.Phân tích thống kê mơ tả

Một phần của tài liệu Luận văn ứng dụng mô hình CAPM đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 67)

Với chuỗi giá trị TSSL của ngành thủy sản và chuỗi giá trị của các biến độc lập: P/E, P/B, D/E, ROE mà ta đã tính tốn và thu thập được, ta sẽ có bảng thống kê mơ

tả các nhân tố tác động đến TSSL và rủi ro của ngành thủy sản như sau:

Bảng 3.3: Bảng thống kê mô tả các nhân tố tác động đến TSSL và rủi ro của ngành TS

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std, Deviation Skewness Kurtosis

Statistic Statistic Statistic Statistic Std, Statistic Statistic Std, StatisticStd, Error

Error Error Beta*Rm 36 -0,5549 0,4558 0,0151 0,0349 0,2093 0,0834 0,3925 1,15600,7681 P/E 36 1,0128 79,023715,3239 3,0540 18,3243 2,3444 0,3925 5,44020,7681 P/B 36 0,7864 6,5703 2,0485 0,1966 1,1795 1,9433 0,3925 5,19960,7681 ROE 36 -0,0061 0,1550 0,0576 0,0050 0,0303 1,0362 0,3925 2,38630,7681 D/E 36 0,0073 0,3740 0,1456 0,0132 0,0793 0,2996 0,3925 0,85870,7681 Valid N (listwise) 36

(Kết quả thu được từ xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0)

Qua bảng thống kê mơ tả trên, ta có những nhận xét sau :

 Chỉ số Beta*Rmtrung bình= 1,52%*4 = 6,08%/năm. Điều này cho thấy rằng, rủi ro và suất sinh lời của thị trường ảnh hưởng đến suất sinh lời của cổ phiếu ngành thủy sản trung bình khoảng 6,08%/năm.

 Chỉ số P/Etrung bình= 15,3239. Điều này cho ta thấy, giá cổ phiếu ngành thủy sản trung bình cao hơn thu nhập từ cổ phiếu 15,3239 lần, hay để có một đồng thu nhập từ cổ phiếu ngành thủy sản trung bình nhà đầu tư phải trả 15,3239 đồng. Đây là mức P/E tương đối hợp lý và có thể chấp nhận được đối với nhà đầu tư.

 Chỉ số P/Btrung bình = 2,0106. Ta nhận thấy đây là mức tỷ lệ vừa phải và hợp lý. Tỷ số này cho biết trung bình thị trường trả giá cho cổ phiếu ngành thủy sản gần với

thư giá của nó và điều này làm rủi ro giảm khi đầu tư.

 Chỉ số ROEtrung bình = 5,76%*4 = 23,04%/năm. Kết quả này cho thấy, trung bình cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngành thủy sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu được 23,04 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là mức ROE trung bình tương đối cao so với các ngành nghề khác, đặc biệt khi mà thì trưởng đã trải qua những giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn nửa cuối năm 2007-2008 và hiện vẫn cịn trong tình trạng chưa phục hồi. Điều này chứng tỏ các công ty ngành thủy sản đã biết sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, nghĩa là nhìn một cách tổng thể thì các cơng ty trong ngành đã biết cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Đây cũng là kết quả hợp lý và tương đồng với nhận định trong thực tế của Sở Giao dịch. Chứng khốn TP HCM (HSX) vào cuối năm 2011 khi có nhận định rằng: “Trong 2 năm 2010 và 2011, các công ty trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tài sản lớn nhất so với các ngành khác, đạt mức trên 20%/năm”.

 Chỉ số D/Etrung bình = 0,1456 lần. Điều này cho thấy, trung bình cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của ngành Thủy sản thì có 14,56 đồng nợ dài hạn. Đây là mức tỷ lệ sử dụng nợ dài hạn tương đối thấp của ngành thủy sản. Điều này chứng tỏ ngành Thủy sản ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ. Điều này sẽ giúp giảm rủi ro cho ngành thủy sản cũng như đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu của ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn ứng dụng mô hình CAPM đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)