7. Kết cấu nội dung
2.4. Thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Đồng Na
2.4.1. Cơ cấu ngành nghề
Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, các HTX tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn, mạnh dạn đầu tư mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ phát triển kinh tế hộ thành viên như tiếp nhận ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng, vật ni; triển khai thực hiện các chương trình thực hành nơng nghiệp tốt (GAP), thu mua sản phẩm nông nghiệp, mua bán cây con giống, thức ăn gia súc, gia cầm; quản lý cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nước sạch nông thôn; thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt; trồng rừng,... góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của xã viên và lao động nơng thơn. Đến nay, có 84 hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (tăng 47 hợp tác xã so với đầu năm 2002). Trong đó có 53 hợp tác xã thuộc loại hình dịch vụ nơng nghiệp, 10 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, 12 hợp tác xã trồng rau sạch và cây ăn trái, 07 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và 02 hợp tác xã sinh vật cảnh. Tổng số vốn điều lệ đăng ký trên 344 tỷ đồng với 1.940 thành viên, bình quân 23 người/HTX và 1.472 lao động thường xuyên, bình quân 17 người/HTX.
Bảng 2.4. Cơ cấu các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
STT Lĩnh vực hoạt động Số HTX Tỉ lệ % Ghi chú
1 Dịch vụ nông nghiệp 53 63,0
2 Nuôi trồng thủy sản 10 12,0
3 Trồng rau sạch, cây ăn trái 12 14,3
4 Chăn nuôi 7 8,3
5 Sinh vật cảnh 2 2,4
TỔNG CỘNG 84
Mặc dù đã có những chuyển biến nhất định, nhưng nhìn chung lĩnh vực nơng nghiệp và dịch vụ nơng nghiệp hoạt động khó khăn nhất. Do sản xuất cịn manh mún, cơng tác quy hoạch vùng chuyên canh triển khai chậm, số lượng sản phẩm chưa nhiều, chất lượng chưa đồng đều, chưa xây dựng được mối liên kết bền vững giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác nên đầu ra sản phẩm nơng nghiệp cịn hạn chế, giá trị lao động kết tinh trong sản phẩm chưa cao.