Về điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu nội dung

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai

2.1.2. Về điều kiện xã hội

- Dân số và dân cư:

Dân số của Đồng Nai tăng nhanh, lúc mới giải phóng (1975), tồn tỉnh có 1.223.683 người. Sau khi tách 3 huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến năm 1991, Đồng Nai có 1.697.217 người. Đến cuối năm 1993 là 1.822.913 người. Bình quân tăng mỗi năm là 3,7%, trong đó ở thành thị 488.540 người, nông thôn 1.334.733 người, mật độ dân cư đến năm 1993: 305 người/ km2. Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, dân số tồn tỉnh có 1.989.541 người, trong đó 993.039 nam và

996.502 nữ; Dân số thành thị là 612.000 người, nông thôn là 1.377.000 người; có 1.194.1người trong độ tuổi lao động. Đến năm 2005, dân số tồn tỉnh có 2.218.900 người. Trong đó dân số thành thị chiếm 38%. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, tỉnh có 2.483.211 người; Trong đó: Phân theo khu vực: Thành thị là: 825.335 người; Nông thôn là: 1.657.876 người. Phân theo giới tính: Nam: 1.232.182 người; Nữ: 1.251.029 người. So với cả nước, Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 5 về đông dân số (sau các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An); Đứng thứ hai so với miền Đơng Nam Bộ (sau Thành phố Hồ Chí Minh). Dân số tập trung nhiều nhất là ở TP. Biên Hòa.

Đồng Nai có hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống, đông nhất là người Kinh (chiếm trên 90%) còn lại là các dân tộc khác: Hoa, Nùng, Mạ, Châu Ro, X.tiêng, K.ho, Mường, Tày…mỗi dân tộc có tín ngưỡng riêng, khiến nơi đây có rất nhiều tơn giáo. Ở Đồng Nai có cả 6 tơn giáo lớn: Phật giáo, công giáo, tin lành, hồi giáo, cao đài, hịa hảo. Trong đó, Thiên chúa giáo và Phật giáo là hai tơn giáo chính, chiếm gần 60% dân số.

- Lao động:

Hiện Đồng Nai có hơn 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó có hàng triệu người có trình độ văn hóa trung học và hàng chục ngàn người có trình độ trung

học chun nghiệp, cao đẳng, đại học và trên Đại học. Đây là nguồn lực rất quan trọng cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Theo số liệu thống kê của tỉnh, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng lực lượng lao động là 3%/năm và tăng trưởng lao động đang làm việc là 3,4%/năm; bình quân giai đoạn 2006 - 2010, các chỉ số này tương ứng là 3,9%/năm và 4,3%/năm. Lao động cơng nghiệp, dịch vụ có chiều hướng tăng lên, chiếm 69,8% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Chất lượng lao động cũng được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 18% năm 2000 lên 40% năm 2010, cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước (khoảng 23%). Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm, giải quyết việc làm cho khoảng

65.000 – 70.000 lao động.

- Giáo dục đào tạo, y tế:

Về Giáo dục đào tạo: đến năm 1998, tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm 2002, có 100% xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học; 124/163 xã, phường phổ cập THCS. Mỗi năm tỉnh có 20.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học. Hệ thống đào tạo cũng có bước phát triển. Đến nay trên địa bàn tỉnh có: 5 trường Đại học; 3 trường cao đẳng; 8 trường trung học chuyên nghiệp; 529 trường phổ thông các cấp, 395 trường mẫu giáo và 93 đơn vị dạy nghề.

Về Y tế: Hệ thống y tế ở Đồng Nai có bước phát triển. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 10 bệnh viện; 13 phòng khám của các huyện, 11 trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã; 171 trạm y tế phường, xã với tổng số 3.430 giường bệnh, 860 bác sỹ. Bình qn có 1 bác sĩ/2.540 dân, đạt 39% chuẩn quốc tế.

- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân:

Số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm mạnh; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Phân hóa giàu nghèo ở Đồng Nai chưa thực sự gay gắt. Tuy nhiên đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, cịn nhiều khó khăn. Chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nơng thơn cịn khá lớn.

- Bộ máy Nhà nước:

Đồng Nai có bộ máy chính quyền năng động, nhưng việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan hành chính Nhà nước chưa chủ động, chưa đồng bộ. Cơng tác cải cách thủ tục hành chính có nơi làm chưa tốt, nhiều thủ tục chậm được cải tiến. Trình độ của đội ngũ cán

bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế so với yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

- Điều kiện xã hội khác:

Đồng Nai có nhiều làng nghề truyền thống (như: nghề làm đá; nghề gốm; nghề chế biến lương thực, thực phẩm; nghề thủ công và bn bán…) và có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (hiện có trên 20 di tích lịch sử - văn hóa được cơng nhận cấp quốc gia) có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w