7. Kết cấu nội dung
2.3. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa
tỉnh Đồng Nai.
2.3.1. Giai đoạn từ 2002 – 2005.
Sau khi Luật Hợp tác xã (năm 1996) được Quốc hội thơng qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã ban hành Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 24/5/1996 về phát triển KTHT trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU về phát triển KTHT, HTX trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển HTX và thực hiện Luật HTX, ngày 18/3/2002 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể nhằm thống nhất nhận thức về các quan điểm, giải pháp phát triển KTTT. Đảng ta xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nịng cốt”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Theo hướng đó, cần củng cố những THT và HTX hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế HTX với hiều hình thức, quy mơ, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực địa bàn có điều kiện.
Ngày 16/5/2002, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (khóa VII) đã thơng qua Chương trình hành động số 24/CTr–TU thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trên cơ sở đó, ngày 11/01/2003 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 48/2003/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Luật HTX đã được sửa đổi và được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 nhằm tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX phát triển. Những cơ chế chính sách trên ra đời là động lực to lớn thúc đẩy KTTT nói chung và KTTT trong nơng nghiệp nói riêng ở Đồng Nai có bước phát triển mới và đạt được kết quả khả quan hơn.
Nhìn chung, giai đoạn trước năm 2002, số lượng các đơn vị KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng khơng nhiều, hầu hết các HTX có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, lạc hậu, chắp vá, phần lớn đội ngũ cán bộ HTX chưa được đào tạo; nhiều HTX vẫn còn lúng túng trong tổ chức quản lý và trong xác định nội dung hoạt động.
Số lượng HTX hoạt động hiệu quả rất ít (vị thế của HTX thấp, lợi ích kinh tế, xã hội mà HTX đem lại cho xã viên cịn ít); HTX chưa tạo được sự hấp dẫn, chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia của người dân; chiếm tỷ trọng trong GDP của tỉnh rất thấp. Từ năm 2002 và những năm tiếp sau đó, với sự ra đời của Nghị quyết số 13- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Chương trình hành động số 24/Ctr–TU của Tỉnh ủy Đồng Nai thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng …, các chủ trương, chính sách và hỗ trợ phát triển HTX rõ ràng hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn. Nhờ đó khu vực KTTT ở Đồng Nai có những chuyển biến rõ nét hơn: số lượng THT, HTX gia tăng; chất lượng được cải thiện. Năm 2002, tồn tỉnh có 1.920 THT và 36 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; với tổng vốn điều lệ là 7,19 tỷ đồng và 708 xã viên. Vốn điều lệ bình quân/HTX là 200 triệu đồng. Đến năm 2005, tồn tỉnh có 2.385 THT và 50 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; với tổng vốn điều lệ là 15,6 tỷ đồng và 810 xã viên. Vốn điều lệ bình quân/HTX là 310 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2002 – 2005, các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương nhìn chung đã đóng góp một phần vào q trình thành lập và hoạt động của các HTX, nhất là các ban, ngành cấp huyện. Kinh nghiệm cho thấy, chính quyền nhân dân cấp huyện nào quan tâm, hỗ trợ HTXNN bằng các chính sách cụ thể đã được Đảng và Nhà nước ban hành về đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học cơng nghệ... thì các HTXNN của địa phương đó làm ăn có hiệu quả như: HTX chăn ni Xn Phú, HTX dịch vụ nông nghiệp Phước Khánh v.v....
Tuy nhiên trong giai đoạn này, khu vực KTTT trong nông nghiệp chủ yếu tăng lên về số lượng mà ít chuyển biến về chất lượng hoạt động. Vì vậy, đây vẫn là khu vực kinh tế nhỏ bé về quy mô vốn, lao động, giá trị sản xuất; phát triển chậm và không ổn định so với các khu vực kinh tế khác. Những mơ hình THT, HTX làm ăn ổn định, có hiệu quả vẫn chưa được xác định. Nhiều HTX còn lúng túng trong phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh, chậm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật ni, phát triển ngành nghề... cũng như mở ra các dịch vụ đầu ra như: đại lý thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của HTX và sự liên doanh, liên kết giữa hộ xã viên và HTX với các doanh nghiệp
Nhà nước để hình thành mạng lưới vệ tinh, đại lý. Vì vậy chưa phát huy đầy đủ các điều kiện về đất đai, lao động và cơ sở vật chất hiện có.
Bảng 2.2 Kết quả phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp từ năm 2002 – 2005. Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng số lượng HTXNN HTX 36 41 48 50 2 Tổng số thành viên Người 708 724 830 810
3 Tổng số lao động t/xuyên Người 505 610 780 804
4 Doanh thu bình quân 1 HTX Tr.đồng 175 288 296 384
5 Lợi nhuận bình quân 1 HTX Tr.đồng 39 50 65 85
6 Tỷ lệ tổng giá trị dịch vụ HTX cung cấp cho xã viên
% 4,0 4,5 6,0 8,0
7 Thu nhập bình quân của xã viên HTX
Tr.đồng 8,3 9,2 10,2 11,4
8 Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX
Tr.đồng 11 12 13 15
9 Tỷ lệ cán bộ QL HTX đã qua đào tạo đạt trình độ trung cấp
% 7,0 9,0 9,0 12,0 10 Tỷ lệ CB QL HTX đã qua đào tạo đạt trình độ ĐH trở lên % 4,0 4,5 5,2 7,0 11 Tổng số lượng THT THT 1.920 2.041 2.217 2.385 12 Tổng số thành viên Người 23.152 24.054 25.022 26.301 13 Lợi nhuận bình quân của
T/viên THT
Tr.đồng 4,3 4,9 5,7 6,2
14 Thu nhập bình quân của T/viên THT
Tr.đồng 15 15,5 16,4 17
15 Tỷ trọng trong GDP % 0,15 0,19 0,23 0,25
Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN còn thấp, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu là qua tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày. Số cán bộ quản lý HTXNN có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm khoảng 12%; trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 7%. Số cán bộ đã qua tập huấn, đào tạo bồi dưỡng chỉ chiếm 50%. Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất hàng năm, trung và dài hạn, lập phương án sản xuất kinh doanh còn yếu. Vì vậy rất khó khăn trong nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, nâng cao trình độ quản lý điều hành của tổ chức kinh tế trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, phục vụ cho hoạt động của đa số các HTXNN cịn thiếu, vẫn cịn nhiều HTCNN chưa có trụ sở làm việc; các phương tiện phục vụ cho công tác quản lý hầu như chưa có… Vì vậy, hiệu quả và lợi ích kinh tế - xã hội đem lại cho xã viên chưa nhiều, do đó chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa HTX với xã viên.
2.3.2. Giai đoạn từ 2006 – 2013.
Đảng và Nhà nước đã ban hành thêm nhiều văn bản chính sách nhằm tăng cường chỉ đạo và thúc đẩy phát triển KTTT ở nước ta, trong đó đáng chú ý nhất là việc ban hành Luật HTX năm 2012. Trên cơ sở đó, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã cụ thể hóa thành các chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển KTTT trên địa bàn, nên giai đoạn 2006 – 2013, sự phát triển KTTT trong nông nghiệp ở Đồng Nai có bước phát triển mới và cao hơn. Kết quả cho thấy:
- Về số lượng, cơ cấu, quy mô và chất lượng hoạt động:
+ Từ năm 2006 – 2009, khu vực KTTT trong nông nghiệp ở Đồng Nai tiếp tục tăng lên đáng kể về số lượng. Đến cuối năm 2009, tồn tỉnh có 70 HTXNN (so với năm 2005 tăng hơn 20 hợp tác xã, tương đương 40%) và 606 THT (so với năm 2005 giảm hơn 1.700 THT, do nhu cầu phát triển thành HTX).
+ Từ năm 2009 – 2013, tiếp tục tăng lên về quy mô, số lượng các HTX. Đến cuối năm 2013, tồn tỉnh có 84 HTX, liên hiệp HTXNN (tăng 48 HTX so với năm 2002). Trong đó có 53 HTX thuộc loại hình dịch vụ nơng nghiệp, 10 HTX ni trồng thủy sản, 12 HTX trồng rau sạch và cây ăn trái, 07 HTX hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và 02 HTX sinh vật cảnh. Tổng số vốn điều lệ đăng ký trên 344 tỷ đồng với 1.940 thành viên, bình
quân 23 người/HTX và 1.472 lao động thường xun, bình qn 17 người/HTX. Ngồi ra cịn có 726 THT với 19.381 thành viên.
Bên cạnh việc phát triển, thành lập mới, đa số các HTX cũng đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh; các HTX đã từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém, dần dần hoạt động ổn định và hiệu quả như: HTX Nuôi trồng thủy hải sản Xuân Tâm, HTX Chăn nuôi Xuân Phú v.v.... Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên như dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, thu mua nơng sản, mua bán cây con giống, thức ăn gia súc, gia cầm; quản lý cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nước sạch nơng thơn; trồng rừng… góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của xã viên và lao động nông thôn.
Một số HTX đã ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong thời kỳ hội nhập và được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan đã chủ động đăng ký xây dựng thương hiệu hàng hóa và các tiêu chuẩn sản phẩm như: HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại và du lịch Suối Lớn, HTX Bưởi Tân Triều được cấp chứng nhận VIETGAP và GLOBALGAP; HTX Rau an tồn Trường An, hợp tác xã Dịch vụ nơng nghiệp Xuân Thanh – Long Khánh và HTX Rau an toàn Trảng Dài sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP. Tuy nhiên, các HTX chưa chú trọng công tác vận động các hộ sản xuất tham gia xã viên HTX nên diện tích rất thấp; do đó sản phẩm theo tiêu chuẩn đăng ký còn thấp về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; việc trích lập các quỹ của HTX theo luật HTX 2003 và mới đây là luật HTX 2012 khơng được các HTX tn thủ, vì vậy, khi tái chứng nhận các tiêu chuẩn HTX khơng có kinh phí để thực hiện mà hồn tồn trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Có HTX lợi dụng sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng tiêu chuẩn GAP để trục lợi cho một bộ phận cán bộ quản lý HTX, gian lận thương mại trong kinh doanh như HTX Rau sạch Trảng Dài đã bị xử lý và dần khắc phục.
- Về mức độ thu hút thành viên tham gia: Trên thực tế, sự phát triển của khu vực KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cịn nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về vốn, kỹ thuật, trình độ cán bộ… nên vẫn cịn khơng ít HTX hoạt động chưa hiệu quả do
vốn góp thấp, trình độ Ban quản trị HTX cịn hạn chế, thụ động trong công tác định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, có tư tưởng trơng chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Có thể nói, cho đến hiện nay khu vực KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có nhiều mơ hình điển hình tiên tiến; tính đồn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các HTX và giữa các HTX nơng nghiệp chưa cao; chưa tích cực hỗ trợ và giải quyết tốt những khó khăn trong hoạt động cho xã viên; ngồi ra, có một số HTX dù đã được củng cố nhiều lần nhưng hoạt động vẫn khơng hiệu quả, do đó, mức độ thu hút các thành viên tham gia kinh tế tập thể chưa cao.
Hiện tại, cịn nhiều hộ nơng dân chưa có nhu cầu và động lực tham gia hợp tác, cộng với tâm lý sợ mất tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tâm lý mặc cảm, định kiến và hồi nghi đối với mơ hình HTXNN kiểu cũ, trong khi nguyên tắc tham gia HTX là tự nguyện, dân chủ, hộ nông dân chưa thấy rõ lợi ích kinh tế nên chưa có động lực vào HTXNN.
Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học - công nghệ, các HTX đã tạo thêm nhiều việc làm mới, mở nhiều lớp tập huấn để nâng cao trình độ chun mơn cho bà con nông dân, xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở nông thôn như điện, đường, trường, trạm, thực hiện các chương trình xố đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển các dịch vụ sinh hoạt cộng đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Về bộ máy quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN: Sự chỉ đạo phát triển HTXNN của các ban ngành, Liên minh HTX tỉnh và chính quyền cơ sở còn nhiều mặt hạn chế cả về tuyên truyền giáo dục, tổ chức, cơ chế chính sách, điều hành cụ thể. Chính quyền cơ sở ở nhiều nơi vẫn duy trì HTXNN một cách hình thức với nhiều lý do khác nhau và do đó tạo nên sự trì trệ đối với việc phát triển HTXNN.
Chủ nhiệm HTX, ban quản trị chưa được tuyển chọn, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện quản lý kinh doanh nông nghiệp trong kinh tế thị trường. Dẫn đến tình trạng HTXNN hoạt động kinh doanh cịn nhiều hạn chế, chưa thích ứng với sản xuất hàng hóa và chưa nêu gương về mơ hình tổ chức sản xuất thành công và hiệu quả, đại bộ phận HTXNN vẫn hoạt động theo nếp cũ, chưa quan tâm nhiều đến mục tiêu hiệu quả kinh tế, mà nặng về mặt chính trị - xã hội.
Bảng 2.3. Kết quả phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp từ năm 2006 – 2013. Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng số lượng HTXNN HTX 64 66 71 70 72 72 80 84 2 Tổng số thành viên Người 890 1.354 1.350 1.407 1.413 1.525 1.750 1.940 3 Tổng số lao động t/xuyên Người 950 1.110 1.258 1.320 1.546 1.345 1.650 1.472 4 Doanh thu bình quân 1
HTX
Tr.đồng 538 754 1.055 1.477 2.068 2.895 2.930 3.000
5 Lợi nhuận bình quân 1 HTX Tr.đồng 97 136 190 266 372 421 450 470 6 Tỷ lệ tổng giá trị dịch vụ HTX cung cấp cho xã viên % 12,0 13,0 15,0 16,0 18,0 18,0 22,0 26,0
7 Thu nhập bình quân của xã viên HTX
Tr.đồng 12,6 14,0 15,5 17,2 19,1 21,2 24 30
8 Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX
Tr.đồng 16 18 19 21 24 26 30 33
9 Tỷ lệ cán bộ QL HTX đã qua đào tạo đạt trình độ trung cấp
% 15,0 18,0 25,0 27,0 32,0 37,0 38,0 38,8
10 Tỷ lệ CB QL HTX đã qua đào tạo đạt trình độ ĐH trở lên