Quy trình kiểm tra và giám sát sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 58 - 60)

2.3.2 .2Quy trình cấp tín dụng

2.3.5 Quy trình kiểm tra và giám sát sử dụng vốn vay

Kiểm tra sau khi cấp tín dụng: do CV QHKH và CV QL&HTTD thực hiện

−Trong vòng 30 ngày sau khi giải ngân, CV QHKH phối hợp CV QL&HTTD đi kiểm tra thực tế khách hàng (Trong đó, CV QHKH kiểm tra thực tế việc sử dụng tiền vay của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn ban đầu, QL&HTTD kiểm tra tài sản bảo đảm, hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập trả nợ và tình hình thực hiện phương án kinh doanh)

−Việc kiểm tra phải lập thành “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” theo mẫu đính kèm và chuyển cấp thẩm quyền (TP/PP.QHKH và TP/PP QL&HTTD) kiểm sốt và có ý kiến phù hợp.

−Định kỳ 3 tháng (KHDN), 6 tháng (KHCN), CV QHKH đi kiểm tra tình hình của khách hàng, tình hình TSBĐ và lập “Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay” nêu trên và chuyển TP/PP QHKH kiểm sốt và có ý kiến phù hợp, kịp thời (nếu có)

−CV QHKH theo dõi, giám sát thị trường liên quan đến khách hàng, tình hình hoạt động của khách hàng và tình hình thanh tốn nợ vay (truy suất số liệu trên Symbol). Trường hợp khách hàng suy giảm khả năng trả nợ so với “ Phương án vay vốn” và “Tờ trình thẩm định” ban đầu thì có thể đề xuất phù hợp, kịp thời đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý.

−CV GSTX giám sát, theo dõi các khoản vay và đưa ra cảnh báo hoặc yêu cầu ĐVKH giải trình và bổ sung hồ sơ theo quy định của HDBank

Thẩm định giá lại: CV QL&HTTD và CV TĐG thực hiện

−Vào thời điểm thẩm định giá lại TSBĐ theo quy định (hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng), ĐVKD thực hiện thẩm định lại giá trị TSBĐ theo định hiện hành của HDBank về định giá lại TSBĐ nhằm đảm bảo tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị TSBĐ và có đề xuất phù hợp, kịp thời đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý:

−Trường hợp thuộc thẩm quyền định giá tại ĐVKD , thì CV QL&HTTD thực hiện thẩm định giá lại

−Trường hợp thuộc thẩm quyền thẩm định giá tại Hội sở, thì CV QL&HTTD lập “Phiếu yêu cầu định giá lại” và gửi Phòng thẩm định giá/ Phòng đầu tư để tiến hành định giá lại

Quản lý danh mục: Trưởng phòng QHKH thực hiện

−Thực hiện truy xuất và phân tích danh mục các khoản cấp tín dụng tại ĐVKD (theo đối tượng, loại tiền, ngành nghề, mục đích vay…) và có đề xuất (nếu có) đến Ban lãnh đạo ĐVKD để xử lý, nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù địa bàn, chính sách khách hàng của HDBank

Phân loại nợ: CV QHKH, CV QLRR, Lãnh đạo ĐVKD

−Trong tháng cuối của mỗi quý, CV QHKH thực hiện cập nhật thông tin khách hàng và chấm điểm tín dụng trên hệ thống Symbol và in ra “Bảng kết quả xếp hạng tín dụng” theo quy định hiện hành về xếp hạng tín dụng

−Trên cơ sở kết quả chấm điểm tín dụng nêu trên, phối hợp với CV QLRR thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành của HDBank

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w