1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.8 .Kết cấu khóa luận
4.2. Dự báo triển vọng đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trực tuyến của công ty
4.2.1. Dự báo triển vọng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
a. Số người truy cập internet tăng nhanh
Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, xếp thứ ba Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 thế giới về số người dùng Internet. Tại Việt Nam có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu người năm 2012, chiếm 37% tổng dân số (Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành).
Theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT Cập nhật thông tin tiếp tục là mục đích sử dụng Internet hàng ngày phổ biến nhất, tăng từ 87% năm 2013 lên 93,5% năm 2014. Đa số người tham gia khảo sát sử dụng Internet hàng ngày để tham gia các diễn đàn, mạng xã hội (81,2%), truy cập e-mail (73,8%), xem phim ảnh, nghe nhạc (64,8%), và nghiên cứu học tập (63,9%). Đối với các hoạt động như mua bán cá nhân, phần lớn người khảo sát có tần suất hoạt động hàng tháng (36,2%). (Nguồn báo cáo TMĐT năm 2014).
Theo kết quả trên, ta thấy số lượng người sử dụng internet ngày một gia tăng là điều kiện để hoạt động truyền thông điện tử dễ dàng tiếp cận tới người dân hơn, thúc đẩy sự phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
b. Các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho thương mại điện tử
Theo báo cáo TMĐT năm 2013, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính trong đó 10% doanh nghiệp trang bị từ 50 máy tính trở lên, 16% doanh nghiệp có từ 21 – 50 máy tính, 19% doanh nghiệp có từ 11 – 20 máy tính. Tất cả các doanh nghiệp đều kết nối internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 78% doanh nghiệp sử dụng kết nối băng thơng rộng ADSL, 22% sử dụng
đường truyền riêng. Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT chiếm 65%, tăng 14% so với năm 2012.
c. Thanh toán điện tử khởi sắc
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện nay lượng thẻ do 52 tổ chức phát hành đạt trên 74 triệu thẻ với khoảng 490 thương hiệu, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm gần 92%), cịn lại là thẻ tín dụng (chiếm gần 4%) và thẻ trả trước (trên 4%).hiện đã có trên 16.000 máy giao dịch tự động (ATM) và khoảng 153.200 thiết bị chấp nhận thẻ (P.O.S) được lắp đặt trên toàn quốc. Nếu phân theo phạm vi hoạt động, thẻ nội địa đạt gần 66,5 triệu (chiếm gần 90%), thẻ quốc tế đạt trên 7,5 triệu thẻ (chiếm trên 10%).Việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng thương mại trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thanh toán qua Internet, điện thoại di động, đã đạt được những kết quả khá ấn tượng.
Cùng với smartlink, hiện cũng có nhiều nhà cung ứng giải pháp thanh toán trực tuyến trung gian khác cung cấp các cổng thanh toán trực tuyến tương tự như: OnePay, PayNet, Ngân Lượng, Bảo Kim, ... đang ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Thanh toán điện tử phát triển tạo thuận lợi cho người tiêu dùng mua sắm online, kích thích tăng trưởng thương mại điện tử qua đó thúc đẩy hoạt động quảng cáo trực tuyến tại các doanh nghiệp Việt Nam.
4.2.2. Dự báo khả năng ứng dụng quảng cáo trực tuyến trong hoạt động kinhdoanh tại các doanh nghiệp Việt Nam. doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Quảng cáo trực tuyến đã được các doanh ngiệp Việt Nam ứng dụng khá nhiều, đặc biệt là khi hệ thống công nghệ thông tin và mạng internet của nước ta ngày càng phát triển và mở rộng.
Nhà nước cũng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơng nghệ, đề ra các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cũng như các dịch vụ trực tuyến ở các doanh nghiệp. Tuy chưa được hoàn thiện song đây cũng là điều kiện tốt thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT và các dịch vụ trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của mình.
Quảng cáo trực tuyến đã xuất hiện khá lâu trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam không phải là các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này. Do đó, các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi được vơ vàn các kinh nghiệm quý báu và kế thừa những thành tựu của các doanh nghiệp đi trước trên thế giới.
Ngoài những lợi thế trên các doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với những hạn chế như mạng internet chậm chạp hay tắc nghẽn, mơi trường pháp lý chưa hồn thiệc, các chính sách chưa kịp thời, đặc biệt là nguồn nhân lực cho TMĐT nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng cịn rất yếu kém. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam cịn ít và năng lực cịn hạn chế. Những điều đó đã kiềm hãm sự phát triển của lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Với giá trị và xu hướng tất yếu quảng cáo trực tuyến Việt Nam đã từng bước tháo gỡ khó khăn và vươn lên phát triển không ngừng, tương lai gần lĩnh vực quảng cáo trực tuyến sẽ là công cụ đắc lực và không thiếu trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong nước nói chung hay của cơng ty cổ phần iNET nói riêng.