Tổng quan về kinh tế tập thể tại Đồng Nai

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 54 - 58)

7. Kết cấu nội dung

2.2. Tổng quan về kinh tế tập thể tại Đồng Nai

Quá trình phát triển kinh tế tập thể tại Đồng Nai luôn được tỉnh quan tâm và bắt đầu ngay sau ngày miền Nam được hồn tồn giải phóng, chịu sự tác động chi phối của những chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn cụ thể, nhất là từ khi có luật HTX năm 1996 và đặc biệt là từ khi Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 13 – NQ/TW, ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Đến nay, sau khi sắp xếp lại theo Nghị định số 151/NĐ-CP, tồn tỉnh có 726 tổ hợp tác và 15 Liên hiệp câu lạc bộ năng suất cao (CLBNSC), với hơn 19.380 thành viên tham gia, tổng số vốn góp trên 2.230 triệu đồng. Các tổ hợp tác, Liên hiệp Câu lạc bộ năng suất cao hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề như nông nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, đúc gang, hàng mộc xuất khẩu, … Nội dung hoạt động của các tổ hợp tác, Liên hiệp Câu lạc bộ năng suất cao ngày càng đa dạng, thiết thực hơn, từng bước nâng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ thành viên.

Đối với mơ hình hợp tác xã, hiện nay tồn tỉnh có 261 hợp tác xã và 2 Liên hiệp Hợp tác xã (tăng 165 hợp tác xã so với năm 2002), với hơn 76.000 thành viên, vốn điều lệ gần

1.123 tỷ đồng (tăng trên 1.100 tỷ đồng so với năm 2002); vốn điều lệ bình quân/Hợp tác xã gần 4,3 tỷ đồng (tăng hơn 21 lần so với vốn điều lệ bình quân của hợp tác xã năm 2002). Trong số 261 hợp tác xã, có 83 hợp tác xã và 01 liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, dịch vụ nông nghiệp; 57 hợp tác xã và 01 liên hiệp hợp tác xã thương mại dịch vụ; 21 hợp tác xã dịch vụ vận tải; 14 hợp tác xã Xây dựng ; 04 hợp tác xã Bốc xếp; 21 hợp tác xã Dịch vụ vệ sinh môi trường; 25 hợp tác xã Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 01 hợp tác xã Giáo dục mầm non; 35 Quỹ tín dụng nhân dân. Trong 9 lĩnh vực ngành nghề trên, đa số các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, tiểu thủ cơng nghiệp, thương

mại dịch vụ hoạt động đạt hiệu quả cao, các hợp tác xã thuộc nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đa số hoạt động chưa hiệu quả. Kết quả đến cuối năm 2013, tồn tỉnh có 53 hợp tác xã điển hình tiên tiến (22,6%), 86 hợp tác xã khá (36,8%), 55 hợp tác xã trung bình (đạt 23,5%), 26 hợp tác xã yếu cần củng cố (11,1%), còn lại 41 hợp tác xã chưa xếp loại vì mới được thành lập trong năm 2012 và năm 2013.

Bảng 2.1. Thông tin hợp tác xã theo từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2002 – 2013.

Số TT Lĩnh vực hoạt động Số HTX đầu năm 2002 Số HTX đến cuối năm 2013 Số lượng HTX tăng (giảm) so với đầu năm

2002 Tỷ lệ (%) 1 Nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp 36 84 48 233 2 Xây dựng 1 14 13 1,4 3 Dịch vụ vận tải 14 21 7 150 4 Xếp dỡ hàng hóa 7 4 -3 57 5 Thương mại dịch vụ 12 58 46 483

6 Tiểu thủ công nghiệp 6 25 19 417

7 Vệ sinh mơi trường 2 21 19 1,05

8 Quỹ tín dụng nhân dân 19 35 16 184

9 Giáo dục mầm non 0 1 1

TỔNG CỘNG 97 263

(Nguồn: Báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai)

Theo đánh giá sơ bộ, quy mơ vốn góp ngày càng tăng, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động ngày càng đa dạng, rộng khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể ngày càng đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, đã xuất hiện nhiều mơ hình hợp tác xã điển hình tiên tiến, hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ hợp tác xã khá, giỏi chiếm trên 53% tổng số hợp tác xã trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các tổ chức kinh tế tập thể đã có một bước chuyển biến về năng lực, trình độ quản lý hoạt động

sản xuất - kinh doanh và đã từng bước khẳng định được vai trị của mình trong q trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà; đã tập trung đầu tư chiều sâu, tăng vốn, tài sản và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động; sản phẩm hàng hóa của các tổ chức kinh tế tập thể ngày càng nhiều và đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước khai thác, huy động được các nguồn lực trong nhân dân và xã hội; giải quyết lao động nhàn rỗi ở nơng thơn, góp phần tích cực vào chương trình phát triển nơng nghiệp, xây dựng nơng thơn mới, đảm bảo an ninh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Để kịp thời khuyến khích loại hình kinh tế tập thể phát triển, căn cứ các quy định của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định (Quyết định số 1328/QĐ-UBND về “thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã đến năm 2010”; Quyết định số 2890/QĐ-UBND về “kế hoạch phát triển kinh tế tập thể đến năm 2010”, … ), quy định định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ về: đất đai, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho hợp tác xã, đào tạo lao động, xúc tiến thương mại,…. Đồng thời, ban hành Quy định mức chi hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác v.v....

Có thể nói, hiện nay nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tính tất yếu của kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được đổi mới và nâng lên rõ rệt; cán bộ các ngành, các cấp đã hiểu sâu hơn về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể đối với phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự trên địa bàn tỉnh; nhận thức của người dân về mơ hình hợp tác xã kiểu mới, sự hồi nghi về mơ hình Hợp tác xã kiểu cũ dần được xố bỏ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất dần được cải thiện và nâng cao, ngày càng thu hút được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia xây dựng hợp tác xã. Xuất phát từ nhận thức trên, các cấp, các ngành đã xây dựng nhiều giải pháp thiết thực để đổi mới phương pháp hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, nâng cao chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể theo đúng chủ trương Nghị quyết Trung ương 5 đã đề ra.

Tuy nhiên, mặc dù tỉnh đã kịp thời ban hành các cơ chế hỗ trợ các loại hình kinh tế tập thể phát triển, nhưng hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế tập thể vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo

tổ chức thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới đó là: cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ và chính quyền địa phương chưa thật sự được quan tâm đúng mức; cơng tác tun truyền, giải thích về sự cần thiết phát triển kinh tế tập thể trong hội nhập quốc tế chưa được sâu rộng, chưa phong phú và chưa phù hợp với từng đối tượng người dân ở từng khu vực, từng địa bàn, nhất là trong nơng dân, nơng thơn, do đó người dân vẫn cịn hồi nghi, mặc cảm với mơ hình hợp tác xã kiểu cũ trước đây, nên thiếu tích cực tham gia và chưa tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Việc nhân rộng mơ hình hợp tác xã điển hình tiên tiến cịn yếu. Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý kinh tế tập thể từ cấp xã đến huyện, tỉnh thiếu ổn định, dẫn đến chưa theo dõi kịp thời, sát sao; một số địa phương và một số ngành chức năng chưa thật sự quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho kinh tế tập thể; nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước đã ban hành nhưng không đi vào thực tiễn, kinh tế tập thể khó tiếp cận. Tỷ trọng kinh tế tập thể trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm quốc nội của tỉnh còn thấp so với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Bản thân các tổ chức kinh tế tập thể có quy mơ hoạt động, vốn góp, tài sản, cơng nghệ mặc dù có tăng, nhưng chưa tương xứng; cịn nhiều tổ chức kinh tế tập thể hoạt động tự phát, thiếu kế hoạch, phương án, định hướng, nên hoạt động thiếu tính bền vững; sản phẩm hàng hóa của nhiều tổ chức kinh tế tập thể chưa đảm bảo về chất lượng, số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Hiệu quả hoạt động và lợi ích kinh tế, xã hội đem lại cho thành viên vẫn còn thấp, chưa thật sự hấp dẫn người dân tham gia, vv ….

Nguyên nhân: nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc

biệt là người đứng đầu về lãnh đạo kinh tế tập thể chưa đầy đủ; đánh giá về kinh tế tập thể chưa tồn diện, chưa thấy hết vai trị quan trọng của khu vực kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phịng ở địa phương. Cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu ổn định; các cấp chính quyền ở một số địa phương cịn lúng túng trong tổ chức chỉ đạo, chưa tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của kinh tế tập thể; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w