc bên phải và gần cạnh đáy của nhãn hiệu bao bì.

MSMV được ghi trên bao bì hàng hóa khơng nhằm để người tiêu dùng đọc, phân định hàng hóa khi mua mà cho hệ thống máy scanner đọc và máy tính ghi nhận vào bộ nhớ và sao lục đặc tính quy cách hàng hóa, giá cả, số lượng (nhập, xuất, lưu kho), thời gian tương ứng,…

- 25 -

Chủng loại hàng hóa: sản phẩm chỉ khác nhau về một đặc tính thì tạo nên một chủng loại hàng hóa (như rượu lên men đều có những tính chất hóa lý khác nhau về mùi hương, màu,..cũng tạo nên một chủng loại mang MSMV riêng). Tương tự như vậy đối với hàng có thứ hạng khác nhau, như rượu vang, rượu trái cây cùng nồng độ cồn, cùng loại nguyên liệu quả từ ban đầu nhưng khác nhau về công nghệ sản xuất cũng tạo nên những loại hàng hóa có MSMV khác nhau. Bên cạnh đó, chủng loại sản phẩm cũng được tạo nên do:

- Vật liệu bao bì khác nhau

- Hình dạng, cấu tạo bao bì khác nhau mặc dù cùng vật liệu bao bì, thể tích, hay khối lượng.

- Số lượng, thể tích bao bì chứa đựng khác nhau

- Bao bì vận chuyển chứa số lượng sản phẩm khác nhau thì cũng có MSMV khác nhau.

3.2.4. Cấu tạo MSMV EAN-13 và EAN-8 của hàng hóa bán lẻ

3.1.1.1 Cấu tạo mã số:

+ Mã số EAN-13: Gồm 13 con số có cấu tạo như sau, từ trái sang phải:

Mã quốc gia: 2 hoặc 3 chữ số

Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ 4 hoặc 5,6 chữ số (hoặc 7 chữ số nếu mã quốc gia có 2 chữ số); và được bắt đầu bằng số tương ứng là 4 hoặc 5,6,7.

Mã mặt hàng: có thể là 5, 4 hay 3 số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp, và mã quốc gia. Số cuối cùng là số kiểm tra (C)

+ Mã số EAN-8: gồm 8 con số có cấu tạo như sau:

Mã quốc gia: 3 số đầu Mã mặt hàng: 4 số sau Số cuối cùng là số kiểm tra.

Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, khơng đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ: thỏi kẹo, gói trà túi lọc,..)

- 26 -

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức MSMV quốc tế (EAN) cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.

Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-13 và mã EAN-8

Bước 1: Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra C) Bước 2: Nhân kết quả bước 1 với 3

Bước 3: Cộng giá trị của các con số còn lại (các con số từ bên phải ở vị trí hàng chẵn) Bước 4: Cộng kết quả bước 2 với bước 3

Bước 5: Lấy số tròn chục (bội số của 10) gần nhất, lớn hơn hoặc bằng kết quả bước 4, trừ cho bước 4, kết quả là số kiểm tra C.

3.1.1.2 Cấu tạo mã vạch

Hình 3.9 Cấu tạo mã số - mã vạch

Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể hiện hai vạch và hai khoảng trống. Mỗi vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1- 4 mơđun, mỗi mơđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33mm

 Đọc mã vạch.

Hình 3.10 Sơ đồ hoạt động của máy scanner

Mã vạch

Máy phát tia lazer Bộ phận biến đổi quang điện Bộ giải mã Máy tính Máy in Hóa đơn ………. ………... Chùm tia lazer

- 27 -

Để đọc mã vạch người ta dùng một máy scanner, trong máy scanner có một nguồn sáng lazer, một bộ phận cảm biến quang điện, một bộ giải mã. Máy quét được nối với máy tính bằng dây dẫn hoặc bộ phận truyền tín hiệu vơ tuyến.

Ngun tắc hoạt động như sau: Nguồn sáng lazer phát ra một chùm tia sáng hẹp quét lên khu vực mã vạch (chừng 25 đến 50 lần trong một giây), bộ cảm biến quang điện nhận ánh sáng phản xạ từ vùng in mã vạch và chuyển nó thành dịng điện có

Một phần của tài liệu Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)