Giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 66)

7. Kết cấu nội dung

2.4. Thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Đồng Na

2.4.3. Giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập

Thơng qua hoạt động của các mơ hình KTTT trong nơng nghiệp (bao gồm các tổ hợp tác, HTX...) đã góp phần giải quyết việc làm cho 2.025 lao động thường xuyên và hơn 65 ngàn lao động thời vụ, đặc biệt là lực lượng lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số với thu nhập ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơng thơn, ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự ở địa phương; nhất là các HTX hoạt động ổn định. Ngồi ra, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với cơ cấu cho vay bình quân trên 53% đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, đã tạo điều kiện cho các hộ, đặc biệt là ở khu vực nơng thơn vay phát triển sản xuất, kinh doanh; góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Cụ thể

đến cuối năm 2013, thu nhập bình quân của thành viên HTX đạt 30 triệu đồng/năm, tăng 361% so với đầu năm 2002; thu nhập bình quân của thành viên THT đạt 35 triệu đồng/ năm, tăng 233% so với đầu năm 2002. Một số HTXNN hoạt động khá như HTX DVNN Xuân Phú (Xuân Lộc) doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 15 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 50 triệu đồng/người/năm, HTX DVNN Xuân Thanh (Long Khánh) doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 02 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 30 triệu đồng/người/năm.... Ngoài việc chăm lo đời sống xã viên và người lao động, các HTX cịn tích cực tham gia phong trào xã hội như: ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình thương với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên hiện nay, quy mô hoạt động của HTXNN còn quá nhỏ, thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, nội dung hoạt động còn đơn điệu, trong giấy phép đăng ký kinh doanh đa số HTX mới chỉ thực hiện được 1 đến 2 ngành nghề, một số HTXNN chưa mở thêm được dịch vụ phục vụ đời sống cho hộ xã viên và cộng đồng dân cư, chưa khai thác hết được yêu cầu thực tế của hộ nơng dân..., từ đó dẫn đến thu nhập của cán bộ quản lý, xã viên và người lao động cịn q thấp, khơng thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân.

Bảng 2.5. Thu nhập của người lao động và cán bộ quản lý trong HTXNN. Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Lương cán bộ quản lý HTX bình quân/ người/ năm Tr.đồng 1,03 1,26 8,46 8,49 9,13 13,25 20,07 2 Thu nhập bình quân lao động thường xuyên/ năm Tr.đồng 18 19 21 24 26 30 33 3 Thu nhập bình quân xã viên/ năm Tr.đồng 14,0 15,5 17,2 19,1 21,2 24 30

2.4.4. Góp phần xây dựng nơng thơn mới.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, tính đến cuối năm 2013 tồn tỉnh Đồng Nai đã có 18 xã đạt từ 15-19 tiêu chí nơng thơn mới; 62 xã đạt 10-12 tiêu chí, 49 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và có 7 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đồng thời có 38 xã hồn thành quy hoạch xây dựng nơng thơn mới và có 46 xã hồn thành đề án xây dựng nông thôn mới. So với mức độ đạt các tiêu chí của các xã, phân theo tỉnh của khu vực phía Nam, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu về xây dựng nơng thơn mới.

Trong đó phát triển KTTT nói chung và phát triển KTTT trong nơng nghiệp nói riêng càng có ý nghĩa to lớn khi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hồn thành các tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới (tiêu chí số 13 về các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó đánh giá hiệu quả hoạt động của các THT và các HTX). KTTT là hình thức tổ chức kinh tế mang tính xã hội hóa cao hơn kinh tế cá thể hộ gia đình, là nhân tố quan trọng để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giáo dục ý thức tập thể và đoàn kết cộng đồng. Ngồi mục tiêu kinh tế, KTTT cịn thực hiện các mục tiêu xã hội quan trọng. HTX góp phần xây dựng tình đồn kết xóm làng, tinh thần tương thân tương ái, xây dựng cộng đồng xã hội tốt đẹp ở nơng thơn, góp phần xố đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hiện nay ở Đồng Nai, nhất là khu vực nông nghiệp và nơng thơn, phát triển KTTT trong đó HTXNN làm nòng cốt trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển gắn với tiến trình CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Ngồi ra cịn giúp được các hộ nghèo, góp phần giải quyết việc làm, góp phần ngăn chặn nạn sang bán đất, hạn chế được nơng dân bần cùng hóa, góp phần đẩy mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng cường đồn kết cộng đồng tình làng nghĩa xóm, xây dựng nơng thôn mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thời gian qua, Tỉnh đã quan tâm xây dựng, phát triển và nhân rộng các mơ hình liên kết giữa hộ nơng dân với các thành phần kinh tế ở nông thôn, các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, thương mại, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tiến tới sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, từng bước khai thác, huy động được các nguồn lực to lớn trong nhân dân và xã hội, góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở nơng thơn. Đặc biệt, xây dựng tiêu chí đánh giá THT, HTX có

hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển nơng nghiệp và nâng cao các tiêu chí phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nơng thơn mới trên địa bàn.

2.4.5. Những chính sách hỗ trợ của tỉnh Đồng Nai cho phát triển KTTTtrong nơng nghiệp. trong nơng nghiệp.

- Về hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã:

Thực hiện Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 07/6/2012 của UBND tỉnh, các HTX thành lập sau ngày 30/6/2012 (thời điểm Quyết định có hiệu lực), đã hướng dẫn thủ tục để nhận hỗ trợ kinh phí thành lập mới. Đến nay đã hỗ trợ cho 15 HTX với kinh phí hỗ trợ trên 390 triệu đồng và đang hướng dẫn hoàn chỉnh thủ tục cho 39 HTX.

- Về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:

Công tác đào tạo cán bộ luôn được tỉnh triển khai thực hiện tốt, ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cán bộ quản lý và kế toán cho HTX. Tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ KTTT, đã làm chuyển biến một bước chất lượng cán bộ quản lý HTX. Đây là một trong những tiền đề quan trọng tạo nên những chuyển biến cả về nhận thức cũng như chất lượng hoạt động của KTTT.

Đến nay đã tổ chức 202 lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý HTX, quỹ tín dụng nhân dân cho các đối tượng là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế tốn trưởng, Trưởng ban kiểm sốt các quỹ tín dụng nhân dân; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát của các HTX với trên 4.200 lượt học viên tham gia; lớp đào tạo nghề cho trên 6.500 người là thành viên và người lao động; lớp tập huấn về luật hợp tác xã cho cán bộ các phịng nơng nghiệp, kinh tế và một số tổ chức đoàn thể của các huyện; tổ chức nhiều buổi giảng bài, giới thiệu về HTX cho cán bộ xã, phường, thị trấn. Kết quả, đến nay có 38,8% cán bộ quản lý HTX đạt trình độ trung cấp và 22,2% cán bộ quản lý HTX đạt trình độ đại học trở lên. Sau khi đào tạo, tập huấn, cơ bản đã góp phần nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã; từ đó giúp các hợp tác xã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh và hoạt động hiệu quả hơn; việc theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ kế toán cũng ngày càng chặt chẽ hơn.

- Hỗ trợ về đất đai: Đến nay có 120 HTX, Liên hiệp HTX có văn phịng làm việc ổn định với diện tích 26.564 m2 (diện tích bình qn văn phịng HTX 221 m2),

chiếm 47% trên tổng số HTX, tăng 324% so với cuối năm 2001. Trong đó 13 HTXNN được cấp và cho thuê 7.300 m2 đất làm văn phòng và 27 HTXNN được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho mượn cơ sở làm trụ sở làm việc. Một số địa phương đã tích cực thực hiện công tác hỗ trợ đất xây dựng văn phịng cho HTX, điển hình như: huyện Xuân Lộc, Trảng Bom, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch,.... Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều HTX sau thời gian hoạt động hiệu quả đã tự mua đất để xây dựng văn phòng làm việc.

Riêng về đất sản xuất, đến nay tồn tỉnh đã có 63 HTX, Liên hiệp HTX được các địa phương cho mượn đất, thuê đất sản xuất với diện tích 574 ha, tăng 450% so với cuối năm 2001. Trong đó có 07 HTXNN được cho thuê 14,75 ha đất để tổ chức sản xuất kinh doanh, 05 HTXNN hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được các địa phương hỗ trợ bằng hình thức giao quản lý khai thác mặt hồ với diện tích 767,3 ha. Một số địa phương điển hình trong cơng tác giao đất sản xuất cho HTX như huyện Xuân Lộc, Tân Phú, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, qua thống kê, đến nay tồn tỉnh vẫn cịn nhiều HTX (tập trung ở các huyện: Trảng Bom, Thống Nhất, Long Thành, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hịa) có nhu cầu hỗ trợ về đất xây dựng văn phòng làm việc và đất sản xuất kinh doanh, nhưng chưa được hỗ trợ.

- Hỗ trợ về tài chính - tín dụng:

Tỉnh thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có HTX; thành lập quỹ trợ vốn phát triển cho HTX; triển khai thực hiện Quyết định số 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng.... Hệ thống Ngân hàng Đồng Nai đã tích cực triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước để bổ sung hoàn thiện hoạt động của Quỹ tín dụng như: triển khai Nghị định số 177/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật HTX; triển khai Nghị định số 202/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.

Trong giai đoạn 2002 – 2013, các tổ chức tín dụng và hệ thống ngân hàng thương mại đã cho các HTX vay vốn với tổng số tiền 261.310 triệu đồng để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng 580% so với cuối năm 2001. Trong đó:

* Quỹ trợ vốn phát triển hợp tác xã: Được thành lập năm 2008 với số vốn được UBND tỉnh giao là 30 tỷ đồng; đến 30/11/2013, tổng doanh số cho vay của Quỹ đạt

111.211 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân cho 172 lượt hợp tác xã vay 71,87 tỷ đồng và 2.450 lượt xã viên với tổng cho vay 39,341 tỷ đồng. Hoạt động của Quỹ trợ vốn hợp tác xã đã giúp các hợp tác xã nâng cao hiệu quả hoạt động và đến nay chưa xảy ra tình trạng nợ xấu.

* Hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn như ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, Quỹ hỗ trợ người dân của Trung ương Hội nông dân Việt Nam,... đã cho vay đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác và xã viên trên 135 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi (từ 8% đến 10%/năm); trong đó cơ cấu vốn vay chủ yếu tập trung

sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại:

Thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, các sở, ngành liên quan đã lập kế hoạch và hướng dẫn cho HTX tham gia hội chợ triển lãm trong nước từ Quỹ xúc tiến thương mại của tỉnh và Trung ương. Đồng thời tổ chức hỗ trợ các HTX kết nối các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn mở rộng liên kết, liên doanh với các HTX trong việc cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Kết quả, đã hỗ trợ cho 81 lượt HTX tham gia hội chợ triển lãm; qua đó, giúp các HTX quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến người tiêu dùng; trong đó tập trung ở các HTX hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nơng nghiệp. Đến nay có nhiều HTX mở rộng được thị trường cho các sản phẩm như: bưởi Tân Triều, chơm chơm, xồi.... Ngồi ra, một số HTX đã tổ chức liên doanh, liên kết, cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị như HTXDVNN Xuân Thanh, thị xã Long Khánh, HTX rau an toàn Trường An, huyện Xuân Lộc,... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều

HTX hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm nông nghiệp đang mong đợi các cấp, các ngành hộ trợ kết nối, giới thiệu để tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ cơng nghệ, khuyến nơng, khuyến ngư

: Trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn hỗ trợ cho

13

lượt HTX xây dựng Website, 35 lượt HTX xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, 08 HTX xây dựng tiêu chuẩn GAP, 03 HTX xây dựng kiểu dáng cơng nghiệp và 02 HTX sáng chế. Ngồi ra, đã chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, cây con, giống; hỗ trợ xây dựng đề án sản xuất thử sản phẩm mới (nấm mèo); đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã trang trại trên địa bàn tỉnh,....

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng thành viên và tham gia các chương trình kinh tế - xã hội:

Đây là chương trình quan trọng đặc biệt mà hàng năm tỉnh tập trung ngân sách đầu tư khá lớn và chuyển giao cho HTX quản lý, khai thác như: giao thông nông thôn, điện, nước, trường học, trạm y tế, chợ, nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, thủy lợi kênh mương nội đồng,... Kết quả, trong 10 năm qua tỉnh đã chuyển 25 chợ, 10 cơng trình nước sạch nơng thơn, 3 mặt nước hồ thủy lợi, 4 cơng trình dịch vụ vệ sinh mơi trường và 2 cơng trình cây xanh nội ơ cho HTX quản lý, khai thác và đầu tư. Sau khi nhận chuyển giao, các HTX đã tổ chức quản lý chặt chẽ hơn, do đó nâng cao hiệu quả khai thác các cơng trình đã nhận chuyển giao.

- Về thông tin:

Hàng năm Sở Công thương phối hợp với Liên minh HTX và các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn; qua đó thơng tin các nhu cầu của các doanh nghiệp để các HTX tìm hiểu xây dựng mối liên kết cung ứng sản phẩm. Ngoài ra, hàng tháng Liên minh HTX tỉnh xuất bản Thông tin doanh nghiệp, đặc san Thông tin doanh nghiệp hàng năm với các nội dung như: chính sách pháp luật, thị trường, khoa học công nghệ, các thông tin về thực hiện luật doanh nghiệp, những doanh nghiệp, doanh nhân điển hình, những thành tựu đạt được của khu vực kinh tế tập thể và dân doanh trong năm trên địa bàn tỉnh…. Qua đó, giúp đỡ các HTX và doanh

nghiệp ngồi quốc doanh có điều kiện để tìm hiểu, đặt quan hệ hợp tác kinh tế với nhau; giới thiệu những mơ hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các HTX và doanh nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn hợp tác xã:

Hướng dẫn, cung cấp dịch vụ liên quan đến tài chính, kế tốn như dịch vụ liên quan đến thuế và pháp luật, dịch vụ kế toán và kiểm toán; dịch vụ liên quan đến pháp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w