7. Kết cấu nội dung
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai
2.1.3. Về điều kiện kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ở mức rất cao (trong giai đoạn 2001 – 2005, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 12,8%; giai đoạn 2005 – 2010 tăng 13,2%/năm; giai đoạn 2011 – 2013 tăng bình quân 11,9%/năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2005, tỷ trọng GDP trong các ngành: Công nghiệp và xây dựng là 57%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 15%; Dịch vụ là 28%. Đến năm 2010, tỷ trọng trong các ngành: Công nghiệp và xây dựng là 57,2%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 8,7%; Dịch vụ là 34,1%. Đến cuối năm 2013, tỷ trọng GDP ngành Công nghiệp và xây dựng chiếm 56,9%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 6,3%; Dịch vụ là 36,8%. Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng có những chuyển biến tích cực khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp trong nước nhìn chung cịn thấp. Bên cạnh đó, đại bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế:
Kết cấu hạ tầng kinh tế khá phát triển. Hệ thống giao thông phát triển đa dạng, bao gồm cả đường bộ, đường thủy, đường sắt và hàng không. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh vẫn thiếu đồng bộ, năng lực chưa thật cao. Đặc biệt, hệ thống kết cấu hạ tầng ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cịn rất hạn chế.
Tóm lại, tất cả các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nói trên tạo thành tiềm năng to lớn để Đồng Nai khai thác, huy động vào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn tỉnh.