Các qui định nhằm kiểm soát việc nhập khẩu cà phê vào thị trường EU

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường liên minh châu âu (Trang 28 - 31)

1.2 Tổng quan về thị trường cà phê tại EU

1.2.2 Các qui định nhằm kiểm soát việc nhập khẩu cà phê vào thị trường EU

EU là một thị trường đầy hứa hẹn nhưng nổi tiếng với những qui định khắt khe nhằm kiểm soát nhập khẩu. Các qui định được áp dụng phổ biến là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kĩ thuật...

1.2.2.1 Thuế quan Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU

EU áp dụng biểu thuế quan chung CCT (Common Custom Tariff), được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống hài hòa HS (Harmonized System). Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau:

 Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc MFN.

 Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU.

 Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo các hiệp định song phương.

Chế độ GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt, bản chất của nó là EU sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hoá của các nước đang phát triển và chậm phát triển nhập khẩu vào thị trường này. Vào 05/2011, Uỷ ban Châu Âu (EC) đã trình Hội đồng các Bộ trưởng và Nghị viện Châu Âu xem xét dự thảo GSP mới của EU, dự kiến sẽ được áp dụng vào đầu năm 2014. Theo đó, EU đã đưa ra nhiều thay đổi, nâng tiêu chí được hưởng GSP và có thể có một vài thay đổi lớn về ưu đãi GSP dành cho một số nước được xem là cường quốc đang nổi và đối với nhiều hàng hoá nhập khẩu từ những nước đang phát triển nhanh.

1.2.2.2 Phi thuế quan

EU sử dụng biện pháp phi thuế quan làm biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay. Sản phẩm cà phê nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật gồm 5 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn chất lượng: Hiện nay, EU áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 cho cà phê xuất khẩu. Theo tiêu chuẩn này, hạt cà phê được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng cà phê được quyết định bởi số lượng những hạt lỗi có trong cà phê.

- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Theo Luật thực phẩm Châu Âu, một mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu vào EU được coi là vệ sinh nếu tuân thủ các quy định sau:

 Các quy định có liên quan đến Luật thực phẩm của EU;

 Các điều kiện tương đương do EU đặt ra; hoặc

Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU

 Nếu tồn tại một thỏa thuận riêng giữa EU và nước xuất khẩu, phải tuân theo các quy định trong thỏa thuận đó (Cục Xúc tiến thương mại, 2010).

Để thực hiện yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, EU có một hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm gọi là hệ thống RASFF. Hệ thống này giúp các nước thành viên EU ngay lập tức thông báo cho các nước thành viên khác nếu có mặt hàng thực phẩm khơng an tồn nào được phát hiện nhằm ngăn chặn việc mặt hàng đó thâm nhập thị trường EU. Đối với mặt hàng cà phê có thể đưa ra một số lý do cảnh báo như: Có phân cơn trùng, vật thể lạ và phân lồi gặm nhấm trong sản phẩm; hoặc bao gói sản phẩm cà phê bị hư hại...

- Tiêu chuẩn an tồn cho người sử dụng: Năm 2002, EU đã có quy định tại Văn bản PSCB No.36/02 về ngưỡng Ochratoxin A (OTA), trong cà phê nhân rang và cà phê bột là 5 phần tỷ, trong cà phê hòa tan là 10 phần tỷ và chưa có quy định về OTA trong cà phê nhân sống. Năm 2005, nhiều nước EU đã có tiêu chuẩn quốc gia riêng về giới hạn OTA trên cả cà phê nhân sống, cà phê nhân rang và cà phê hịa tan. Khi các tiêu chuẩn trên có hiệu lực thi hành vào năm 2006, những lơ hàng cà phê có hàm lượng OTA vượt ngưỡng quy định sẽ bị từ chối nhập vào EU [Cơng ty Cổ phần phân bón Bình Điền, n.d.). Đối với cà phê đã chế biến phải đóng gói, ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thời gian sử dụng, xuất xứ, điều kiện bảo quản...

- Tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường: u cầu hàng hóa có liên quan đến mơi trường phải dán nhãn sinh thái hoặc nhãn tái sinh theo quy định và có chứng chỉ được quốc tế cơng nhận. Ngồi ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ theo hệ thống quản lý ISO 14000.

- Tiêu chuẩn về lao động: EU cấm nhập khẩu những hàng hóa mà q trình sản xuất, doanh nghiệp có sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong Hiệp ước Geneva 25/9/1926 và 7/9/1956, và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105 (Vũ Chí Lộc, 2004, tr.112).

Bên cạnh đó, cà phê nhập khẩu vào EU cịn phải tn theo các cơng cụ hành chính khác nhằm kiểm sốt nhập khẩu như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”…

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU

Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường liên minh châu âu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)