3.3. Phân tích một số trƣờng hợp áp dụng quản trị kết quả tại Việt Nam
3.3.2. Những sai phạm trong QTKQ của Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy
Vinashin
Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Vinashin ra đời từ năm 1996 và tiến hành hoạt động kinh doanh ở rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhƣ: Kinh doanh đóng mới, sửa chữa tàu thủy, cung cấp dịch vụ khách sạn, du lịch, logistic, thiết kế hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy, kinh doanh vật liệu xây dựng,... Tập đồn có đến hơn 40 đơn vị thành viên, nằm trên khắp đất nƣớc, trải dài từ Bắc vào Nam, có cơ quan đại diện tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Tập đoàn đã từng là 1 trong 17 Tổng công ty lớn nhất tại Việt Nam với sự tăng trƣởng hàng năm đạt tới 30%. Tuy nhiên, trong hai năm 2010, 2011, cái tên Vinashin đã làm tốn khơng ít giấy mực của báo chí. Rất nhiều lý do đƣợc đƣa ra cho việc con tàu Vinashin bị đắm:
Sai phạm đầu tiên phải kể tới là trong BCTC năm 2009 của Vinashin đƣợc KPMG kiểm toán cho thấy, Vinashin đã mắc nhiều sai phạm trong việc ghi chép BCTC. Các công ty then chốt của Vinashin nhƣ Nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Cơng ty TNHH một thành viên Hạ Long với những con tàu đã đóng xong và đã giao cho khách hàng nhƣng vẫn ghi nhận là đang xây dựng dở dang. Bằng cách này, các chi phí phát sinh khơng đƣợc chuyển thành giá vốn hàng bán, giúp làm giảm chi phí mà đồng thời làm tăng tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Cũng trong thời gian kể trên, một số hợp đồng đóng tàu của Cơng ty đóng tàu Nam Triệu, Cơng ty đóng tàu Bạch Đằng và Công ty cổ phần đóng tàu Hồng Anh (trực thuộc Vinashin) đã bị khách hàng hủy bỏ do sự chậm trễ trong việc hoàn tất hợp đồng. Theo quy định, đối với các hợp đồng bị hủy này thì kế tốn cơng ty phải ghi bút toán giảm tƣơng ứng ở các khoản phải thu nhƣng lãnh đạo các công ty lại hồn tồn khơng có hạch tốn nào cho các hợp đồng này, khiến cho phần tài sản trên bảng cân đối kế toán cũng đƣợc tăng lên.
Sai phạm thứ hai là việc quản trị các khoản vốn vay của Vinashin khá yếu kém.
Thơng thƣờng, trong BCTC năm có kiểm tốn của các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, các khoản vay đƣợc nêu rõ vay từ những ngân hàng, tổ chức tài chính
nào, đƣợc sử dụng đầu tƣ ra sao. Tuy nhiên trong BCTC của Vinashin, không một địa chỉ cho vay nào đƣợc chỉ ra, chỉ có năm đáo hạn các khoản vay và lãi suất vay.
Tiếp đó, khi kiểm tra khoản vay 750 triệu USD từ nguồn vay trái phiếu quốc tế của Chính phủ, kết luận của thanh tra xác định có nhiều sai phạm. Nhiều dự án mới chỉ là ý tƣởng đầu tƣ, chƣa và không tồn tại trên thực tế vẫn đƣợc đƣa vào đề án xin vay vốn. Ngay trong ngày ký hợp đồng vay từ nguồn trái phiếu quốc tế này, Vinashin đã sử dụng 1.000 tỉ đồng để mua lại khoản nợ của các đơn vị thành viên và của bản thân cơng ty mẹ, trong đó có nhiều khoản nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam. Việc mua nợ trên là trái với quy chế mua bán nợ, sử dụng khơng đúng mục đích khoản vay trái phiếu quốc tế, có nhiều dấu hiệu cố ý làm trái quy định của pháp luật, dùng thủ đoạn hoán đảo nợ đã mua để che giấu thiệt hại. Từ cuối năm 2005 đến 30/6/2010, Vinashin đã huy động một khối lƣợng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngồi nƣớc dƣới các hình thức vay của các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức khác lên đến 72.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Vinashin đã tùy tiện, buông lỏng quản lý và vi phạm quy định của pháp luật trong các giai đoạn của quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn, để lại hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt.
Sai phạm tiếp theo của Vinashin là che giấu các khoản lỗ thông qua các biện
pháp kế toán. Mặc dù kết quả BCTC của Vinashin cho thấy năm 2009, tập đoàn này lỗ
1.682,5 tỉ đồng nhƣng số lỗ thực chất là 4.985 tỉ đồng, tăng thêm hơn 3.302 tỉ đồng so
với BCTC đã đƣợc kiểm tốn. Trong số đó, ngồi phần lỗ tăng do chênh lệch tỷ giá, phần cịn lại là do những sai phạm kế tốn cụ thể sau:
- Khoản 848 tỉ đồng do chƣa phân bổ hết chi phí đối với những hợp đồng đóng tàu đã hồn thành;
- Khoản 114 tỉ đồng do chƣa phân bổ hết chi phí đối với những hợp đồng bàn giao cho chủ tàu;
- Khoản 527 tỉ đồng do tập đồn chƣa trích chi phí khấu hao tài sản cố định với những tài sản đã đƣa vào sử dụng theo quy định;
- Khoản 151 tỉ đồng do chƣa phân bổ các khoản chi phí trả trƣớc dài hạn.
Bên cạnh đó, tập đồn cũng thiếu phản ánh các khoản đƣợc đánh giá là “lỗ tiềm tàng”, cụ thể là:
- Khoản 2.787 tỉ đồng từ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hợp đồng đóng tàu bị huỷ;
- Khoản 4.688,09 tỉ đồng từ các khoản phải thu nội bộ nhƣng không xác định đƣợc đối tƣợng phải thu;
- Khoản 1.035 tỉ đồng do bị phạt và trả lãi tiền đặt cọc cho các chủ tàu khi Vinashin vi phạm hợp đồng.
Kết luận, những sai phạm trong kế toán mà Vinashin thực hiện cùng những yếu
kém trong quản lý trong nhiều năm qua đã khiến cơng ty rơi vào tình trạng khó khăn nhƣ ngày hơm nay. Số nợ của Vinashin đƣợc tính gấp bốn lần tổng số vốn nhà nƣớc tung ra cho gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% cho cả nền kinh tế trong đợt suy thoái vừa qua, gấp khoảng từ hai tới ba lần tổng số vốn nhà nƣớc đầu tƣ cho cả chƣơng trình xố đói giảm nghèo, một chƣơng trình mục tiêu của Việt Nam. Món nợ khổng lồ ấy đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng Việt Nam và ảnh hƣởng đến khả năng vay nợ của cả nƣớc.