2.3.2 .2Quy trình cấp tín dụng
2.3.7 Kiểm tra tính tuân thủ
Khối kiểm toán nội bộ là đơn vị trực thuộc HĐQT, chịu sử chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát và phụ trách hoạt động kiểm toán nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ:
−Kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát tuân thủ, nhằm cải tiến và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ.
−Thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào q trình xây dựng, cải thiện và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tuy nhiên khơng vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan.
−Đảm bảo an tồn bảo mật thơng tin và hoạt động liên tục của hệ thống. Đưa ra các ý kiến tham mưu nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định góp phần bảo đảm NH hoạt động an tồn, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật.
2.4 Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1 Kết quả đạt đƣợc
−Chính sách tín dụng ban hành chính sách tín dụng, định hướng cấp tín dụng chi tiết đến hai khối KHCN và KHDN và chi tiết đến ngành nghề cấp tín dụng. Việc ban hành chính sách tín dụng chi tiết đến từng ngành nghề của HDBank giúp các ĐVKD dễ dàng nắm bắt định hướng hoạt động cấp tín dụng theo mục tiêu của NH, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, chủ trương của Chính phủ, NHNN nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng. Xác định phân khúc KH cấp tín dụng mục tiêu, các mục đích khuyến khích vay vốn, hạn chế, kiểm soát. Việc áp dụng chính sách tín dụng vào thực tế kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu thời gian lãng phí vào những lĩnh vực kinh doanh mà Ngân hàng khơng khuyến khích phát triển, tăng cường kiểm soát rủi ro ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tăng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động bằng cách hạn chế tiếp thị đối với những doanh nghiệp không đáp ứng những yêu cầu cho vay theo định hướng, đồng thời tập trung tiếp thị các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng trong tương lai.
5 0
−Mơ hình phê duyệt tín dụng tập thể phân cấp theo đúng năng lực của ban điều hành trên cơ sở đánh giá rủi ro có thế chấp nhận được. Việc phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ và nguyên tắc phê duyệt được quy định đầy đủ, chi tiết. Ngoài ra, việc hạn chế thẩm quyền phê duyệt cá nhân sẽ nâng cao tính khách quan trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng. Hạn chế rủi ro xảy ra tình trạng phê duyệt thiếu đi tính độc lập, khách quan và mang nặng cảm tính của cá nhân người phê duyệt.
Ngồi ra, việc phân cấp Hội đồng Tín dụng theo từng vùng giúp cơ quan phê duyệt đánh giá đúng tình hình trên cơ sở am hiểu thị trường và đặc điểm từng vùng, giảm thiểu rủi ro do không nắm bắt thông tin đặc điểm kinh tế từng vùng.
−Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu tất tốn, lưu hồ
sơ. Phân cơng trách nhiệm đến từng nhân viên phụ trách cũng như cấp quản lý trực tiếp. Việc phân công yêu cầu sự liên kết chặt chẽ giữa các phịng ban, tránh tình trạng chỉ có CV QHKH nắm hồ sơ và ảnh hưởng tính khách quan trong việc đánh giá khách hàng, quản lý khách hàng. Ngoài ra, việc kiểm sốt rủi ro theo một quy trình chuẩn và đồng bộ, hỗ trợ quản lý dữ liệu cho việc phân tích, đánh giá chiến lược hiệu quả và chính xác.
−Mơ hình xếp hạng tín dụng khách hàng
Cùng với quy trình phê duyệt TD tập trung, HDBank đã triển khai mơ hình đánh giá rủi ro TD định tính và định lượng. Hệ thống XHTDNB của HDBank sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau. Việc phân chia nhóm ngành và xếp hạng tín dụng này giúp HDBank có cái đánh giá tổng quan về khách hàng vay vốn. Theo quy trình XHTD, CV QHKH vừa tìm kiếm KH, vừa thực hiện thẩm định KH thông qua việc đánh giá kết quả XHTDNB. Để han chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người đánh giá, hệ thống xếp hạng đã được thiết kế để có những kiểm sốt chặt chẽ đối với vấn đề này, như:
•Các chỉ tiêu phi tài chính được thiết kế chi tiết thành một bộ tiêu chí để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình đánh giá. Các thơng tin phi tài chính sẽ phải được xác nhận bởi các tài liệu và thơng tin lưu trong hồ sơ tín dụng.
•HDBank có cơ chế thưởng phạt khách quan đi kèm với Hệ thống này. Qua đó, những hành vi cố tính đánh gía sai lệch tình hình của khách hàng sẽ được điều chỉnh chặt chẽ.
•Khi XHTD cho khách hàng, CV QHKH khơng thể nhìn thấy được điểm số ở từng câu hỏi và kết quả cuối cùng sau khi đã phê duyệt ra kết quả chấm điểm. CV QHKH hồn tồn khơng thể can thiệp vào kết quả chấm điểm tín dụng KH sau khi ban lãnh đạo đã phê duyệt và chấm điểm tín dụng cho KH. Trưởng ĐVKD khơng nhìn thấy được điểm số ở từng câu trả lời mà chỉ nhận được kết quả cuối cùng khi hoàn tất toàn bộ câu hỏi. Điều này sẽ giảm thiểu được rủi ro chấp nhận KH không đủ tiêu chuẩn để cho vay . Trong trường hợp cần phải điều chỉnh kết quả XHTDNB, các ĐVKD phải làm phiếu yêu cầu gửi về Hội Sở và phịng Kiểm tốn tn thủ, bộ phận giám sát, phịng QL & HTTD sẽ rà sốt chi tiết và đánh giá trước khi cho điều chỉnh các tiêu chí đánh giá khách hàng nếu trong trường hợp việc kiểm tra cho thấy việc điều chỉnh là phù hợp.
Mơ hình XHTD là cơ sở để HDBank báo cáo NHNN về tình hình phân loại nợ, nhóm nợ nên việc kiểm sốt, đánh giá và u cầu thực hiện là rất nghiêm ngặt.
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại
Trong khuôn khổ hoạt động của Ngân hàng, bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân hàng vẫn chưa kiểm sốt được hết rủi ro có thể xảy ra. Nợ quá hạn, nợ xấu vẫn phát sinh và có xu hướng tăng trong những năm gần đây do tồn tại những vấn đề sau:
−Chính sách tín dụng
Định hướng chính sách tín dụng của NH được ban hành và cập nhật thay đổi theo năm. Việc thay đổi hàng năm sẽ không thể cập nhật liên tục những thay đổi từ các thơng tư, chỉ thị của Chính phủ và NHNN. Bên cạnh đó chính sách tín dụng tuy chi tiết nhưng vẫn có tính tổng thế, khái qt và việc áp dụng trong thực tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, định hướng này lại khơng có văn bản hướng dẫn thực hiện, trong trường hợp áp dụng, các ĐVKD gặp những khó khăn vướng mắc thì phải liên hệ phịng chính sách và phát triển sản phẩm để nhờ giải đáp, việc giải đáp thường không thỏa đáng và mang tính cục bộ khơng có tính thống nhất, thường dựa vào cảm tính cá nhân của nhân viên tiếp nhận,
khơng có tính hệ thống bài bản. Ngồi ra, việc trả lời thường thơng qua điện thoại, không trả lời bằng mail dù ĐVKD hỏi bằng văn bản, đây là một điểm yếu làm cho ĐVKD khơng có bằng chứng hay cơ sở để thực hiện.
Mặc dù ngân hàng đã triển khai hệ thống quản lý văn bản chất lượng và thường xuyên cập nhật những văn bản mới trên hệ thống văn bản nội bộ của Ngân hàng, tuy nhiên, nhưng văn bản đã hết hiệu lực thi hành không được đánh dấu là văn bản đã lỗi thời hay khơng cịn hiệu lực sử dụng, dẫn đến tình trạng xảy ra nhầm lẫn khi áp dụng những văn bản lỗi thời vào trong hoạt động của ĐVKD.
HDBank đã và đang xây dựng quy trình chuẩn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một số quy định về cho vay và các thể lệ cho vay đối với các sản phẩm TD đã lỗi thời, hoặc quy định chưa chặt chẽ nhưng chưa được rà soát, sửa đổi, bổ sung, dẫn đến sản phẩm cho vay thiếu tính pháp lý, thiếu cơ sở trong quá trình thẩm định, thu thập chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và ra quyết định cho vay không được hợp lý. Điều này làm gia tăng rủi ro nợ xấu từ các sản phẩm cho vay này.
−Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng của HDBank khá chặt chẽ từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu tất toán, lưu hồ sơ. Tuy nhiên, do muốn tăng hiệu quả kinh doanh và giảm thời gian xử lý hồ sơ, quy trình quy định thời gian xử lý hồ sơ của từng khối, phòng ban tiếp nhận là tương đối ít, thời gian tiếp xúc và thẩm định hồ sơ là không nhiều dẫn đến CV Tái Thẩm Định không thể thẩm định hết được các thông tin liên quan đến hồ sơ vay dẫn đến chất lượng thẩm định kém. Ngồi ra, phịng Tái thẩm định Hội sở chỉ thẩm định dựa trên thông tin khách hàng do ĐVKD cung cấp, rất ít trường hợp được tiếp xúc trực tiếp KH vay vốn. Do đó nếu CV TTĐ khơng có nhiều kinh nghiệm và khơng đủ năng lực thẩm định hồ sơ, khơng đánh giá hết được tính trung thực và hợp lý về nhu cầu và mục đích vay vốn của KH, cũng như nguồn thu nhập trả nợ của KH thì rủi ro dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu của các hồ sơ này là rất cao.
−Mơ hình phê duyệt tín dụng tập thể : nhằm nâng cao tính khách quan trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những hồ sơ vay
trình tại Hội đồng tín dụng cấp cơ sở (ĐVKD), hội đồng tối thiểu 03 thành viên, thành viên là Ban Giám đốc chi nhánh và các trưởng phịng giao dịch trực thuộc chi nhánh đó, trong đó khơng u cầu thành viên hội đồng không phải là trưởng đơn vị mà phiên họp đó phát sinh hồ sơ. Điều này dẫn đến tình trạng các đơn vị phát sinh hồ sơ sẽ chỉ trình hồ sơ vào phiên có trưởng đơn vị tham gia hội đồng. Khi đó, hội đồng tín dụng sẽ mất đi tính khách quan do có một thành viên ln tìm cách bảo vệ hồ sơ của đơn vị mình phát sinh.
−Mơ hình chấm điểm tín dụng khách hàng
Bộ câu hỏi để chấm điểm tín dụng KH bao gồm chấm điểm chỉ là câu hỏi mang tính chất định tính, chưa có câu hỏi mang tính định lượng. Phần định lượng chỉ có đối với KHDN, tuy nhiên định lượng cũng chỉ dừng lại ở việc nhập cầu báo cáo tài chính của khách hàng. Ngồi ra, bộ câu hỏi đang được áp dụng chỉ phân cho 2 nhóm KH : KHDN và KHCN. Đối với những sản phẩm cho vay đặc thù thì những câu hỏi chưa đủ cơ sở để đánh giá KH thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhiều câu hỏi chưa phù hợp hoặc không cung cấp đủ thơng tin về nhu cầu, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập trả nợ của KH. Ngồi ra, bộ câu hỏi cũng khơng đề cập đến thơng tin vay vốn của nhóm KH liên quan dù đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro cấp tín dụng cho khách hàng.
Đối với xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp: báo cáo tài chính theo yêu cầu trong phần mềm chấm điểm tín dụng khơng được cập nhật thường xuyên để phù hợp với chính sách chế độ kế tốn doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo như chế độ kế tốn thay đổi theo thơng tư 244 và quyết định 15 năm 2011, khoản mục “ Quỹ khen thưởng phúc lợi” sẽ thuộc phần “Nợ phải trả”, tuy nhiên, báo cáo tài chính trong mơ hình xếp hạng tín dụng KHDN của HDBank vẫn thể hiện khoản mục này thuộc phần “Vốn chủ sở hữu”.
Ở Việt Nam hiện nay ngoại trừ các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn, các doanh nghiệp cịn lại vẫn tồn tại hai hệ thống báo cáo là báo cáo thuể và báo cáo nội bộ. Sự chênh lệch giữa hai hệ thống báo cáo là hồn tồn có thể xảy ra, thậm chí sự sai lệch giữa hai báo cáo là khá lớn. Một doanh nghiệp có thể khai báo
thuế lỗ nhưng theo báo cáo nội bộ doanh nghiệp đó có lãi. Mơ hình chấm điểm tín dụng khơng có hướng dẫn cụ thể về việc sẽ sử dụng báo cáo nào để chấm điểm tín dụng cho khách hàng, dẫn đến sự lúng túng trong việc chấm điểm tín dụng cho khách hàng và khơng có sự thống nhất của toàn hệ thống về việc nhập các chỉ tiêu tài chính theo báo cáo nào.
−Điều kiện bảo đảm tiền vay và công tác thẩm định, định giá TSBĐ
TSBĐ được đánh giá là nguồn trả nợ hữu hiệu khi khoản vay có vấn đề. Mặc dù NH đã ban hành nhiều quy định, quyết định, chỉ thị liên quan đến việc định giá TSBĐ, danh mục các TSBĐ được nhận và không được nhận TSBĐ thế chấp, mức cho vay tối đa trên từng loại TSBĐ. Tuy nhiên do công tác thẩm định KH và TSBĐ cịn lỏng lẻo, chưa tn thủ quy trình, CV thẩm định giá và CV QHKH khơng phát hiện được lừa đảo, gian lận trong thế chấp tài sản để vay vốn như:
Dùng chính TSBĐ của KH để lừa đảo NH. Một tài sản được đem thế chấp nhiều NH khác nhau, rút tài sản đã thế chấp đưa vào NH khác để vay vốn, tài sản có tranh chấp nhưng vẫn đem thế chấp vay vốn tại NH.
TSBĐ nhận làm tài sản thế chấp khơng có lối đi.
Tài sản là đất nền dự án đứng tên sở hữu của chủ đầu tư được chủ đầu tư thế chấp cho Ngân hàng. Đồng thời chủ đầu tư cũng ký hợp bán cho một pháp nhân khác dẫn đến tranh chấp trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo.
Đối với tài sản do ĐVKD tự định giá, CV QL & HTTD sẽ là người định giá. Theo mơ hình tổ chức của HDBank, CV QL & HTTD thực hiện công việc sau: định giá TSBĐ, quản lý hồ sơ sau khi giải ngân, hạch tốn khoản vay trên chương trình, thực hiện cơng tác pháp lý chứng từ: soạn văn bản, hợp đồng và các cam kết có liên quan đến khoản vay; thực hiện thủ tục công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định. Với khối lượng công việc ở nhiều mảng khác nhau dẫn đến sự chuyên sâu về nghiệp vụ của CV QL&HTTD sẽ không cao. Khả năng xảy ra sai sót trong q trình định giá TSBĐ là khá cao.
−Cơng tác kiểm tra, giám sát sau cho vay
HDBank có quy trình cụ thể về việc kiểm tra sau cho vay nhưng lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau cho vay của CV QHKH bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của KH cũng như tình trạng TSBĐ. Cơng tác kiểm tra sau cho vay thường được CV QHKH thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện một cách đối phó. Thậm chí CV QHKH thường cho khách hàng ký ngay khi giải ngân nhiều biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và đến kỳ kiểm tra thì sử dụng những văn bản ký trước đó điền thơng tin và lưu hồ sơ mà khơng kiểm tra thực tế. Do đó, đã xảy ra các tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không trả được nợ hoặc NH không biết KH đã ngưng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính nên vẫn tiếp tục giải ngân trong HMTD đã cấp cho KH. Đặc biệt việc khơng kiểm tra tình trạng TSBĐ đã dẫn đến rủi ro KH đã chuyển nhượng hoặc phân lô bán nền các thửa đất đã thế chấp cho NH mà NH không hay biết.
−Công tác phòng ngừa, cảnh báo các khoản nợ có vấn đề và hoạt động của Khối