Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 64 - 70)

2.3.2 .2Quy trình cấp tín dụng

2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại

Trong khuôn khổ hoạt động của Ngân hàng, bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân hàng vẫn chưa kiểm sốt được hết rủi ro có thể xảy ra. Nợ quá hạn, nợ xấu vẫn phát sinh và có xu hướng tăng trong những năm gần đây do tồn tại những vấn đề sau:

Chính sách tín dụng

Định hướng chính sách tín dụng của NH được ban hành và cập nhật thay đổi theo năm. Việc thay đổi hàng năm sẽ không thể cập nhật liên tục những thay đổi từ các thông tư, chỉ thị của Chính phủ và NHNN. Bên cạnh đó chính sách tín dụng tuy chi tiết nhưng vẫn có tính tổng thế, khái quát và việc áp dụng trong thực tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, định hướng này lại khơng có văn bản hướng dẫn thực hiện, trong trường hợp áp dụng, các ĐVKD gặp những khó khăn vướng mắc thì phải liên hệ phịng chính sách và phát triển sản phẩm để nhờ giải đáp, việc giải đáp thường không thỏa đáng và mang tính cục bộ khơng có tính thống nhất, thường dựa vào cảm tính cá nhân của nhân viên tiếp nhận,

khơng có tính hệ thống bài bản. Ngồi ra, việc trả lời thường thơng qua điện thoại, không trả lời bằng mail dù ĐVKD hỏi bằng văn bản, đây là một điểm yếu làm cho ĐVKD khơng có bằng chứng hay cơ sở để thực hiện.

Mặc dù ngân hàng đã triển khai hệ thống quản lý văn bản chất lượng và thường xuyên cập nhật những văn bản mới trên hệ thống văn bản nội bộ của Ngân hàng, tuy nhiên, nhưng văn bản đã hết hiệu lực thi hành không được đánh dấu là văn bản đã lỗi thời hay khơng cịn hiệu lực sử dụng, dẫn đến tình trạng xảy ra nhầm lẫn khi áp dụng những văn bản lỗi thời vào trong hoạt động của ĐVKD.

HDBank đã và đang xây dựng quy trình chuẩn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một số quy định về cho vay và các thể lệ cho vay đối với các sản phẩm TD đã lỗi thời, hoặc quy định chưa chặt chẽ nhưng chưa được rà soát, sửa đổi, bổ sung, dẫn đến sản phẩm cho vay thiếu tính pháp lý, thiếu cơ sở trong quá trình thẩm định, thu thập chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và ra quyết định cho vay không được hợp lý. Điều này làm gia tăng rủi ro nợ xấu từ các sản phẩm cho vay này.

Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng của HDBank khá chặt chẽ từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu tất toán, lưu hồ sơ. Tuy nhiên, do muốn tăng hiệu quả kinh doanh và giảm thời gian xử lý hồ sơ, quy trình quy định thời gian xử lý hồ sơ của từng khối, phòng ban tiếp nhận là tương đối ít, thời gian tiếp xúc và thẩm định hồ sơ là không nhiều dẫn đến CV Tái Thẩm Định không thể thẩm định hết được các thông tin liên quan đến hồ sơ vay dẫn đến chất lượng thẩm định kém. Ngồi ra, phịng Tái thẩm định Hội sở chỉ thẩm định dựa trên thông tin khách hàng do ĐVKD cung cấp, rất ít trường hợp được tiếp xúc trực tiếp KH vay vốn. Do đó nếu CV TTĐ khơng có nhiều kinh nghiệm và khơng đủ năng lực thẩm định hồ sơ, khơng đánh giá hết được tính trung thực và hợp lý về nhu cầu và mục đích vay vốn của KH, cũng như nguồn thu nhập trả nợ của KH thì rủi ro dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu của các hồ sơ này là rất cao.

Mô hình phê duyệt tín dụng tập thể : nhằm nâng cao tính khách quan trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những hồ sơ vay

trình tại Hội đồng tín dụng cấp cơ sở (ĐVKD), hội đồng tối thiểu 03 thành viên, thành viên là Ban Giám đốc chi nhánh và các trưởng phịng giao dịch trực thuộc chi nhánh đó, trong đó khơng u cầu thành viên hội đồng không phải là trưởng đơn vị mà phiên họp đó phát sinh hồ sơ. Điều này dẫn đến tình trạng các đơn vị phát sinh hồ sơ sẽ chỉ trình hồ sơ vào phiên có trưởng đơn vị tham gia hội đồng. Khi đó, hội đồng tín dụng sẽ mất đi tính khách quan do có một thành viên ln tìm cách bảo vệ hồ sơ của đơn vị mình phát sinh.

Mơ hình chấm điểm tín dụng khách hàng

Bộ câu hỏi để chấm điểm tín dụng KH bao gồm chấm điểm chỉ là câu hỏi mang tính chất định tính, chưa có câu hỏi mang tính định lượng. Phần định lượng chỉ có đối với KHDN, tuy nhiên định lượng cũng chỉ dừng lại ở việc nhập cầu báo cáo tài chính của khách hàng. Ngồi ra, bộ câu hỏi đang được áp dụng chỉ phân cho 2 nhóm KH : KHDN và KHCN. Đối với những sản phẩm cho vay đặc thù thì những câu hỏi chưa đủ cơ sở để đánh giá KH thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhiều câu hỏi chưa phù hợp hoặc không cung cấp đủ thơng tin về nhu cầu, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập trả nợ của KH. Ngồi ra, bộ câu hỏi cũng khơng đề cập đến thông tin vay vốn của nhóm KH liên quan dù đây là một yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến rủi ro cấp tín dụng cho khách hàng.

Đối với xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp: báo cáo tài chính theo yêu cầu trong phần mềm chấm điểm tín dụng khơng được cập nhật thường xuyên để phù hợp với chính sách chế độ kế tốn doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo như chế độ kế tốn thay đổi theo thơng tư 244 và quyết định 15 năm 2011, khoản mục “ Quỹ khen thưởng phúc lợi” sẽ thuộc phần “Nợ phải trả”, tuy nhiên, báo cáo tài chính trong mơ hình xếp hạng tín dụng KHDN của HDBank vẫn thể hiện khoản mục này thuộc phần “Vốn chủ sở hữu”.

Ở Việt Nam hiện nay ngoại trừ các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp còn lại vẫn tồn tại hai hệ thống báo cáo là báo cáo thuể và báo cáo nội bộ. Sự chênh lệch giữa hai hệ thống báo cáo là hồn tồn có thể xảy ra, thậm chí sự sai lệch giữa hai báo cáo là khá lớn. Một doanh nghiệp có thể khai báo

thuế lỗ nhưng theo báo cáo nội bộ doanh nghiệp đó có lãi. Mơ hình chấm điểm tín dụng khơng có hướng dẫn cụ thể về việc sẽ sử dụng báo cáo nào để chấm điểm tín dụng cho khách hàng, dẫn đến sự lúng túng trong việc chấm điểm tín dụng cho khách hàng và khơng có sự thống nhất của tồn hệ thống về việc nhập các chỉ tiêu tài chính theo báo cáo nào.

Điều kiện bảo đảm tiền vay và công tác thẩm định, định giá TSBĐ

TSBĐ được đánh giá là nguồn trả nợ hữu hiệu khi khoản vay có vấn đề. Mặc dù NH đã ban hành nhiều quy định, quyết định, chỉ thị liên quan đến việc định giá TSBĐ, danh mục các TSBĐ được nhận và không được nhận TSBĐ thế chấp, mức cho vay tối đa trên từng loại TSBĐ. Tuy nhiên do cơng tác thẩm định KH và TSBĐ cịn lỏng lẻo, chưa tuân thủ quy trình, CV thẩm định giá và CV QHKH khơng phát hiện được lừa đảo, gian lận trong thế chấp tài sản để vay vốn như:

Dùng chính TSBĐ của KH để lừa đảo NH. Một tài sản được đem thế chấp nhiều NH khác nhau, rút tài sản đã thế chấp đưa vào NH khác để vay vốn, tài sản có tranh chấp nhưng vẫn đem thế chấp vay vốn tại NH.

TSBĐ nhận làm tài sản thế chấp khơng có lối đi.

Tài sản là đất nền dự án đứng tên sở hữu của chủ đầu tư được chủ đầu tư thế chấp cho Ngân hàng. Đồng thời chủ đầu tư cũng ký hợp bán cho một pháp nhân khác dẫn đến tranh chấp trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo.

Đối với tài sản do ĐVKD tự định giá, CV QL & HTTD sẽ là người định giá. Theo mơ hình tổ chức của HDBank, CV QL & HTTD thực hiện công việc sau: định giá TSBĐ, quản lý hồ sơ sau khi giải ngân, hạch tốn khoản vay trên chương trình, thực hiện công tác pháp lý chứng từ: soạn văn bản, hợp đồng và các cam kết có liên quan đến khoản vay; thực hiện thủ tục công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định. Với khối lượng công việc ở nhiều mảng khác nhau dẫn đến sự chuyên sâu về nghiệp vụ của CV QL&HTTD sẽ khơng cao. Khả năng xảy ra sai sót trong q trình định giá TSBĐ là khá cao.

Cơng tác kiểm tra, giám sát sau cho vay

HDBank có quy trình cụ thể về việc kiểm tra sau cho vay nhưng lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau cho vay của CV QHKH bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của KH cũng như tình trạng TSBĐ. Cơng tác kiểm tra sau cho vay thường được CV QHKH thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện một cách đối phó. Thậm chí CV QHKH thường cho khách hàng ký ngay khi giải ngân nhiều biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và đến kỳ kiểm tra thì sử dụng những văn bản ký trước đó điền thơng tin và lưu hồ sơ mà không kiểm tra thực tế. Do đó, đã xảy ra các tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khơng trả được nợ hoặc NH không biết KH đã ngưng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính nên vẫn tiếp tục giải ngân trong HMTD đã cấp cho KH. Đặc biệt việc khơng kiểm tra tình trạng TSBĐ đã dẫn đến rủi ro KH đã chuyển nhượng hoặc phân lô bán nền các thửa đất đã thế chấp cho NH mà NH khơng hay biết.

Cơng tác phịng ngừa, cảnh báo các khoản nợ có vấn đề và hoạt động của Khối kiểm tốn nội bộ

Cơng tác quản trị rủi ro TD chi tập trung vào việc xử lý là chính, chưa có cơng tác quản lý phòng ngừa rủi ro. Các khoản nợ quá hạn phát sinh thường không được cảnh báo mà chỉ khi khách hàng đã q trễ hạn thanh tốn và nhảy nhóm nợ NH mới biết.

Kết quả kiểm toán của Khối Kiểm toán nội bộ chưa được theo dõi khắc phục và xử lý vi phạm một cách triệt để, chưa có chế tài đầy đủ quy định trách nhiệm của từng cá nhân, ĐVKD vi phạm. Điều đó dẫn đến các Chi nhánh, phịng giao dịch chưa quan tâm và khắc phục những sai phạm.

Từ thực trạng quản trị rủi ro TD tại HDBank, có thể nhận thấy mặc dù NH đang từng bước nâng tầm cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, ban hành các văn bản quy định , hướng dẫn chi tiết quy trình cho từng mảng hoạt động nhằm phân cơng trách nhiệm và quản trị rủi ro TD theo các yêu cầu khuyến nghị của Uỷ ban Basel về quản trị rủi ro TD. Mơ hình quản trị rủi ro TD vẫn cịn trong giai đoạn đầu hình thành quy trình quản trị rủi ro TD chung nhất gồm thiết lập mơi trường, xác định rủi ro, phân tích và đánh

giá, xử lý rủi ro. Các chính sách, quy định, quy chế để nhận dạng, đo lường đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro mới ban hành chỉ mới đáp ứng một phần những yêu cầu cơ bản của Uỷ ban Basel. Hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ hiện tại chưa đủ cơ sở để đánh giá rủi ro TD, cần tiếp tục được xây dựng, hồn thiện để có thể tính tốn tổn thất TD giúp NH xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phòng rủi ro TD, cũng như nâng cao chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng KH sau cho vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã trình bày sơ lược quá trình hình thành và phát triển của HDBank. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng thơng qua số liệu từ năm 2009 đến năm 2013 của HDBank về cơ cấu dư nợ, tình hình nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo yêu cầu của Basel về quản trị nợ xấu, quản trị rủi ro như xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp (chính sách tín dụng); đánh giá rủi ro khách hàng vay (xếp hạng tín dụng); thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (thơng qua quy trình cho vay); duy trì quản lý, đo lường và theo dõi (giám sát sau cho vay). Qua đó, đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của HDBank, những kết quả đạt được và những tồn tại cần phải khắc phục, hoàn thiện. Những nội dung trong chương 2 sẽ là cơ sở để học viên đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của HDBank trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w