Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường liên minh châu âu (Trang 86 - 87)

3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của mặt hàng cà phê Việt

3.3.5 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang

Về phía Nhà nước

Nhà nước cần tuyên truyền rộng rãi đến các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể bằng các trường hợp những nhãn hiệu của Việt Nam đã bị đánh cắp bởi các doanh nghiệp nước ngồi, các doanh nghiệp này đăng kí nhãn hiệu ở một số thị trường, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam, nếu vẫn cứ đưa sản phẩm bị đánh cắp nhãn hiệu vào những thị trường này thì sẽ bị coi là hàng giả, hàng nhái. Tình huống tệ hơn, doanh nghiệp có thể phải mất một khoản tiền lớn để lấy lại nhãn hiệu nếu không muốn bị mất vĩnh viễn cơ hội kinh doanh, một số minh chứng trong ngành cà phê như chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, Dak Lak. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tư vấn, cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp về điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký… cả thị trường trong nước lẫn EU.

Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức những buổi lễ hội cà phê như Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, đây không chỉ đơn thuần là sự kiện thương mại, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam mà cịn phối hợp văn hố Việt Nam với văn hoá thưởng thức cà phê của thế giới nói chung và EU nói riêng.

Về phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp xuất khẩu những sản phẩm cà phê có chất lượng tốt, giảm bớt những kênh phân phối trung gian để dần xây dựng uy tín, thương hiệu cho cà phê Việt. Chú trọng đến bao bì đóng gói cà phê nhằm tăng mức độ hấp dẫn của sản phẩm, bao bì nên có in logo thương hiệu Việt Nam. Có các hoạt động marketing,

Cịn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU

quảng bá như website, tổ chức thưởng thức cà phê miễn phí tại các siêu thị lớn ở EU, giới thiệu sản phẩm ở các chương trình hội nghị, hội thảo tại thị trường này.

Chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thị trường EU, tránh việc đến khi sản phẩm được ưa chuộng rồi mới đăng ký. Khi có thương hiệu rồi thì cần coi trọng, bảo vệ và giữ gìn hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Kiên quyết đấu tranh giành lại thương hiệu trong trường hợp bị mất cắp, nắm vững các quy định luật pháp để khơng bị thua thế khi có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam xuất khẩu sang thị trường liên minh châu âu (Trang 86 - 87)