Những hành vi QTKQ đầu tiên xuất hiện trên BCTC của các công ty dệt và các công ty đƣờng sắt ở Anh vào đầu thế kỷ 20 và một thời gian ngắn sau đã lan sang các DN tại Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1930 – 1931, nhu cầu thu hút vốn để tái thiết công ty ngày càng trở nên cấp bách. Điều này buộc các NQT và đội ngũ kế tốn tài chính phải dùng những thủ thuật kế toán để xử lý số liệu trên BCTC, với mục đích cuối cùng là thuyết phục nhà đầu tƣ mua chứng khốn của cơng ty. Tuy nhiên, vào thời gian này, các thủ thuật này chỉ diễn ra ở mức độ các “tiểu xào” và không thu hút sự chú ý của các nhà phân tích tài chính.
Thị trƣờng chứng khoán càng phát triển và mở rộng thì các biện pháp QTKQ càng tinh vi, hiệu quả và thu hút sự quan tâm của các NQT doanh nghiệp cũng nhƣ các nhà phân tích tài chính. Năm 1985, tổ chức đầu tiên nghiên cứu về QTKQ ra đời tại Mỹ, tên là The Committee of Sponsoring Organizations (COSO – Ủy ban các tổ chức bảo trợ), gồm 5 tổ chức bảo trợ là Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA), Viện kế tốn cơng chứng Mỹ (AICPA), ủy ban điều hành tài chính quốc tế (FEI), Viện kiểm toán viên nội bộ (IIA), và Hiệp hội kế tốn và chun gia tài chính trong lĩnh vực kinh doanh (IMA).
Tháng 5 năm 2011, COSO đã tiến hành cuộc điều tra có quy mơ lớn trên tồn nƣớc Mỹ, sử dụng phƣơng pháp khảo sát trực tiếp kết hợp với việc nghiên cứu dữ liệu của tổ chức SEC (Ủy ban chứng khoán và trao đổi Hoa Kỳ), để đƣa ra những số liệu về tình hình QTKQ từ năm 1997 đến năm 2010. Kết quả điều tra chỉ ra rằng: hoạt động QTKQ diễn ra phổ biến nhất ở các ngành cơng nghệ máy tính.
Biểu đồ 2.1: Mức độ phổ biến của hoạt động quản trị kết quả ở các ngành chính (Nguồn: COSO)
Cũng theo nghiên cứu trên, đối tƣợng có mức độ dính líu đến hoạt động quản QTKQ cao nhất là các Giám đốc điều hành - CEO (72% các vụ QTKQ đƣợc nghiên cứu có sự dính líu của các CEO), sau đó là các Giám đốc tài chính - CFO (20% các vụ liên quan đến CFO) và 8% các vụ QTKQ cịn lại do hệ thống kế tốn nội bộ thực hiện.
Bên cạnh đó, các biện pháp QTKQ đƣợc sử dụng nhiều nhất để tác động lên khoản mục doanh thu, sau đó đến khoản mục tài sản.
Biểu đồ 2.2: Các khoản mục được sử dụng phổ biến trong quản trị kết quả (Nguồn: COSO) (Nguồn: COSO) 20% 20% 11% 9% 7% 7% 6% 6% 1% 1% 12% phần mềm máy tính các ngành cơng nghiệp khác chăm sóc sức khỏe bán buôn/ bán lẻ dịch vụ khác viễn thông năng lƣợng 22% 48% 10% 7% 13% Tài sản Doanh thu Chi phí
Lợi nhuận trƣớc thuế Lợi nhuận rịng
Ngồi ra, nghiên cứu của COSO cũng đề cập đến mặt trái của QTKQ: Đó là gian lận trong BCTC. Theo số liệu đƣợc công bố vào tháng 5 năm 2011, từ năm 1997 đến năm 2010, có 397 cơng ty bị cáo buộc QTKQ quá mức dẫn đến gian lận, so với 294 trƣờng hợp từ năm 1987 đến năm 1997. Trong số đó, có những vụ gian lận ở mức độ nghiêm trọng nhƣ vụ phá sản của tập đoàn Enron (2002), WorldCom(2003),…Tổng mức gian lận của 397 công ty này lên đến 120 tỷ USD (gần 40 triệu USD cho mỗi trƣờng hợp). Nếu so sánh con số này với con số trung bình 25 triệu USD cho mỗi vụ gian lận từ năm 1987 đến năm 1997 thì có thể thấy rằng: Hoạt động QTKQ đang bị bóp méo bản chất và đang trở thành những hành vi gian lận ngày một nghiêm trọng.
Như vậy, sự ra đời và phát triển của QTKQ tại Mỹ là hệ quả tất yếu của sự phát
triển nền kinh tế nói chung và thị trƣờng chứng khốn nói riêng. Hoạt động QTKQ diễn ra trong nhiều ngành, trên nhiều khoản mục của BCTC với sự tham gia của NQT cấp cao trong cơng ty. Tuy nhiên, tình hình QTKQ tại Mỹ hiện nay đang diễn ra khá phức tạp với sự chuyển biến của một số hình thức QTKQ sang gian lận, gây ảnh hƣởng đến tính minh bạch của thị trƣờng tài chính.