3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của mặt hàng cà phê Việt
3.3.3 Tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê chặt chẽ hơn
Ta có thể thấy rằng, khơng thể nào phát triển được một ngành cà phê chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn của thế giới và EU, nâng cao NLCT mà lại bằng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, mỗi người một kiểu và việc ai nấy làm. Vì vậy, việc tổ chức ngành hàng cà phê, đi từ các nhóm nơng dân đến HTX, thành lập các hiệp hội gắn bó nơng dân với người sản xuất, doanh nghiệp, Nhà nước là rất quan trọng.
Về phía Nhà nước
Giải pháp đề xuất là xây dựng một Ban điều phối ngành hàng cà phê. Ban này sẽ có sự tham gia của các Bộ, các viện nghiên cứu và các hiệp hội. Ban có nhiệm vụ đề xuất và giám sát việc thực hiện các chính sách, chiến lược liên quan đến ngành hàng cà phê; tổ chức nghiên cứu, đào tạo và phối hợp kiểm sốt chất lượng; thu thập, phân tích, dự báo thơng tin thị trường trong và ngồi nước; thực hiện các hoạt động phát triển thị trường như các buổi hội chợ, quảng cáo; cải cách tổ chức ngành cà phê; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế… Ngoài ra, Ban sẽ đảm nhiệm ln Quỹ cà phê nếu nó ra đời.
Hình 3.1: Mơ hình đề xuất Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam
Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU
Ban sẽ do 1 lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo, với 50% thành viên là thuộc Nhà nước và 50% thuộc các thành phần kinh tế khác. Kế hoạch chi tiêu sẽ do Ban điều phối giám sát và thực hiện.
+ Đại diện của các Bộ sẽ có Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các đại diện này tạo ra sự điều phối thống nhất để phát triển tồn ngành, nhiệm vụ chỉ đạo.
+ Các viện có Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các Viện KHKT. Chia làm 2 chức năng, một là nghiên cứu kĩ thuật, một là nghiên cứu chính sách, tạo sự điều phối tập trung và thống nhất hơn, nhiệm vụ đề xuất các chính sách, chiến lược về ngành hàng cà phê. + Xây dựng, liên kết những hiệp hội. Hiện chúng ta mới chỉ có mơ hình hiệp hội kinh doanh cà phê, cịn lại những nhân tố khác vẫn rời rạc và ở quy mô nhỏ. Do vậy, cần tạo ra các hiệp hội mới như:
Hiệp hội nhà sản xuất: với mục đích kết nối quyền lợi của nơng dân trồng cà phê và gia đình nhằm bảo đảm ổn định thu nhập cho họ. Trong hiệp hội này sẽ bao gồm luôn các HTX và các hội nông dân. Hiệp hội cần tổ chức, khuyến khích các hộ nơng dân tập hợp lại theo mơ hình HTX, nhóm hộ nơng dân, hộ trang trại để giải quyết vấn đề quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cũng như tổng hợp lượng cà phê, tìm đầu ra cho sản phẩm, có như vậy thì mới dễ dàng mở rộng sản xuất, đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ đồng bộ, Nhà nước, các doanh nghiệp hỗ trợ vốn, kĩ thuật, máy móc cũng dễ hơn, đảm bảo việc tuyên truyền, quản lý khi có những chính sách mới.
Ban điều phối ngành hàng cà phê Hiệp hội người tiêu dùng Hiệp hội các nhà xuất khẩu Hiệp hội các nhà kinh doanh, chế biến Hiệp hội các nhà sản xuất Các viện nghiên cứu Đại diện các Bộ Các hợp tác xã Các hội nơng dân Cịn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU
Hiệp hội các nhà xuất khẩu: xúc tiến, đàm phán, thoả thuận với các đối tác nhập khẩu, tìm hiểu thị hiếu cà phê của người tiêu dùng trên các thị trường nói chung và EU nói riêng. Bên cạnh đó, hiệp hội này cũng giải quyết ln vấn đề các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ cạnh tranh lẫn nhau, tranh mua tranh bán. Hiện tại Việt Nam có VICOFA là tổ chức đại diện cho các nhà xuất khẩu cà phê.
Hiệp hội người tiêu dùng: góp phần tạo ra kênh phân phối hợp lý, tiếp cận và phản hồi thông tin, phản ứng của thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
Bên cạnh đó, xây dựng Quỹ cà phê để hỗ trợ ngành hàng, cụ thể là hỗ trợ chi phí sản xuất, thu hoạch, hỗ trợ tạm trữ, tài trợ chi phí quảng cáo, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại, xuất khẩu. Nguồn vốn chính của Quỹ là từ đóng góp của các doanh nghiệp. Mặc dù hơn 90% lượng cà phê xuất khẩu hiện nay thuộc các hội viên của VICOFA nhưng nếu chỉ thu phí của các hội viên này sẽ dẫn đến sự tỵ nạnh, vì vậy, tất cả doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đều phải đóng phí vào Quỹ.
Bộ NN&PTNT đóng vai trị đại diện trong việc hoạch định và triển khai thành lập Ban. Nguồn kinh phí trong thời gian đầu sẽ huy động từ ngân sách Nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Các năm sau, kinh phí từ ngân sách sẽ giảm dần và tăng phần đóng góp từ kim ngạch xuất khẩu.
Về phía doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần liên kết với nông dân, HTX, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và bảo hiểm để đảm bảo được nguồn hàng ngay từ đầu, ký hợp đồng thu mua với các đối tượng này, như vậy sẽ không phải lo tranh mua nguyên liệu như hiện nay, cũng như lúc cần gom hàng sẽ dễ dàng hơn. Cùng với nơng dân hình thành các doanh nghiệp nơng nghiệp trên cơ sở người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản, cùng hưởng lợi thông qua sản xuất, chế biến, dịch vụ. Bên cạnh đó, việc liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp cịn giúp điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường, đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nơng dân và doanh nghiệp. Hồn thiện hệ thống tổ chức giữa các doanh nghiệp cà phê có tác động quan trọng đến phát triển ngành. Các doanh nghiệp sẽ thành lập hệ thống marketing chuyên nghiên cứu về thị trường, giá cả và kế hoạch quảng cáo khuyến mãi phù hợp. Doanh nghiệp lớn hỗ trợ vốn, giải pháp cải tiến chất lượng, trang thiết bị cho
Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU
người sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; sử dụng uy tín của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị đó trên cơ sở kiểm sốt cơng nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất tạo ra nguồn hàng hóa đồng nhất, ổn định. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ chuyên tổ chức thu mua, cung ứng hàng xuất khẩu, đảm bảo việc cung ứng được nhanh chóng, đúng chất lượng, địa điểm. Như vậy hoạt động trong ngành có tổ chức hơn, hạn chế việc cạnh tranh lẫn nhau.
Về phía người trồng cà phê
Các hộ nơng dân nhỏ lẻ cần chủ động tích tụ đất, liên kết lại với nhau qua mơ hình HTX, hộ trang trại sản xuất lớn. Một mặt, nhận hỗ trợ từ Nhà nước và doanh nghiệp, nắm bắt các hoạt động tuyên truyền, chính sách dễ dàng hơn; mặt khác, có thể thu thập được thơng tin diễn biến về tình hình thị trường cà phê kịp thời, từ đó có tổ chức dự trữ cũng như xuất bán phù hợp. Bên cạnh đó, tập hợp thành quy mơ lớn sẽ có thể chủ động hơn trong việc cung ứng nguồn hàng khi các doanh nghiệp đặt các đơn hàng lớn, đồng thời giảm tình trạng bị ép giá do số lượng ít.
3.3.4 Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường EU
Về phía Nhà nước
Đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt Nam-EU, ký kết các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với EU, hiệp định đa phương ASEAN-EU, từ đó giảm được các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu và phân phối cà phê sang thị trường này, thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam. Đồng thời, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức cà phê tại EU như ECF, SCAE; VICOFA cũng chủ động tham gia vào các tổ chức này, từ đó một mặt có thể tận dụng các hỗ trợ về kĩ thuật, tài chính để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kênh phân phối sang EU, vì hiện tại nguồn vốn các doanh nghiệp nước ta còn rất hạn hẹp, chưa đủ khả năng xây dựng kênh phân phối riêng; mặt khác, đây là cơ hội để tiếp cận với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp rang xay chế biến cà phê lớn tại đây, giúp hạn chế được xuất khẩu gián tiếp qua các doanh nghiệp trung gian.
Đại sứ quán Việt Nam tại các nước EU cần phải hỗ trợ tích cực, cung cấp các thơng tin về tình hình thị trường, hệ thống pháp lý, đối thủ cạnh tranh, giải đáp các thắc mắc thương mại cho các doanh nghiệp trong nước; bên cạnh đó, tư vấn cho các
Cịn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU
doanh nghiệp cách thức tìm hiểu và tiếp cận thị trường để có thể tận dụng các cơ hội và lường trước những rủi ro khi xây dựng kênh phân phối sang thị trường này.
Tạo lập môi trường pháp lý để thương mại điện tử phát triển, giúp việc hoạt động thương mại với các doanh nghiệp ở EU thuận tiện hơn. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tăng cường quảng cáo, kí kết hợp đồng, phân phối cà phê sang EU.
Về phía doanh nghiệp
Như ta đã biết, có 2 loại kênh phân phối: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Với việc xây dựng kênh phân phối trực tiếp, đòi hỏi phải có khả năng thực hiện hàng chuỗi tác nghiệp phức tạp, đa dạng và rất tốn kém trong việc đầu tư, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không đủ năng lực để làm được điều này, cần phải có một tập đồn hoặc tổng cơng ty lớn như Tập đoàn Thái Hoà, Tổng công ty Cà phê Việt Nam mới xây dựng được. Mơ hình đề xuất như sau:
Một tập đồn hoặc tổng cơng ty lớn quản lý trung tâm thu mua hàng xuất khẩu. Trung tâm này có thể bao gồm hoặc lấy hàng từ các công ty chế biến, thu mua cà phê, doanh nghiệp vừa và nhỏ; thành lập cơng ty con, chi nhánh, văn phịng đại diện ở các TTTM lớn tại EU như Paris, Berlin. Văn phòng này làm nhiệm vụ quản lý kênh phối tại EU, điều hành kinh doanh tại TTTM, quản lý kho bãi, vận tải ở EU; trong đó, với chức năng điều hành thì bao gồm ln nhiệm vụ liên kết, phân phối cà phê đến các siêu thị, cửa hàng tại thị trường EU.
Để xây dựng được kênh phân phối này thì cần một số vốn lớn, nguồn vốn không chỉ lấy từ tổng cơng ty quản lý mà có thể được đóng góp từ các cơng ty thành viên, những nhà sản xuất cam kết tham gia xuất khẩu sản phẩm của mình, hoặc có thể là hỗ trợ từ Nhà nước như Quỹ bình ổn sản xuất, hỗ trợ nơng nghiệp.
Hình 3.2: Mơ hình đề xuất kênh phối trực tiếp cà phê Việt Nam vào EU
Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU
Để tiến hành dự án này, trước tiên cần lập ban nghiên cứu dự án tiền khả thi, khảo sát sơ lược thị trường EU, tìm hiểu sự hợp lý của ý tưởng thông qua cộng đồng doanh nhân Việt Nam, giám đốc điều hành các siêu thị địa phương và cộng đồng người Việt tại EU. Tiếp đó là bước nghiên cứu, xây dựng phương án tiền khả thi và cuối cùng là tổ chức ban dự án, quảng bá, kêu gọi tham gia và thực hiện.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc xâm nhập trực tiếp vào EU nên trước mắt vẫn chủ yếu thông qua kênh phân phối gián tiếp nhưng phải đảm bảo kiểm soát và khống chế được mạng lưới đó. Bên cạnh đó, từng bước liên kết, hợp tác với các nhà nhập khẩu tại EU, tạo lòng tin, ký kết được những hợp đồng dài hạn, khi đó, vừa tận dụng được hệ thống cơ sở kĩ thuật, nhân lực có sẵn ở đây, tránh được khoản đầu tư ban đầu lúc cịn hạn hẹp về tài chính, vừa nhận được sự giúp đỡ của phía đối tác trong hoạt động thủ tục nhập khẩu, các thơng tin chính sách mới ở EU. Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết thì một mặt áp dụng các kênh phân phối gián tiếp, mặt khác từng bước thành lập các văn phòng đại diện, đại lý, cơng ty con… ở EU bằng hình thức đầu tư 100% hoặc liên doanh góp vốn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Việt Nam vào EU, những buổi hội chợ, festival cà phê, những hội nghị của các hiệp hội cà phê ở EU để có cơ hội gặp gỡ các đối tác lớn. Tổ chức
Tập đồn, tổng cơng ty
lớn Ban marketing, giám sát Ban điều phối
Quản lí kênh phối tại EU
Quản lí kho bãi vận tải nội địa
Marketing mua
EU Việt Nam
Điều hành kinh doanh tại TTTM
Quản lí kho bãi, vận tải ở EU Văn phòng tại TTTM,
chi nhánh ở EU Trung tâm thu mua
hàng xuất khẩu
Siêu thị, cửa hàng…
Các công ty chế biến
thu mua Công ty giao nhận vận tải nội địa
Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU
hội chợ thương mại, hội nghị khách hàng để giới thiệu những sản phẩm cà phê mới của mình. Tham gia giao dịch sản phẩm trên Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, đẩy mạnh tham gia các sàn giao dịch cà phê lớn tại EU như Luân Đôn. Hợp tác, liên kết với các doanh nhân Việt kiều ở EU để mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
Đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử trong giao dịch mua bán, ký gửi cà phê trong nước và EU, đưa các thơng tin sản phẩm của mình lên website của cơng ty bằng tiếng nước ngồi, các sàn giao dịch điện tử…, tạo nội dung thông tin phong phú, thu hút sự quan tâm của các đối tác nước ngồi nói chung và EU nói riêng.