Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng hồng hà tại tỉnh hà nam (Trang 37 - 41)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Khái qt tình hình sản xuất thức ăn cơng nghiệp năm 2009

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn ni được phân loại theo tiêu chí như sau: doanh nghiệp nhỏ có sản lượng dưới 10.000 tấn một năm, doanh nghiệp trung bình có sản lượng từ 10.000 đến dưới 60.000 tấn một năm và doanh nghiệp lớn có sản lượng từ 60.000 tấn một năm trở lên.

Ở Việt Nam, ngành chăn ni giữ vai trị ngày càng tăng trong tổng GDP của ngành nơng nghiệp với tỷ lệ đóng góp dao động từ 22,6% đến 25,5% trong giai đoạn 2001 - 2007 và dự kiến tăng lên 25% - 26% trong năm 2008 (Cục chăn nuôi, 2008). Ngành chăn nuôi đã tăng trưởng một cách nhanh chóng và tự phát và rất nhiều vấn đề đã nảy sinh do thiếu quy định: ví dụ có nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ, phân tán gặp phải các vấn đề về năng suất thấp, dịch bệnh bùng phát; và sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành chăn ni theo quy mơ thương mại nhưng thiếu tầm nhìn về mơi trường. Hơn nữa, chi phí cho thức ăn chăn ni chiếm tới khoảng 75% tổng chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi.

Theo dự ước: sản xuất thức ăn công nghiệp năm 2009 đạt: - TAHH gia súc, gia cầm: 7 triệu tấn.

- Thức ăn đậm đặc gia súc, gia cầm 0,7 triệu tấn, quy ra TAHH: 2,0 triệu tấn.

- Thức ăn cá, tôm trên dưới: 1,5 triệu tấn.

Như vậy tổng lượng thức ăn công nghiệp được chế biến trong năm 2009 dự ước đạt 10,5 triệu tấn.

Như vậy tổng lượng thức ăn công nghiệp được chế biến trong năm 2009 dự ước đạt: 10,5 triệu tấn.

Để sản xuất được lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp nuôi gia súc, gia cầm, động vật công nghiệp nuôi gia súc, gia cầm, động vật thuỷ hải sản theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung hàng năm phải nhập khẩu lượng

nguyên liệu từ nước ngoài trên dưới 2 tỷ USD. Trong đó mặt hàng có hàm lượng đạm cao như khô dầu đậu phộng, bột cá... chiếm tỷ trọng cao nhất: 800- 900 triệu USD/năm. Sau đó là mặt hàng giầu năng lượng: ngô, cám các loại. Riêng ngơ chỉ tính 8 tháng đầu năm 2009 đã nhập 800.000 tấn. Ngồi ra cịn trên dưới 40 mặt hàng nguyên liệu khác nhập khẩu từ 40-50 quốc gia và khu vực.

Thực chất mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phụ thuộc thị trường nước ngồi. Ví dụ như: Ngơ từ Mỹ, Achentina, Braxin; bột cá từ Chi Lê, Pêru...; khô dầu đậu tương từ Ấn Độ, Achentina, Mỹ, Braxin. Các loại thức ăn bổ sung khoáng vitamin, acid amine... trong nước chưa sản xuất được. Nhều người trong đó có cả số ít quan chức cịn chưa rõ nước ta là nước nơng nghiệp tại sao phải nhập... Thực ra câu hỏi này các nhà chức năng quản lý vĩ mô trả lời nhưng trước mắt chúng ra thiển nghĩ nước ta chưa có quy hoạch sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đang hướng vào xuất khẩu nơng sản: gạo xuất khẩu, sắn (củ mì) xuất khẩu, cà phê xuất khẩu, cao su xuất khẩu... thì việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là không tránh khỏi.

2.2.2 Những lợi thế và khó khăn trong cạnh tranh sản phẩm thức ăn chănnuôi của công ty Hồng Hà nuôi của công ty Hồng Hà

2.2.2.1 Lợi thế

Công ty CP dinh dưỡng Hồng Hà là một công ty con của tập đồn Long Hải, với nguồn vốn lớn từ cơng ty mẹ nên đứng trước sự khó khăn của thị trường kinh doanh hiện nay và khó khăn trong cạnh tranh với các cơng ty TACN có 100% vốn đầu tư từ nước ngồi như CP, New Hope, De Heus,… thì cơng ty Hồng Hà vẫn đứng vững. Mỗi năm sản lượng của công ty liên tục tăng từ 5 - 10% so với tổng sản lượng.

Thị trường TACN của Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Hiện nay tình trạng thiếu nguồn cung TACN vẫn đang diễn ra. Năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 2,17 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và

nguyên liệu các loại, tăng 316,97 triệu USD (tương đương 17,13%) so với năm 2009, nhập khẩu 419,08 triệu USD ngô, 547,97 triệu USD lúa mỳ, tăng 211,73 triệu USD tương đương 62,97% so với năm 2009. Theo tổng cục thống kê năm 2009 số lượng trang trại chăn ni và ni trồng thủy sản ước tính là 56289 trang trại. Ngồi ra cịn số lượng các gia trại chăn nuôi nhỏ lẻ cũng chiếm một số lượng đáng kể. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta năm 2009 đạt 33547 tỉ đồng.

Chất lượng các loại sản phẩm của công ty luôn luôn được đánh giá tốt. Nguồn nguyên liệu của cơng ty 100% nhập từ nước ngồi, chất lượng tốt, dây chuyền sản xuất hiện đại đảm bảo chất lượng của các sản phẩm cung cấp ra thị trường.

Trong 7 năm hình thành và phát triển thương hiệu của cơng ty với 2 nhãn hàng Cánh buồm đỏ và Maxgro đã được phát triển và khẳng định vị trí của cơng ty trên thị trường. Hiện nay sản lượng của cơng ty ước tính chiếm khoảng 5% tổng sản lượng của ngành TACN, điều đó đã khẳng định tiềm lực phát triển và cạnh tranh của Hồng Hà.

Với đội ngũ lãnh đạo và nhân viên giàu năng lực, nhiệt tình trong cơng việc, hệ thống quản lí chặt chẽ, chế độ tiền lương và phụ cấp hợp lý các thành viên trong công ty luôn phát huy được tối đa năng lực của bản thân đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của cơng ty. Hiện nay cơng ty đang có chiến lược mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Nam và xây dựng 1 nhà máy chế biến TACN tại Bình Định để phục vụ nhu cầu sử dụng TACN cho các trang trại và hộ nông dân.

2.2.2.2 Khó khăn

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn nội địa như Hồng Hà thực sự khó khăn, khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi vì khơng thể chịu được mức lãi suất ngân hàng từ 14 – 18%, cộng thêm chi phí khác lên đến 19 – 21%/năm. Trong khi các cơng ty nước ngồi chỉ vay

với lãi suất 2 - 3%/năm. Nhiều cơng ty TACN trong nước đóng cửa, chuyển sang bn ngun liệu.

Theo Hiệp hội TACN, từ hơn 400 doanh nghiệp sản xuất TACN của 3- 4 năm trước hiện chỉ còn khoảng 200 doanh nghiệp và số doanh nghiệp nhỏ nhập khẩu nguyên liệu từ hơn 100 đã gia tăng lên trên 300 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này lại không nắm vững luật thương mại quốc tế, nên cũng đang gặp nhiều khó khăn, bị “xù” hợp đồng rất nhiều mà không kiện được.

Do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, cộng thêm sự bất ổn trong tỷ giá đồng USD, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao chưa từng có. Trong vịng 2 tháng đầu năm 2011 cơng ty Hồng Hà đã có 3, 4 lần tăng giá. Hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 55 - 60% tổng sản phẩm nguyên liệu đầu vào do nguyên liệu trong nước sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến. Theo Hiệp hội TACN, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã liên tục tăng trong những năm qua: năm 2009 nhập 6 triệu tấn, thì con số này của năm 2010 đã tăng lên 7,7 triệu tấn và dự kiến năm 2011 sẽ tăng lên đến 8,5 - 9 triệu tấn, tương đương kim ngạch 3,2 - 3,4 tỷ USD.

Năm 2011 ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, khi các nhà cung cấp chính đều khan hàng, cộng thêm những diễn biến bất ổn của thị trường đẩy giá cả nguyên liệu, giá các loại đầu vào sản xuất lên cao. Từ đó đẩy giá thành các sản phẩm TACN của cơng ty lên cao gây khó khăn trong cạnh tranh về sản lượng với các đối thủ cạnh tranh khác.

Do hiện nay tình hình cung cấp điện của ngành điện lực đang gặp khó khăn, thiếu điện trầm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí các xe chở hàng của các đại lí đến cơng ty lấy hàng phải chờ cả ngày vì lí do khơng có điện để sản xuất để lấy được hàng phục vụ người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng hồng hà tại tỉnh hà nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)