Cấu tạo MSMV EAN-13 và EAN-8 của hàng hóa bán lẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 37 - 39)

3.2. Mã số mã vạch (MSMV)

3.2.4. Cấu tạo MSMV EAN-13 và EAN-8 của hàng hóa bán lẻ

3.1.1.1 Cấu tạo mã số:

+ Mã số EAN-13: Gồm 13 con số có cấu tạo như sau, từ trái sang phải:

Mã quốc gia: 2 hoặc 3 chữ số

Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ 4 hoặc 5,6 chữ số (hoặc 7 chữ số nếu mã quốc gia có 2 chữ số); và được bắt đầu bằng số tương ứng là 4 hoặc 5,6,7.

Mã mặt hàng: có thể là 5, 4 hay 3 số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp, và mã quốc gia. Số cuối cùng là số kiểm tra (C)

+ Mã số EAN-8: gồm 8 con số có cấu tạo như sau:

Mã quốc gia: 3 số đầu Mã mặt hàng: 4 số sau Số cuối cùng là số kiểm tra.

Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, khơng đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ: thỏi kẹo, gói trà túi lọc,..)

- 26 -

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức MSMV quốc tế (EAN) cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.

Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-13 và mã EAN-8

Bước 1: Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra C) Bước 2: Nhân kết quả bước 1 với 3

Bước 3: Cộng giá trị của các con số còn lại (các con số từ bên phải ở vị trí hàng chẵn) Bước 4: Cộng kết quả bước 2 với bước 3

Bước 5: Lấy số tròn chục (bội số của 10) gần nhất, lớn hơn hoặc bằng kết quả bước 4, trừ cho bước 4, kết quả là số kiểm tra C.

3.1.1.2 Cấu tạo mã vạch

Hình 3.9 Cấu tạo mã số - mã vạch

Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể hiện hai vạch và hai khoảng trống. Mỗi vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1- 4 mơđun, mỗi mơđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33mm

 Đọc mã vạch.

Hình 3.10 Sơ đồ hoạt động của máy scanner

Mã vạch

Máy phát tia lazer Bộ phận biến đổi quang điện Bộ giải mã Máy tính Máy in Hóa đơn ………. ………... Chùm tia lazer

- 27 -

Để đọc mã vạch người ta dùng một máy scanner, trong máy scanner có một nguồn sáng lazer, một bộ phận cảm biến quang điện, một bộ giải mã. Máy quét được nối với máy tính bằng dây dẫn hoặc bộ phận truyền tín hiệu vô tuyến.

Nguyên tắc hoạt động như sau: Nguồn sáng lazer phát ra một chùm tia sáng hẹp quét lên khu vực mã vạch (chừng 25 đến 50 lần trong một giây), bộ cảm biến quang điện nhận ánh sáng phản xạ từ vùng in mã vạch và chuyển nó thành dịng điện có cường độ biến đổi theo ánh sáng phản xạ đó. Tín hiệu điện được đưa qua bộ giải mã và chuyển về máy tính.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bao bì thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)