Ở các nước có thị trường phát triển, thường họ có một trung tâm lưu trữ và phân tích dữ liệu, nếu nhà đầu tư nào cần có thể được cung cấp miễn phí hoặc mua với một mức phí nhất định. Từ nghiên cứu đề tài này tác giả đã mất rất nhiều thời gian và công sức trong việc thu thập và phân tích các chỉ số. Do vậy ở nước ta cũng có thể thành lập các trung tâm này hoặc các cơng ty chứng khốn có thể thành lập bộ phận này có thể bán, thương mại hóa các dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đông đảo của nhà đầu tư, hay một khi kiến thức và trình độ các nhà đầu tư được nâng cao thì nhu cầu tự phân tích đánh giá của họ là một nhu cầu cần thiết. Dữ liệu này có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu khi muốn có dữ liệu để phục vụ cho cơng việc nghiên cứu khoa học, tránh mất thời gian và công sức quá nhiều trong khâu thu thập dữ liệu.
Chỉ số bêta được tính tốn dựa vào một cổ phiếu so với danh mục thị trường trong khi danh mục thị trường (chỉ số VN-Index) chưa thật sự được chuẩn hóa vì sự đa
dạng của các công ty niêm yết : các công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô các công ty rất khác nhau,…do vậy việc tính tốn bêta có thể sẽ khơng chính xác khi chúng ta muốn tính bêta theo ngành, trung bình ngành. Điều này hàm ý rằng chúng ta nên tiến hành xây dựng một “danh mục” hay “rổ” các cổ phiếu chuẩn hóa để tính tốn và dự báo mang tính khách quan, chính xác hơn .Hiện nay đã có một số chỉ số mới được hình thành như: LARGECAP, MIDCAP, SMALLCAP, VN50, VN-INDEX2, VN-INDEX3, tuy nhiên các chỉ số này hầu hết chỉ mới hình thành trong năm 2009 nên việc dự đoán bêta dựa vào các chỉ số này là chưa có tính khả thi, kế đến là việc xây dựng các chỉ số này dường như chỉ nhằm phục vụ cho chính họ (các cơng ty CK, các quỹ đầu tư) hơn là phục vụ cơng chúng, và việc có nhiều chỉ số như vậy cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư trong khi lựa chọn “danh mục thị trường” nào là chuẩn hóa.