2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng
4.2 Một số hạn chế trong công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút
trực tiếp nước ngoài
4.2.1 Một số hạn chế.
Bên cạnh những thành cơng đáng khích lệ, cơng tác XTĐT của thành phố vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục
- Công cụ xúc tiến đầu tư của thành phố chưa chuyên nghiệp, hấp dẫn các nhà đầu tư: ngôn ngữ trong các công cụ tuyên truyền chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh, trong khi đó một bộ phận lớn các nhà đầu tư đến từ các nước và vùng lãnh thổ nói tiếng Trung, Nhật, Hàn…Tài liệu, tờ rơi; các băng, đĩa CD về Hải Phòng chưa được cập nhật thường xuyên, thông tin đến các nhà đầu tư cịn chậm, khơng cung cấp thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng, chưa xây dựng được hình ảnh của thành phố xứng đáng với khẩu hiệu: “ Hải Phòng - Điểm đến của các nhà đầu tư”. Đặc bệt là các trang web hoạt động chưa phát huy hiêu quả, các thơng tin có khi đã rất lạc hậu, khơng theo sát thực tế ( bài viết từ những năm 2007) điều đó gây trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư khi tiến hành tìm hiểu mơi trường đầu tư kinh doanh tại Hải Phòng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nhịp sống ngày càng trở lên gấp gáp, từng giờ từng phút đều vơ cùng q
giá thì việc cập nhật thơng tin chính xác và nhanh chóng lại càng là một địi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết. Nó giúp các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra các quyết định đầu tư, giảm bớt các chi phí để tìm kiếm thơng tin đồng thời giảm bớt các thiệt hại do thông tin khơng hồn hảo gây ra.
- Một số đoàn xúc tiến đầu tư của thành phố chưa thực sự mang lại hiệu quả cao; việc xác định các thị trường mục tiêu, các cơng ty có tiềm lực kinh tế cũng như công nghệ hiện đại để thu hút đầu tư vào Hải Phòng nhằm khai thác lợi thế của thành phố về cảng biển chưa được chú trọng. Trong khi đó, việc xây dựng danh mục dự án kêu gọi FDI cịn chung chung, thơng tin chưa thuyết phục các nhà đầu tư, các đối tác là doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa thực sự tham gia vào quá trình xúc tiến đầu tư.
- Các cuộc hội thảo, triển lãm cịn mang tính hình thức, chưa thực sự chuyên nghiệp, thu hút chưa nhiều các nhà đầu tư quan tâm đến thành phố tham dự.
- Thành phố chưa thu hút được nhiều các tập đồn, cơng ty lớn có tiềm lực, cơng nghệ cao… trên thế giới và chưa có chiến lược tiếp cận, vận động đầu tư cụ thể đối với các nhà đầu tư này.
- Quá trình tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư sau khi được cấp phép cịn yếu. Thậm chí, cịn xảy ra tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các sở, ban ngành liên quan với cơ quan XTĐT, gây khó khăn cho họ trong q trình hoạt động, triển khai dự án do đó dễ gây nản lịng và mất niềm tin của các nhà đầu tư; việc sử dụng hình ảnh các nhà đầu tư đã đầu tư thành công trên địa bàn thành phố để thu hút các nhà đầu tư khác chưa được quan tâm đúng mức.
- Sự phối hợp của các ban, ngành trong việc chuẩn bị thông tin cũng như cung cấp các thông tin liên quan đến môi trường đầu tư, mặt bằng, thị trường, lao động, chi phí đầu vào… khi các nhà đầu tư yêu cầu chưa kịp thời và cịn thiếu chuẩn xác.
- Ngồi ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công việc xúc tiến đầu tư như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố chưa được đầu tư đồng bộ,
việc công khai quy hoạch đất cho các dự án chưa được làm tốt dẫn đến công tác giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc chuẩn bị mặt bằng sẵn sàng cho nhà đầu tư (nhiều nhà đầu tư sau khi tìm hiểu cơ hội đầu tư và thăm địa điểm đã quyết định chuyển địa điểm đầu tư sang địa phương khác do mặt bằng chưa sẵn sàng); thủ tục hành chính cịn nhiều phức tạp nhất là khâu thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, thuế…
Tóm lại, cơng tác xúc tiến đầu tư của thành phố trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến và đạt được một số kết quả đáng khích lệ; nhưng bên cạnh đó cịn bộc lộ một số khiếm khuyết cần được khắc phục. Công tác xúc tiến đầu tư của thành phố trong thời gian tới cần phải tiếp tục được đổi mới theo hướng chủ động, chuyên nghiệp, đồng bộ từ khâu tuyên truyền cho tới việc xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cơng khai, minh bạch quy hoạch cho các dự án, chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng... mới tạo ra một sức hấp dẫn thu hút nhà đầu tư đến tìm hiểu, quyết định đầu tư, kinh doanh lâu dài trên địa bàn thành phố.
4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Hoạt động Marketing địa phương còn thiếu hiệu quả, chưa làm nổi bật được những tiềm năng, cũng như thế mạnh và mục tiêu phát triển của thành phố trong tương lai và chưa xây dựng được một chiến lược tiếp thị hợp lý. Tiết kiệm và đem lại kết quả cao
Mơi trường đầu tư cịn nhiều điểm thiếu đồng bộ chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư
Chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng các tài liệu xúc tiến như tờ rơi, sách báo giới thiệu hay các CD ROM, website... Việc cung cấp và cập nhật thông tin cho các nhà đầu tư cịn thiếu tính nhanh nhậy, chun nghiệp và hiệu quả
Chiến lược XTĐT đã được xây dựng tuy nhiên vẫn mang tính chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng. Danh mục các dựa án kêu gọi đầu tư đã được xây dựng nhưng vẫn thiếu nhiều thông tin mà các nhà đầu tư quan tâm, chưa chi tiết, cụ thể. Tiến độ xây dựng các chiến lược XTĐT còn chậm và chưa thực sự được quan tâm.
Vấn đề quy hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng thực hiện chậm, làm cản trở tiến độ triển khai, thực hiện dự án của các nhà đầu tư. Làm nản lòng các nhà đầu tư cũng như gây ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Điều này là do sự qiuan tâm chưa thực sự đầy đủ của các cấp ,các ngành cũng như sự thiếu hợp tác của một số người dân
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Cả thành phố chỉ có 2 cơ quan đầu mối chính để thực hiện cơng tác xúc tiến là Sở Kế hoạch – Đầu tư và Ban quản lý các khu chế xuất và khu cơng nghiệp Hải Phịng ( HEPIZA). Trong đó, HEPIZA chuyên trách về xúc tiến các khu cơng nghiệp Nomura-Hải Phịng, Đình Vũ và Khu chế xuất Hải Phòng. Sở Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm chủ yếu xúc tiến đầu tư ngồi các khu cơng nghiệp trên, kết hợp cùng HEPIZA và các chủ đầu tư khu công nghiệp xúc tiến đầu tư vào các khu cơng nghiệp đó và điều phối tổng thể các hoạt động xúc tiến trên địa bàn thành phố. Điều này gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xúc tiến. Sự hạn chê về trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm và khả năng thành thạo nhiều loại ngoại ngữ là những ngun nhân chính hạn chế hiệu quả của cơng tác XTĐT. Trong khi hầu hết các nhân viên chỉ thành thạo tiếng Anh thì hoạt động XTĐT lại địi hỏi rất nhiều ngơn ngữ khác như tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Việc giám sát cũng như đánh giá chất lượng hoạt động XTĐT chư được tiến hành thường xun, liên tục mà chủ yếu mang tính hình thức, báo cáo lấy lệ.
Ngân sách cho hoạt động XTĐT còn hạn chế trong ngân sách ít ỏi của thành phố cấp cho hàng năm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng các hoạt động được tiến hành để thực hiện công tác XT
Chương II – Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Hải Phịng