Những sai phạm trong QTKQ tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết quả (earnings management) của một số doanh nghiệp tại mỹ và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 69 - 71)

3.3. Phân tích một số trƣờng hợp áp dụng quản trị kết quả tại Việt Nam

3.3.1. Những sai phạm trong QTKQ tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết

Nhà máy Cobovina Bạch Tuyết đƣợc thành lập từ năm 1960 chuyên sản xuất các loại bông y tế và một số sản phẩm dành riêng cho phụ nữ. BBT đã xây dựng đƣợc một hình ảnh đẹp, lành mạnh trong mắt công chúng, cũng nhƣ các NĐT. Vốn cổ phần đƣợc tích lũy từ LN hàng năm lên đến hơn 80,58 tỷ đồng. Năm 2003, mức LN sau thuế mà BBT công bố là trên 11,87 tỷ đồng. Cổ phiếu Công ty BBT đƣợc niêm yết lần đầu vào ngày 15/03/2004 với giá 18.500 – 19.000 đồng/cổ phiếu, chỉ một thời gian ngắn sau, giá của CP đã đạt 21.600 đồng. Nhƣng vì q tham lam lợi ích trƣớc mắt, Hội đồng lãnh đạo của cơng ty đã có những quyết định sai lầm khi lạm dụng các phƣơng pháp QTKQ nhằm che giấu những khoản lỗ, dẫn đến BCTC không minh bạch, gây ra những thiệt hại to lớn cho công ty và những NĐT quá tin tƣởng vào BBT. Sau đây là một số biện pháp mà BBT đã áp dụng trong quá trình gian lận của mình:

iện pháp thứ nhất là ghi nhận sai niên độ. Cụ thể, BBT đã mua máy bông vệ

sinh TIMTEX từ lâu, nhƣng giữa năm 2007, Tổng Giám đốc vẫn chỉ đạo giám đốc sản xuất, kế toán trƣởng ghi nhận chi phí lắp đặt, chạy thử máy vào nguyên giá TSCĐ nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo khoản lãi giả.

iện pháp thứ hai là che giấu cơng nợ và chi phí. BBT đã khơng ghi nhận đầy đủ

những chi phí phát sinh trong kì. Trong năm 2005, BBT đã thực hiện chƣơng trình quảng cáo sản phẩm mới, nhƣng đã khơng hạch tốn chi phí vào năm đó. Năm 2006, BBT đã khơng trích lập dự phịng phải thu khó địi với số tiền xấp xỉ 300 triệu đồng, khơng trích lập dự phịng giảm giá các khoản đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, dài hạn là 675 triệu đồng, đồng thời ghi giảm chi phí khấu hao TSCĐ 700 triệu đồng, sử dụng khoản lƣơng dự phòng để nộp BHXH và BHYT với số tiền 147 triệu đồng.

iện pháp thứ ba là ghi nhận doanh thu khơng có thật. Năm 2006, BBT ghi nhận

doanh thu bán hàng với số tiền 5,3 tỷ đồng nhƣng trên thực tế lại chƣa hoàn thành việc giao hàng trong năm này. Việc giao hàng đƣợc BBT thực hiện trong năm 2007.

Ngồi ba biện pháp trên, BBT cịn sử dụng kỹ thuật chuyển từ hàng tồn kho sang các khoản phải thu đối với mặt hàng băng vệ sinh dành cho phụ nữ. Trên thực tế, mặt hàng này của BBT khơng có chỗ đứng trên thị trƣờng và bị lỗ nặng, hàng sản xuất ra thƣờng khơng đƣợc tiêu thụ hết. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, BBT vẫn duy trì sản xuất một số lƣợng nhất định mặt hàng này. Khi hàng hóa khơng bán hết và bị trả lại, BBT đã tính số hàng đó vào các khoản phải thu thay vì hạch tốn vào khoản mục hàng tồn kho, và tạm tính trƣớc doanh thu, làm tăng lợi nhuận cho công ty.

Thêm vào đó, Ban điều hành BBT cịn lập những hóa đơn khống (doanh nghiệp ký hợp đồng, xuất bán hóa đơn nhƣng thực chất là khách hàng không mua), để làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty lên đến 10 tỷ đồng.

Với rất nhiều mục hồi tố điều chỉnh trong BCTC kiểm toán năm 2007, kết quả kinh doanh trong các năm trƣớc của BBT bị thay đổi hoàn toàn từ lãi sang lỗ. Cụ thể, năm 2004, BCTC đƣợc kiểm toán cho thấy BBT lỗ 2,121 tỷ đồng. LN trƣớc thuế của công ty năm 2007 từ lãi 2,428 tỷ đã chuyển thành lỗ 8,317 tỷ đồng. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tính đƣợc cho năm 2006 là 330 đồng/cổ phiếu. Trong khi theo kết quả hồi tố của BCTC kiểm toán năm 2007, EPS là -1,241 đồng/cổ phiếu.

Nhƣ vậy, trong suốt gần một năm rƣỡi từ khi BBT công bố BCTC kiểm toán 2006 cho đến khi BCTC 2007 đƣợc kiểm tốn làm rõ thì NĐT vẫn bỏ tiền ra mua cổ phiếu BBT theo KQKD sai lệch từ 2006. Sự bất cân xứng thông tin này không chỉ là việc các NQT của BBT che giấu kết quả kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả bằng việc thực hiện các bút toán điều chỉnh, mà đây còn là còn là sự suy đồi đáng báo động về đạo đức của một bộ phận các NQT chiếm dụng tài sản cơng ty vì mục đích làm giàu cá nhân, gây ra những tổn thất nặng nề cho công ty cũng nhƣ các cổ đông.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết quả (earnings management) của một số doanh nghiệp tại mỹ và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)