Vai trò phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu nội dung

1.3. Vai trò phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

1.3.1. Phát triển sản xuất lớn trong nông nghiệp.

Trước thời kỳ đổi mới, việc tập trung quá mức vào thực hiện tập thể hóa nơng nghiệp đã làm thui chột kinh tế hộ nơng dân và vai trị của loại hình kinh tế này. Chỉ từ sau Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” của Bộ Chính trị (năm 1988) cùng với sự đổi mới toàn diện trong quản lý kinh tế nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân mới thực sự được khẳng định là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó tiềm năng, động lực của kinh tế hộ được khơi dậy và phát triển; hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và đời sống nơng dân đã có những tiến bộ vượt bậc so với trước, nước ta đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo của thế giới.

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân ngày càng gắn chặt với thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua, nông nghiệp nước ta đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Đó là q trình hội nhập thế giới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, những cơ hội lớn cho sự phát triển do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại diễn ra cùng với những thách thức không nhỏ như cạnh tranh quyết liệt hơn, nguy cơ tụt hậu, nghèo đói gia tăng, cách biệt mở rộng, đặc biệt hàng triệu hộ gia đình nơng dân, cơ sở sản xuất nhỏ và kể cả khơng ít doanh nghiệp sẽ đứng

trước nguy cơ phá sản và bị gạt ra ngồi rìa sự phát triển. Để thích ứng với thị trường, hộ nơng dân buộc phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở thường xuyên cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải thâm canh, đa dạng hóa sản xuất để tránh những rủi ro của thị trường đưa lại, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước và nước ta với nước ngoài như hiện nay.

Những thách thức đó đã đặt ra yêu cầu đối với những người lao động riêng lẻ nói chung và hộ nơng dân nói riêng phải liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Sản xuất hàng hóa càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu hợp tác càng lớn bấy nhiêu. Sự hợp tác mang lại cho kinh tế hộ nông dân thêm vốn, nhân lực, kinh nghiệm sản xuất, từ đó tạo ra thuận lợi để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường…, bởi lẽ đó là hình thức hiệu quả để chống lại sự chèn ép mua rẻ, bán đắt của tư thương, chống tình cảnh cho vay nặng lãi của những người kinh doanh – tiền tệ, chống tình trạng mua bán lúa non và các hình thức bóc lột khác. Như vậy, kinh tế tập thể trong nông nghiệp đã trở thành một trong những hình thức hợp tác hiệu quả giúp nông dân vượt qua thách thức của kinh tế thị trường, là nhịp cầu đưa kinh tế hộ nông dân từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn có sức cạnh tranh, là sự bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của kinh tế hộ nơng dân.

1.3.2. Góp phần thực hiện CNH-HĐH nơng nghiệp, nông thôn.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam với khoảng 70% dân số là nông dân, do đó nền kinh tế nước ta từ trước đến nay chủ yếu là nông nghiệp. Chúng ta muốn đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, sánh vai kịp với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, địi hỏi phải chọn cho mình một hướng đi đúng. Hướng đi đó, khơng thể khơng tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng điểm xuất phát phải bắt đầu từ nông nghiệp. Song nơng nghiệp khơng thể tự mình đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơng nghệ, khơng có khả năng tăng trưởng đủ nhanh để tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho nơng dân mà phải có tác động mạnh của công nghiệp, dịch vụ; phát huy vai trò hạt nhân của các đô thị trên từng vùng, từng địa bàn. Nhưng muốn có tác động của cơng nghiệp, dịch vụ thì ngồi sự hỗ trợ của nhà nước, cần phát huy nội lực từ nông nghiệp. Để làm được điều đó, trong giai đoạn

hiện nay khu vực nơng thơn phải phát triển kinh tế tập thể, nhất là các hợp tác xã, tổ hợp tác....

Bởi vì, nếu để người nông dân cá thể (nhất là tầng lớp tiểu nơng) chuyển đổi hình thức lao động từ thủ cơng và lạc hậu về kỹ thuật sang một phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại, thì đó là việc làm hết sức khó khăn và phải trải qua một thời gian rất lâu dài. Nếu ta tiến hành phát triển kinh tế tập thể, nó sẽ cho phép người nơng dân sử dụng sức mạnh của cá nhân và của tập thể trên nhiều lĩnh vực (vốn, khoa học cơng nghệ, cơ giới hóa, thủy lợi hóa...) để thay đổi phương thức sản xuất của mình, từ đó thúc đẩy các hộ nơng dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Các mơ hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp như các hợp tác xã, tổ hợp tác, CLBNSC, các trang trại v.v... sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp và nơng thơn, trước hết là đa dạng hóa các loại cây trồng và vật ni, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến các loại hàng nông sản thực phẩm, phát triển nhiều loại hình dịch vụ đa dạng để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Kinh tế tập thể cũng có vai trị quan trọng xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như đường sá, điện, nước, thông tin liên lạc, các trạm, bệnh viện, trường học... theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Như vậy, phát triển kinh tế tập thể trong nơng nghiệp khơng chỉ có vai trị để giúp những người nơng dân sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh, chống lại sự chèn ép của doanh nghiệp lớn mà về lâu dài cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, góp phần thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế tập thể khơng chỉ vì mục đích kinh tế, mà cịn có mục đích xã hội là tạo việc làm, tăng thu nhập, xố đói giảm nghèo, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, góp phần xây dựng nơng thơn mới theo định hướng XHCN.... Vì lẽ đó, trong thời kỳ q độ lên CNXH, phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và về lâu dài là một nhu cầu tất yếu khách quan. Tuy nhiên, làm cho các mơ hình này phát huy được những vai trị to lớn của mình đã và đang là thách thức lớn cần được nghiên cứu giải quyết.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w