Điều kiện về đảm bảo tiền vay và quy trình định giá tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 56 - 58)

2.3.2 .2Quy trình cấp tín dụng

2.3.4 Điều kiện về đảm bảo tiền vay và quy trình định giá tài sản đảm bảo

Danh mục tài sản nhận thế chấp

HDBank ban hành danh mục các tài sản được chấp nhận là TSBĐ và danh mục hồ sơ pháp lý tối thiểu cần phải cung cấp cho phòng Thẩm định giá khi yêu cầu định giá tài sản. Danh mục hồ sơ hồ sơ cần cung cấp theo phụ lục 08.

Phân loại tài sản đảm bảo

HDBank phân loại tài sản đảm bảo tiền vay từ cao xuống thấp thành 05 loại A, B, C, D, E dựa trên tính pháp lý, khả năng quản lý, phát mãi và các yếu tố khác theo quy định của HDBank gồm:

Tài sản đảm bảo loại A (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: A1; A2; A3) là tài sản rất dễ chuyển đổi thành tiền và đảm bảo sự an toàn cao.

Tài sản đảm bảo loại B (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: B1; B2) là tài sản dễ chuyển đổi thành tiền và đảm bảo sự an toàn tương đối cao.

Tài sản đảm bảo loại C (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: C1; C2) là tài sản dễ chuyển đổi thành tiền nhưng đảm bảo sự an tồn khơng cao hoặc đảm bảo sự an toàn tương đối cao nhưng lại khó chuyển đổi thành tiền.

Tài sản đảm bảo loại D (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: D1; D2) là tài sản khó

chuyển đổi thành tiền hoặc dễ chuyển đổi thành tiền nhưng đảm bảo sự an toàn thấp.

Tài sản đảm bảo loại E (theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: E1; E2) là tài sản rất khó chuyển đổi thành tiền hoặc đảm bảo sự an toàn thấp.

HDBank khuyến khích nhận tài sản đảm bảo loại A và B, khơng khuyến khích

nhận tài sản đảm bảo loại D và E.

Tùy theo tính chất của từng loại TSBĐ, NH sẽ áp dụng tỷ lệ cấp TD so với giá trị TSBĐ phù hợp. Tỷ lệ cấp TD tối đa đối với từng loại TSBĐ được Tổng Giám đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Chi tiết phân loại TSBĐ theo phụ lục 09.

Phân chia trách nhiệm định giá TSBĐ

Việc định giá TSBĐ của HDBank được phân chia trách nhiệm cho các phịng ban, bộ phận chức năng như sau:

• Phòng Thẩm định giá Hội sở: Trực tiếp thực hiện thẩm định giá các tài sản theo quy định của HDBank. Cung cấp, niêm yết giá cả và các thông tin dữ liệu cần thiết của các loại tài sản, hỗ trợ các ĐVKD về thẩm định giá. Chịu trách nhiệm về Kết quả thẩm định giá, Kết quả kiểm tra kết quả/ Chứng thư thẩm định giá của Phịng.

• Phịng Đầu tư hội sở: Thẩm định giá các tài sản như chứng khoán chưa niêm yết và giấy tờ có giá.

Phối hợp với ĐVTĐG thực hiện việc Thẩm định giá, Kiểm tra Kết quả/Chứng thư thẩm định giá Tài sản bảo đảm đối với các hồ sơ tín dụng tại đơn vị đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và không gây phiền hà cho khách hàng

• Phịng Tái thẩm định HO:

Tái thẩm định tài sản bảo đảm, BCTĐG Tài sản bảo đảm của ĐVTĐG và Đơn vị thuê ngồi đối với các hồ sơ cấp tín dụng tái thẩm định

Tiếp nhận thẩm định các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của ĐVKD đã hồn thành theo quy định. Trường hợp xét thấy việc phê duyệt tín dụng bắt buộc phải có kết quả thẩm định giá thì phải yêu cầu ĐVKD và đơn vị liên quan hoàn thành việc thẩm định giá trước khi trình hồ sơ cho Cấp phê duyệt tín dụng

Việc định giá tài sản đảm bảo phải được thực hiện trên cơ sở phương pháp khoa học, đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời, phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định của HDBank.

Quy trình định giá tài sản đảm bảo (phụ lục 10)

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w